Các đại biểu tham dự Hội thảo VNICT 2024 chụp ảnh lưu niệm
Hội thảo do Viện Công nghệ thông tin - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Trường Đại học Nha Trang đồng tổ chức, có sự tham gia phối hợp của Câu lạc bộ các Khoa - Trường - Viện Công nghệ thông tin - Truyền thông Việt Nam (FISU). Hội thảo năm nay diễn ra trong 02 ngày 11-12/10/2024 với chủ đề chính là “Khoa học dữ liệu và ứng dụng”. Từ lần tổ chức đầu tiên (năm 1997 tại Đại Lải, Vĩnh Phúc) đến nay, VNICT trở thành diễn đàn thường niên để những người làm công tác nghiên cứu, triển khai, giảng dạy và quản lý trong lĩnh vực và truyền thông trao đổi học thuật, chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng và tìm kiếm sự hợp tác.
Chia sẻ trong bài phát biểu khai mạc, PGS.TS. Nguyễn Trường Thắng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, Hội thảo VNICT năm nay đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị và báo chí chuyên ngành, trong đó có - Ban Cơ yếu Chính phủ, Tạp chí Thông tin và Truyền thông - Bộ Thông tin và Truyền thông, tham gia vào công tác kêu gọi bài viết cũng như lựa chọn các bài báo có chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ, bảo mật và an toàn thông tin để đăng tải trên các ấn phẩm chuyên ngành, đây là những đóng góp hết sức thiết thực hỗ trợ Hội thảo, góp phần vào sự phát triển trong công cuộc chuyển đổi số của đất nước.
PGS.TS. Nguyễn Trường Thắng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo
Phát biểu chào mừng, đồng chí PGS.TS. Phạm Quốc Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang đã bày tỏ niềm vinh dự khi là đơn vị được lựa chọn để tổ chức Hội thảo VNICT 2024, phía nhà trường đặc biệt hoan nghênh sự tham gia của các nhà khoa học trẻ, nghiên cứu sinh. Đây là cơ hội để các bạn trình bày kết quả nghiên cứu của mình, đồng thời nhận được sự hỗ trợ, phản hồi và chia sẻ từ các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Đồng chí PGS.TS. Phạm Quốc Hùng cũng mong muốn sẽ có nhiều hội thảo tương tự như thế này được tổ chức tại Trường Đại học Nha Trang, để nhà trường có thêm cơ hội học tập, giao lưu và hợp tác với các nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam.
Tại buổi lễ khai mạc Hội thảo, đại diện phía đơn vị tổ chức, PGS.TS. Phạm Quốc Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang đã trao cờ đăng quang tổ chức Hội thảo VNICT tiếp theo (lần thứ 28) cho PGS.TS. Nguyễn Hữu Quang, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp.
PGS.TS. Phạm Quốc Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang (bên phải) trao cờ đăng quang tổ chức Hội thảo VNICT tiếp theo cho PGS.TS. Nguyễn Hữu Quang, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp
Mở đầu Phiên toàn thể của Hội thảo, các đại biểu và khách mời tham dự đã được nghe 03 báo cáo mời bao gồm: Báo cáo mời 1: “Giới thiệu và hướng dẫn tham gia Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030” của TS. Nghiêm Quốc Đạt, Vụ Công nghệ cao, Bộ Khoa học và công nghệ; Báo cáo mời 2: “Mạng Nơron tạo sinh đối kháng (GAN) và ứng dụng trong an toàn thông tin” được trình bày bởi PGS.TS. Bùi Thu Lâm, Tổng Thư ký FISU; Báo cáo mời 3: “Foundations of Data Governance with Amazon DataZone” được trình bày bởi nhà nghiên cứu An Tran, Kiến trúc sư giải pháp doanh nghiệp tại Amazon Web Services Việt Nam.
Bên cạnh đó, báo cáo tại các Tiểu ban của Hội thảo cũng thể hiện mọi hoạt động của cộng đồng công nghệ thông tin trong các hướng nghiên cứu cơ bản, triển khai ứng dụng, đào tạo và quản lý và được phân bổ theo các chủ đề chính bao gồm: Khai phá dữ liệu và học máy, Cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin; Nhận dạng, đa phương tiện và mô phỏng; Công nghệ mạng, điều khiển, tự động hóa; Công nghệ phần mềm và xử lý ngôn ngữ tự nhiên; An toàn thông tin.
Đặc biệt trong đó, Tiểu ban An toàn thông tin năm nay được các chuyên gia của Ban Cơ yếu Chính phủ là TS. Nguyễn Như Tuấn, Tổng Biên tập Tạp chí An toàn thông tin; PGS, TS. Bùi Thu Lâm, Học viện Kỹ thuật mật mã, Tổng Thư ký FISU và TS. Phạm Duy Trung, Học viện Kỹ thuật mật mã đồng điều hành đã thu hút 21 báo cáo với nhiều nghiên cứu mới, có tính ứng dụng cao trong lĩnh vực bảo mật và an toàn thông tin.
TS. Nguyễn Như Tuấn, Tổng Biên tập Tạp chí An toàn thông tin điều hành các phiên báo cáo tại Tiểu ban An toàn thông tin
Tạp chí An toàn thông tin là đơn vị phối hợp và truyền thông cho Hội thảo trong nhiều năm liên tiếp, đã thực hiện kêu gọi bài viết cũng như tích cực truyền thông cho Hội thảo đến nhiều độc giả trên cả nước. Cùng với Ban tổ chức, Tạp chí đã lựa chọn những bài có chất lượng cao để đăng trên ấn phẩm Khoa học và Công nghệ trong lĩnh vực An toàn thông tin của Tạp chí.
Hoàng Hằng
16:00 | 23/09/2024
16:00 | 14/10/2024
10:00 | 18/09/2024
09:00 | 09/08/2024
10:00 | 18/10/2024
Trung Quốc đang chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh với hơn 600 triệu người dùng đăng ký dịch vụ. Kỹ sư trưởng tại Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin (MIIT) nhấn mạnh sự phát triển mạnh mẽ này với hơn 4.500 công ty đang hoạt động trong lĩnh vực AI cốt lõi.
15:00 | 30/09/2024
Bản tin podcast ngày hôm nay, mời quý vị và các bạn ngược dòng lịch sử trở về sau 2 năm kể từ ngày Hiệp định Giơnevơ được ký kết, cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam đòi thi hành Hiệp định, tổng tuyển cử thống nhất Tổ quốc ngày càng phát triển. Trong bối cảnh đó, các tổ chức Cơ yếu miền Nam khôi phục, phát triển phục vụ bảo mật thông tin trong phong trào Đồng khởi 1960.
08:00 | 14/09/2024
Sau đây là một số dấu mốc quan trọng tiêu biểu của ngành Cơ yếu Việt Nam liên quan đến ngày 14 tháng 9 mà Tạp chí An toàn thông tin điện tử tổng hợp. Xin kính mời quý vị và các bạn lắng nghe.
10:00 | 10/09/2024
Chương trình nghệ thuật “Vinh quang thầm lặng 2024” đã kết thúc, nhưng những xúc cảm vẫn còn lắng đọng trong tâm hồn khán giả.
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo buổi Lễ.
17:00 | 23/10/2024
Microsoft cho biết trong báo cáo thường niên ngày 15/10/2024 rằng Israel đã trở thành mục tiêu hàng đầu của các cuộc tấn công mạng của Iran kể từ khi cuộc chiến tranh ở Gaza bắt đầu vào năm ngoái.
10:00 | 25/10/2024
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành hiện thực, một phần không nhỏ nhờ công nghệ Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) và các mạng 5G dùng riêng. Đến năm 2029, thị trường cách mạng công nghiệp 4.0 dự kiến sẽ đạt giá trị 377,30 tỷ USD. Bà Marie Hattar, Phó Chủ tịch cấp cao Keysight Technologies (Hoa Kỳ), đã chia sẻ tầm quan trọng của 5G trong hành trình cách mạng công nghiệp 4.0.
13:00 | 22/10/2024