Theo dữ liệu được công bố trên Dark Web trong 18 tháng qua do công ty nghiên cứu mối đe dọa Positive Technologies (Nga) thực hiện, nửa đầu năm 2024 ghi nhận số lượng các cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS) trong khu vực tăng 70% so với cùng kỳ năm trước.
Bà Anastasiya Chursina, nhà phân tích mối đe dọa tại Positive Technologies cho biết, những người theo chủ nghĩa hacktivist sử dụng Dark Web như một cách để kêu gọi những tin tặc có cùng mục tiêu hành động, công bố những bằng chứng về việc thực hiện các cuộc tấn công mạng của chúng về các mục tiêu cụ thể. Bà Chursina tin rằng xu hướng này có thể tiếp tục và số lượng các cuộc tấn công mạng dự kiến ngày càng tăng cao. Đồng thời, mức độ nghiêm trọng của các cuộc tấn công khác cũng sẽ tăng, kéo theo sự gia tăng về số lượng rủi ro và hậu quả tiêu cực đối với các công ty trong khu vực Trung Đông.
Ả Rập Xê Út và UAE đều đứng đầu bảng xếp hạng các quốc gia Trung Đông bị nhắm mục tiêu tấn công mạng trong 2 năm gần đây thông qua một phân tích vào tháng 3/2024 của chuyên gia bảo mật Robert Lemos trên DarkReading. Với UAE, quốc gia này phải đối mặt với trung bình 50.000 cuộc tấn công mạng mỗi ngày.
Nhiều cuộc tấn công khác cũng đang được công khai, điển hình vào tháng 7/2024 vừa qua, nhóm tin tặc ủng hộ Palestine là BlackMeta đã nhắm mục tiêu vào một ngân hàng ở UAE bằng một chiến dịch tấn công từ chối dịch vụ (DoS) kéo dài hơn 100 giờ trong 6 ngày. Trước đó vào tháng 4/2024, Ả Rập Xê Út đã được thêm vào danh sách các tổ chức bị nhóm tin tặc Solar Spider nhắm mục tiêu.
Theo bà Chursina, mục tiêu chính của những người hoạt động hacktivist là thu hút sự chú ý của công chúng vào một số vấn đề chính trị, xã hội và tôn giáo, các cuộc tấn công DDoS là phổ biến nhất vì chúng không đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao cũng như nguồn lực tài chính và có thể được thực hiện bởi bất kỳ tin tặc mới vào nghề nào.
Theo nghiên cứu của Positive Technologies, tổng số bài đăng trên các diễn đàn và tin nhắn văn bản liên quan đến các hoạt động hacktivist lên tới 277 triệu mục, đến từ 380 kênh Telegram và Dark Web, tập trung chủ yếu vào sáu quốc gia lớn trong khu vực Trung Đông là UAE, Ả Rập Xê Út, Bahrain, Oman, Qatar và Kuwait.
Biểu đồ phần trăm số lượng bài đăng liên quan đến hoạt động hacktivist trên các diễn đàn của các nước trong khu vực Trung Đông (Nguồn: Positive Technologies)
Theo biểu đồ trên có thể thấy được gần 2/3 bài đăng liên quan đến hoạt động hacktivist tập trung vào UAE và Ả Rập Xê Út. Dữ liệu bị đánh cắp và truy cập trái phép chiếm chủ đề hơn một nửa (54%) bài đăng, với phần lớn là những người dùng bán hoặc mua quyền truy cập trái phép. Các bài đăng này tập trung vào năm lĩnh vực: thương mại, dịch vụ, sản xuất, công nghệ thông tin và các cơ quan chính phủ.
Theo báo cáo của Positive Technologies thì có khoảng 12% bài đăng có lời kêu gọi hành động vì hacktivism hoặc bằng chứng về một cuộc tấn công hacktivist thành công. Khoảng 9% bài đăng hacktivist cũng quảng cáo về cách thức tấn công miễn phí để sử dụng trong các cuộc tấn công mạng.
Các cuộc tấn công mạng đã trở thành hoạt động ưa thích của nhiều nhóm tội phạm mạng ngay cả với các tổ chức nhà nước đang bất đồng chính kiến trong khu vực. Các rủi ro cũng đang leo thang nhanh chóng, từ tốc độ gián điệp mạng ngày càng tăng của Iran đến các cuộc tấn công mạng của sử dụng chuỗi cung ứng bị xâm phạm đến việc xâm phạm các hệ thống thông tin hải quân trong khu vực. Positive Technologies cho biết, khi UAE và Ả Rập Xê Út ngày càng đầu tư nhiều hơn vào số hóa, phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) và chuyển sang nền kinh tế tri thức thì các tổ chức ở 2 quốc gia này nói riêng và Trung Đông nói chung cần tập trung vào việc tăng cường năng lực an ninh mạng của mình.
Dương Trường
(Theo DarkReading)
12:00 | 03/10/2024
16:00 | 19/09/2024
07:00 | 23/09/2024
16:00 | 23/10/2024
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) và Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phối hợp cùng World Vision Việt Nam tổ chức Hội thảo chuyên đề “Bảo đảm an toàn thông tin cho công tác báo chí, truyền thông”.
08:00 | 11/10/2024
Trong 02 ngày 09 và 10/10, tại Hà Nội, Cục Cơ yếu Bộ Tổng Tham mưu tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác quản lý xây dựng lực lượng Cơ yếu Quân đội năm 2024. Thiếu tướng Hoàng Văn Quân, Cục trưởng Cục Cơ yếu Bộ Tổng tham mưu dự và chỉ đạo Hội nghị.
13:00 | 09/10/2024
Một vụ lừa đảo gây chấn động thị trường âm nhạc Mỹ và thế giới vừa bị phá vỡ. Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) thông báo đã bắt giữ Michael Smith, 52 tuổi, một nhà sản xuất âm nhạc có tiếng tăm trên các nền tảng như Spotify, Amazon và Apple Music, với cáo buộc lừa dối và thu lợi bất chính hàng triệu USD tiền bản quyền bằng các bài hát do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra.
10:00 | 08/10/2024
Công ty cung cấp giải pháp an ninh mạng OPSWAT (Mỹ) mới đây đã công bố Báo cáo về các mối đe dọa bảo mật email đối với các tổ chức cơ sở hạ tầng quan trọng.
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo buổi Lễ.
17:00 | 23/10/2024
Ngày 22/10, Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai chính thức bắt đầu với lễ đón đoàn đại biểu Lào tại cửa khẩu Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
16:00 | 23/10/2024
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành hiện thực, một phần không nhỏ nhờ công nghệ Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) và các mạng 5G dùng riêng. Đến năm 2029, thị trường cách mạng công nghiệp 4.0 dự kiến sẽ đạt giá trị 377,30 tỷ USD. Bà Marie Hattar, Phó Chủ tịch cấp cao Keysight Technologies (Hoa Kỳ), đã chia sẻ tầm quan trọng của 5G trong hành trình cách mạng công nghiệp 4.0.
13:00 | 22/10/2024