Trong thời gian gần đây, VNCERT đã ghi nhận các hình thức tấn công có chủ đích nhắm vào hệ thống thông tin của một số ngân hàng và hạ tầng quan trọng quốc gia tại Việt Nam. Với hình thức tấn công có chủ đích này, tin tặc đã tìm hiểu kỹ về đối tượng tấn công và thực hiện các thủ thuật lừa đảo, kết hợp với các biện pháp kỹ thuật cao để qua mặt hệ thống bảo mật của các ngân hàng và tổ chức hạ tầng quan trọng nhằm chiếm quyền điều khiển máy tính của người dùng, thông qua đó tấn công các hệ thống máy tính nội bộ chứa các thông tin quan trọng khác. Mục đích chính của tin tặc là đánh cắp các thông tin quan trọng của ngân hàng và các tổ chức hạ tầng quan trọng quốc gia. Với việc sử dụng các kỹ thuật cao để tấn công, các hệ thống bảo mật của ngân hàng và tổ chức hạ tầng quan trọng sẽ khó phát hiện kịp thời, đồng thời cũng giúp tin tặc duy trì quyền kiểm soát hệ thống thông tin.
Phó giám đốc VNCERT Ông Nguyễn Khắc Lịch cho biết, đây là những mã độc rất nguy hiểm, có thể đánh cắp thông tin và phá huỷ hệ thống thông tin. Vì vậy, VNCERT đề nghị các ngân hàng và các tổ chức hạ tầng quan trọng quốc gia khẩn trương thực hiện các biện pháp sau để kịp thời phát hiện và ngăn chặn cuộc tấn công có chủ đích.
1. Theo dõi và ngăn chặn kết nối đến các máy chủ C&C có địa chỉ IP 38.132.124.250 và 89.249.65.220
2. Rà quét hệ thống và xoá các thư mục và tập tin mã độc có kích thước tương ứng:
- Tập tin syschk.ps1 (318 KB (326,224 bytes)) có mã MD5: 26466867557F84DD4784845280DA1F27 và SHA-1: ED7FCB9023D63CD9367A3A455EC94337BB48628A.
- Tập tin hs.exe (259 KB (265,216 bytes)) có mã MD5: BDA82F0D9E2CB7996D2EEFDD1E5B41C4 và SHA-1: 9FF715209D99D2E74E64F9DB894C114A8D13229A.
3. Sau khi thực hiện, yêu cầu các đơn vị báo cáo tình hình về VNCERT theo địa chỉ email: [email protected], ĐT: 0869100319 trước 12h ngày 26/7/2018.
Cách kiểm tra mã MD5, SHA-1 của tập tin và cách thức xoá tập tin chứa mã độc 1. Kiểm tra mã hash MD5, SHA-1: a) Download phần mềm tại: b) Kiểm tra: giải nén tập tin hashmyfiles.zip trên, tiến hành mở tập tin “HashMyFiles.exe”; nhấp vào File/Add Files; trỏ đến tập tin cần kiểm tra mã Hash. Mã MD5 và SHA-1 sẽ hiển thị bên khung chương trình. Sau đó, thực hiện đối chiếu mã MD5 và SHA-1 tương ứng. 2. Hướng dẫn gỡ bỏ tập tin chứa mã độc: a) Xác định mã độc: Nếu mã MD5 và SHA-1 trùng nhau, thì tập tin trên máy tính là phần mềm có chứa mã độc. Nếu không trùng thì chưa khẳng định 100% không phải là mã độc. Trong trường hợp này, có thể không xoá nhưng cần trích xuất tệp tin và thực hiện phân tích chuyên sâu. Đối với các máy có chứa tập tin mã độc cần ngay lập tức cô lập và báo cáo cho VNCERT. b) Xoá tập tin chứa mã độc: Do tập tin này đang được thực thi nên trên máy nên cần dừng hoặc tắt tiến trình này trước khi xoá. Trước tiên, cần tải phần mềm miễn phí có tên “Process Explorer” tại . Sau khi tải về, giải nén và chạy tập tin “procexp.exe”. Tiến hành tìm kiếm các tiến trình tương ứng và nhấn chuột phải chọn Properties, tại mục Explore để mở Path của tệp tin, thư mục Autostart Location để hiển thị vị trí các giá trị Registry mà mã độc đã tạo hoặc thay đổi giá trị. Trích xuất các tệp tin nghi ngờ hoặc mã độc này bằng cách nhấn vào Create Dump, sao chép, nén và đặt mật khẩu cho tập tin thực thi để phục vụ công tác điều tra. Sau đó, tại công cụ Process Explorer nhấn chuột phải chọn “Suspend” hoặc “Kill Process”, và truy cập vào đường dẫn tương ứng để xoá. Kiểm tra các giá trị Registry đã được tạo hoặc thay đổi và xóa. |
Đ.T
13:00 | 12/09/2017
10:00 | 16/10/2018
09:00 | 06/03/2018
09:00 | 22/02/2018
08:00 | 20/09/2018
14:00 | 27/09/2018
09:00 | 18/12/2018
13:00 | 24/11/2021
14:00 | 10/10/2018
09:00 | 08/11/2024
Bên cạnh những chiêu trò lừa đảo quen thuộc như cuộc gọi video sử dụng deepfake, giả mạo biên lai chuyển tiền bán hàng, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử,... Thời gian gần đây, tội phạm mạng liên tục cải tiến thủ đoạn với các hình thức lừa đảo mới, trong đó nổi bật với hành vi lạm dịch vụ trợ năng (Accessibility) trên điện thoại sử dụng hệ điều hành Android để chiếm quyền điều khiển thiết bị.
08:00 | 05/11/2024
Hãng bảo mật Kaspersky cho biết, nhóm tin tặc APT của Triều Tiên là Lazarus đã tạo ra một trang web lừa đảo khai thác lỗ hổng zero-day trên Google Chrome để cài đặt phần mềm độc hại, từ đó đánh cắp tiền điện tử.
16:00 | 25/10/2024
Theo thống kê của Google, hiện có hơn 2,5 tỷ người dùng đang sử dụng Gmail. Đây là mục tiêu béo bở dành cho tin tặc và lừa đảo trên mạng. Google đang áp dụng nhiều biện pháp nâng cao để bảo vệ người dùng Gmail, song các cuộc tấn công dựa vào AI cũng không ngừng biến đổi.
10:00 | 25/10/2024
Microsoft cho biết trong báo cáo thường niên ngày 15/10/2024 rằng Israel đã trở thành mục tiêu hàng đầu của các cuộc tấn công mạng của Iran kể từ khi cuộc chiến tranh ở Gaza bắt đầu vào năm ngoái.
Bảy gia đình tại Pháp đã đệ đơn kiện TikTok, cáo buộc nền tảng này cho con của họ tiếp xúc với nội dung độc hại, dẫn đến hai trường hợp tự sát ở tuổi 15.
13:00 | 11/11/2024
Trong hai ngày 30, 31/10, tại Hà Nội, Cục Viễn thông và Cơ yếu Bộ Công an đã tổ chức Hội thi Kỹ thuật nghiệp vụ mật mã lực lượng Cơ yếu Công an nhân dân năm 2024, với sự tham gia của 136 tuyển thủ xuất sắc đại diện cho 68 cơ quan công an các đơn vị, địa phương trên toàn quốc thi đua, tranh tài.
07:00 | 01/11/2024
Không chỉ dừng lại ở việc trò chuyện, ChatGPT nay đã được OpenAI trang bị thêm tính năng tìm kiếm với sự hỗ trợ của AI, hứa hẹn tạo nên làn sóng cạnh tranh mới trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến vốn đang bị thống trị bởi Google.
13:00 | 11/11/2024