Vietnam Security Summit 2021 hướng tới mục tiêu trở thành diễn đàn uy tín giúp các nhà hoạch định chính sách và chiến lược, các chuyên gia đầu ngành, các nhà cung cấp giải pháp hàng đầu trong và ngoài nước gặp gỡ, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực ứng phó với các rủi ro về an toàn, an ninh mạng phi truyền thống và bảo vệ các hệ thống thông tin quan trọng trong quá trình chuyển đổi số.
Hội thảo thu hút hơn 800 đại biểu cấp cao phụ trách an toàn thông tin mạng, bảo mật, công nghệ thông tin đến từ khối Chính phủ và khối doanh nghiệp trong các lĩnh vực như tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, bán lẻ và thương mại điện tử, vận tải, Logistics, năng lượng...
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng Phát biểu khai mạc hội thảo
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh: đảm bảo cho các tổ chức, cá nhân, cho người dân trên không gian mạng là mục tiêu quan trọng nhất. An toàn thông tin mạng giờ đây là câu chuyện của mọi người. Trong thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ triển khai chiến dịch phổ cập an toàn thông tin mạng cơ bản cho người dân. Việc khai trương, cung cấp Visafe, ứng dụng an toàn không gian mạng trên nền tảng di động cho người dân Visafe chính là sự mở đầu cho chiến dịch này.
Vietnam Security Summit 2021 diễn ra trong 2 ngày 27-28/10 bao gồm 1 phiên báo cáo chính và 3 phiên hội thảo chuyên đề về các vấn đề liên quan như: Điện toán đám mây, bảo vệ hệ thống thông tin trọng yếu và hệ thống thông tin doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong khuôn khổ sự kiện cũng sẽ diễn ra hoạt động triển lãm trực tuyến các giải pháp, sản phẩm về an toàn, an ninh mạng từ các nhà cung cấp giải pháp hàng đầu trong nước và quốc tế.
Trung bình mỗi người Việt Nam đang sử dụng internet khoảng gần 7 tiếng/ngày và dự báo sẽ không ngừng gia tăng trong thời gian tới, đồng nghĩa với việc nguy cơ mất an toàn thông tin mạng sẽ cao hơn. Trong khi đó, mỗi ngày trên thế giới có 900 cuộc tấn công mạng, phát hiện khoảng 40 điểm yếu lỗ hổng mới và cứ mỗi giây có tới 5 mã độc mới sinh ra.
Theo Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao, Bộ Công an, hàng chục nghìn địa chỉ IP của khách hàng, của các nhà cung cấp dịch vụ internet trong nước bị nhiễm mã độc. Đáng chú ý, các nhóm tin tặc tiếp tục lợi dụng tình hình dịch Covid-19 để tấn công mạng bằng cách gửi thông tin, tài liệu giả mạo để phát tán mã độc.
Từ thực tế này, ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã chia sẻ những hành động cụ thể mà cơ quan quản lý nhà nước cần phải làm trong thời gian tới để tạo lập niềm tin số, nâng cao thứ hạng của Việt Nam trên các bảng xếp hạng quốc tế về an toàn thông tin mạng.
Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông dự báo, vào năm 2025, mỗi giây sẽ có 3.000 cuộc tấn công mạng và 12 mã độc mới, tăng tương ứng 3 lần và 2,4 lần so với năm 2020; số lỗ hổng, điểm yếu mới xuất hiện mỗi ngày vào năm 2025 là khoảng 70, tăng 1,75 lần so với năm 2020.
Vì vậy, từ nay đến năm 2025, có 6 nhóm hành động cụ thể cần phải được tập trung triển khai. Đó là: Bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng số; bảo vệ dữ liệu số; bảo vệ hệ thống thông tin cơ quan Đảng, Nhà nước; bảo vệ hệ thống thông tin trong các lĩnh vực quan trọng; xây dựng môi trường mạng an toàn; bảo đảm thông tin lành mạnh trên .
Toàn cảnh hội thảo
Song song với phiên báo cáo chính và các hội thảo chuyên đề, triển lãm ảo về an toàn không gian mạng có sự tham gia của hơn 20 nhà cung cấp giải pháp bảo mật hàng đầu khu vực và trên thế giới như Kapersky, Viettel Cyber Security, Cloudflare… cũng được tổ chức.
Bên cạnh đó, trong khuôn khổ của phiên báo cáo chính đã diễn ra lễ khai trương ứng dụng an toàn không gian mạng trên nền tảng di động cho người dân và lễ công bố xếp hạng mức độ an toàn thông tin mạng của các Bộ, ngành địa phương năm 2020.
Các giải pháp nổi bật được giới thiệu bao gồm: Bảo mật , bảo mật thiết bị đầu cuối, bảo mật thiết bị di động, quản lý truy cập và định danh, hệ thống phát hiện và ngăn chặn xâm nhập, hệ thống quản lý trực tuyến và hệ thống quản lý phân phối, CCTV và hệ thống giám sát, DLP và bảo vệ dữ liệu cá nhân, phòng chống tấn công nội bộ, dịch vụ truy cập an toàn..
Hương Mai
20:00 | 30/06/2021
14:00 | 22/12/2021
09:00 | 12/09/2022
10:00 | 09/12/2021
08:00 | 13/12/2021
13:00 | 17/02/2021
10:00 | 13/01/2020
17:00 | 17/11/2021
16:00 | 25/10/2024
Theo thống kê của Google, hiện có hơn 2,5 tỷ người dùng đang sử dụng Gmail. Đây là mục tiêu béo bở dành cho tin tặc và lừa đảo trên mạng. Google đang áp dụng nhiều biện pháp nâng cao để bảo vệ người dùng Gmail, song các cuộc tấn công dựa vào AI cũng không ngừng biến đổi.
13:00 | 17/10/2024
Các chuyên gia an toàn thông tin đã lên tiếng cảnh báo về sự gia tăng của những cuộc tấn công Evil Twin nhằm vào Wifi công cộng tại các sân bay hay quán cafe.
16:00 | 04/10/2024
Sau những trận lũ lụt, lở đất ở miền Bắc gần đây, đã có nhiều báo cáo về những kẻ lừa đảo đóng giả là các tổ chức từ thiện hoặc cơ quan chính phủ.
15:00 | 30/09/2024
Trong thời điểm iPhone 16 cũng như các sản phẩm mới của Apple được công bố, một số đối tượng đã giả mạo CEO Tim Cook của Apple để phát livestream với nội dung kêu gọi đầu tư tiền ảo bằng công nghệ Deepfake.
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo buổi Lễ.
17:00 | 23/10/2024
Microsoft cho biết trong báo cáo thường niên ngày 15/10/2024 rằng Israel đã trở thành mục tiêu hàng đầu của các cuộc tấn công mạng của Iran kể từ khi cuộc chiến tranh ở Gaza bắt đầu vào năm ngoái.
10:00 | 25/10/2024
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành hiện thực, một phần không nhỏ nhờ công nghệ Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) và các mạng 5G dùng riêng. Đến năm 2029, thị trường cách mạng công nghiệp 4.0 dự kiến sẽ đạt giá trị 377,30 tỷ USD. Bà Marie Hattar, Phó Chủ tịch cấp cao Keysight Technologies (Hoa Kỳ), đã chia sẻ tầm quan trọng của 5G trong hành trình cách mạng công nghiệp 4.0.
13:00 | 22/10/2024