Các vụ lừa đảo nhắm vào nạn nhân vùng thiên tai và các nhà hảo tâm đang trở nên phổ biến một cách đáng báo động. Điều quan trọng là phải nhận thức được những mối đe dọa này để bảo vệ bản thân cũng như góp phần ngăn chặn chúng.
Sau những trận lũ lụt, lở đất gần đây, đã có nhiều báo cáo liên quan những vụ lừa đảo, trong đó kẻ chủ mưu đóng giả là các tổ chức từ thiện hoặc cơ quan Chính phủ. Chẳng hạn như, một số kẻ lập website, trang các cơ quan, ban ngành. Số khác mạo danh các tổ chức từ thiện để kêu gọi quyên góp cứu trợ thiên tai.
Fanpage giả mạo Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Ninh để lừa đảo tiền từ thiện. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những vụ mạo danh này thường có vẻ rất thuyết phục, lợi dụng lời kêu gọi, những câu từ thiện khơi gợi về mặt cảm xúc, lòng thương về con người và thiệt hại ở các khu vực thiên tai. Nếu dành thời gian tìm hiểu, sẽ dễ dàng nhận diện được các cách thức lừa đảo phổ biến.
Trước tiên và dễ nhận thấy nhất là thủ thuật giả các tổ chức từ thiện. Những kẻ lừa đảo lập ra các trang web từ thiện giả mạo hoặc liên hệ trực tiếp với cá nhân nhằm xin tiền quyên góp, lợi dụng tính cấp bách và sức thu hút về mặt cảm xúc của con người.
Cách thứ hai bài bản và liều lĩnh hơn. Kẻ lừa đảo mạo danh các viên chức hoặc cơ quan Chính phủ, cung cấp viện trợ hoặc yêu cầu để xử lý các khoản thanh toán cứu trợ. Những vụ lừa đảo này có thể diễn ra qua điện thoại, email hoặc tin nhắn SMS.
Để nâng cao nhận thức và ý thức giải quyết vấn nạn trên, người dùng có thể áp dụng một số biện pháp:
Thứ nhất, nếu thấy nghi ngờ mình đã nằm vào nhóm mục tiêu hoặc trở thành nạn nhân của một vụ lừa đảo, hãy báo cáo ngay cho các cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh việc liên hệ với cảnh sát địa phương, hãy thông báo cho ngân hàng hoặc tổ chức tài chính nếu đã lỡ cung cấp bất kỳ thông tin tài chính nào.
Thứ hai, tập hình thành thói quen xác minh nguồn và thời gian thẩm định, kiểm tra, bất kể khi bị cảm xúc, lòng thương tác động ra sao. Luôn xác minh tính hợp pháp của bất kỳ tổ chức từ thiện hoặc tổ chức nào trước khi chuyển tiền, vật dụng quyên góp.
Sử dụng các trang web chính thống và các nguồn đáng tin cậy. Hãy cảnh giác với các yêu cầu quyên góp bất chợt, đặc biệt là những yêu cầu gây áp lực buộc phải hành động nhanh chóng vì thời gian và tính cấp bách.
Thứ ba, cần ý thức tự giáo dục bản thân và người khác. Luôn về các chiến thuật, chiêu trò lừa đảo mới nhất và phổ biến cho những người xung quanh. Chia sẻ kiến thức hữu ích là một công cụ mạnh mẽ trong việc chống lại tội phạm mạng.
Sau cùng, nên lưu ý việc xây dựng thói quen giúp đỡ người khác đúng lúc, đúng nơi, đúng thời điểm. Từ bi cần phải gắn liền với trí tuệ thì mới có hiệu quả, tác dụng. Hãy là người quyên góp thường xuyên nếu có cơ hội, thay vì đợi đến lúc thảm họa xảy ra.
Việc dành thời gian để tìm hiểu, gắn bó với một tổ chức từ thiện hợp pháp (hoặc một vài tổ chức từ thiện) phù hợp với các nguyên tắc, khả năng, hoàn cảnh và quyên góp sao cho phù hợp là giải pháp cần cân nhắc tham khảo.
Nhiều ý kiến cho rằng, thứ tốt nhất mà mọi người có thể quyên góp là công sức và thời gian. Mặc dù, một số tổ chức từ thiện có thể không có thế mạnh về tài chính, của cải, không hoàn hảo trong việc phân phối hỗ trợ tài chính đến những người đang cần giúp đỡ, nhưng các tình nguyện viên của họ nỗ lực tiếp cận trực tiếp nạn nhân, những người bị cô lập hoặc đơn độc, dành tình thương, thời gian để chia sẻ với họ mới quan trọng hơn cả.
Thảm họa thiên nhiên mang lại những thách thức, khó khăn không mong muốn cho cộng đồng. Điều này cũng tạo cơ hội cho tội phạm ra tay. Bằng cách luôn cảnh giác, xác minh nguồn tin và giáo dục bản thân cũng như những người khác, chúng ta có thể giảm đáng kể nguy cơ trở thành nạn nhân của những vụ lừa đảo xảo quyệt. Qua đó, góp phần tạo ra một môi trường kỹ thuật số an toàn hơn, tiếp cận được những người thực sự khó khăn và giúp họ sớm ổn định lại cuộc sống.
Tuệ Minh
17:00 | 30/08/2024
10:00 | 28/08/2024
10:00 | 30/08/2024
10:00 | 28/09/2024
Sáng 28/9, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) đã chính thức khai mạc cuộc thi “An toàn và Bảo mật thông tin toàn quốc CIS 2024”. Đây là lần đầu tiên cuộc thi được Học viện Kỹ thuật mật mã phối hợp với các cơ quan chuyên trách của Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của 29 đội tuyển đến từ 16 trường đại học trên cả nước.
16:00 | 27/09/2024
Chiều ngày 27/9, tại Hà Nội, Tạp chí An toàn thông tin đã tổ chức Hội nghị Hội đồng biên tập Ấn phẩm Khoa học và Công nghệ trong lĩnh vực an toàn thông tin. Đồng chí Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng biên tập Ấn phẩm đã tham dự và chủ trì Hội nghị.
10:00 | 13/09/2024
Thông tin tại họp báo Chính phủ chiều 07/9, từ tháng 3 đến tháng 8/2024 Bộ Công an đã vô hiệu hóa hơn 400.000 website, tài khoản mạng xã hội nghi vấn hoạt động lừa đảo trực tuyến. Con số này cho thấy tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong thời gian qua diễn biến hết sức phức tạp.
10:00 | 10/09/2024
Chương trình nghệ thuật “Vinh quang thầm lặng 2024” đã kết thúc, nhưng những xúc cảm vẫn còn lắng đọng trong tâm hồn khán giả.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Ngày 22/10, Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai chính thức bắt đầu với lễ đón đoàn đại biểu Lào tại cửa khẩu Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
16:00 | 23/10/2024
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành hiện thực, một phần không nhỏ nhờ công nghệ Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) và các mạng 5G dùng riêng. Đến năm 2029, thị trường cách mạng công nghiệp 4.0 dự kiến sẽ đạt giá trị 377,30 tỷ USD. Bà Marie Hattar, Phó Chủ tịch cấp cao Keysight Technologies (Hoa Kỳ), đã chia sẻ tầm quan trọng của 5G trong hành trình cách mạng công nghiệp 4.0.
13:00 | 22/10/2024