Toàn cảnh sự kiện
Chiều ngày 21/9, AI4VN 2023 mở đầu bằng chuỗi triển lãm về với ba hoạt động lớn: AI Expo, AI Show và gian hàng tuyển dụng.
AI Expo gồm 30 gian hàng trưng bày sản phẩm của các doanh nghiệp, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong kinh tế, khoa học, nông nghiệp, giáo dục... Còn khu vực AI Show phân chia thành nhiều nội dung: Trí tuệ nhân tạo cho gia đình; trí tuệ nhân tạo cho doanh nghiệp, y tế, ngân hàng, giáo dục… Chương trình còn có các tham luận được các diễn giả cả trong và ngoài nước trình bày.
Tại phiên chính AI4VN 2023 được khai mạc sáng 22/9 có sự tham gia của Lãnh đạo các Bộ, ngành, tập đoàn lớn, nhà khoa học và cộng đồng những người quan tâm đến phát triển công nghệ và ứng dụng AI. Trong phiên toàn thể, các đại biểu tập trung bàn về các chính sách, phương pháp hỗ trợ phát triển AI tại Việt Nam. Đặc biệt, trong khuôn khổ chương trình diễn ra hoạt động trình diễn các sản phẩm, giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo của các các công ty, tập đoàn uy tín trong nước và lễ ký kết hợp tác phát triển Hệ thống chia sẻ dữ liệu Openscience.vn nhằm thúc đẩy kết nối, chia sẻ nghiên cứu khoa học, công nghệ dùng chung tại Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Huỳnh Thành Đạt phát biểu khai mạc AI4VN 2023
Phát biểu khai mạc phiên toàn thể Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho rằng: "AI là công nghệ chủ chốt trong cuộc , lĩnh vực này đã được Nhà nước quan tâm và doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ, từ đó đạt được nhiều kết quả đột phá trong những năm qua. Ngày 26/10/2021, Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo đến năm 2030, góp phần thúc đẩy công nghệ, phát triển kinh tế, đưa Việt Nam thành điểm sáng, trung tâm công nghệ trong khu vực và quốc tế. Qua hai năm triển khai chiến lược, kết quả đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ".
"Các nhà quản lý, doanh nghiệp, nhà khoa học đã cùng nhau đẩy mạnh nghiên cứu, chung tay tạo ra nhiều sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo hữu ích, đi vào cuộc sống. 30 gian hàng trưng bày các sản phẩm AI của các doanh nghiệp, đơn vị nghiên cứu là minh chứng rõ nhất cho sự phát triển của trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Đồng thời, Bộ trưởng cũng bày tỏ tin tưởng sau sự kiện lần này sẽ có nhiều sản phẩm được kết nối với cộng đồng, ứng dụng vào cuộc sống, qua đó đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển công nghệ của Việt Nam.
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt (thứ 3 từ trái qua) tham quan các gian hàng tại sự kiện
Trong suốt thời gian diễn ra sự kiện các chuyên gia và khách mời tham dự đã được nghe tham luận và các ý kiến đa chiều được các diễn giả trong và ngoài nước trình bày xoay quanh các chủ đề về trí tuệ nhân tạo.
PGS.TS Bùi Thu Lâm, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký FISU là diễn giả đầu tiên với bài trình bày “Tổng quan về phát triển Trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam”. Ông Lâm cho biết, trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực mới và đang phát triển tại Việt Nam. Năm 2022, Về chỉ số sẵn sàng AI của Chính phủ Việt Nam đứng 55 trên thế giới, tăng 7 bậc so với 2021; Chỉ số Chính phủ điện tử của Việt Nam đứng thứ 86 thế giới, đứng thứ 5 ở Đông Nam Á; Chỉ số đổi mới công nghệ của Việt Nam đứng thứ 48 thế giới, đứng thứ 4 Đông Nam Á. Từ những con số trên cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam trong khu vực.
Phó Giáo sư cũng chỉ ra một số thách thức, yêu cầu trong vấn đề đào tạo nhân lực, cơ sở dữ liệu, cần chia sẻ rộng rãi hơn nữa những hiểu biết, kiến thức về trí tuệ nhân tạo và chú trọng hơn về ứng dụng trí tuệ nhân tạo cụ thể ở từng ngành, từng lĩnh vực của đời sống.
PGS.TS Bùi Thu Lâm trình bày tham luận tại sự kiện
Tại phiên toàn thể đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác phát triển Nền tảng chia sẻ dữ liệu Openscience.vn, đây là nền tảng quản trị dữ liệu nghiên cứu khoa học và công nghệ quy mô quốc gia sử dụng công nghệ tính toán đám mây và dữ liệu lớn, được Viện Công nghệ thông tin - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì thực hiện.
Nền tảng này cho phép cộng đồng nghiên cứu trong nước đóng góp và chia sẻ các bộ dữ liệu dùng chung, qua đó giảng viên, sinh viên, học viên trong lĩnh vực khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo có thể khai thác nền tảng để phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và đào tạo. 4 đơn vị bao gồm: Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Công nghệ thông tin - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Công ty FPT Smart Cloud và Câu lạc bộ các Khoa - Trường - Viện Công nghệ Thông tin - Truyền thông Việt Nam cùng thực hiện Lễ Ký kết hợp tác phát triển Nền tảng chia sẻ dữ liệu Openscience.vn.
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt (thứ 3 từ trái qua) chứng kiến lễ ký kết hợp tác giữa các đơn vị
AI4VN đã trở thành sự kiện thường niên suốt 5 năm qua, thu hút sự quan tâm của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, nhà khoa học, trung tâm nghiên cứu với nhiệm vụ thúc đẩy đổi mới sáng tạo công nghệ trí tuệ nhân tạo. Ngày Hội đóng vai trò kết nối, giúp nhà quản lý, doanh nghiệp và nhà khoa học cả trong và ngoài nước có cơ hội thúc đẩy hợp tác bền chặt hơn, từ đó chung tay thúc đẩy sự phát triển hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam.
Trường An
10:00 | 28/08/2023
11:00 | 01/10/2023
15:00 | 25/07/2023
14:00 | 23/08/2024
09:00 | 25/10/2023
09:00 | 08/06/2023
16:00 | 23/10/2024
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) và Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phối hợp cùng World Vision Việt Nam tổ chức Hội thảo chuyên đề “Bảo đảm an toàn thông tin cho công tác báo chí, truyền thông”.
08:00 | 20/09/2024
Ngày 20/9/2004, Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Cơ yếu về tổ chức Cơ yếu Việt Nam và quản lý người làm công tác cơ yếu. Đây là văn bản pháp lý quan trọng, nhằm thể chế hoá quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt động cơ yếu.
10:00 | 10/09/2024
Chương trình “Vinh quang thầm lặng 2024” do Ban Cơ yếu Chính phủ chỉ đạo, Tạp chí An toàn thông tin phối hợp với Oscar Media tổ chức đặc biệt chào mừng Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024) và Kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập ngành Cơ yếu Việt Nam (12/9/1945-12/9/2024). Chương trình diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội ngày 06/9/2024, phát sóng trực tiếp trên kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam, với sự tài trợ chính của Công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh VinFast.
08:00 | 05/09/2024
Giữa những trang sử vàng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, có những câu chuyện về những người lính thầm lặng, những người không trực tiếp cầm súng chiến đấu nhưng lại nắm giữ một vũ khí vô cùng lợi hại, đó là thông tin. Họ là những chiến sĩ cơ yếu, những người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp bảo vệ bí mật quốc gia, góp phần không nhỏ vào thắng lợi của dân tộc. Ông Nguyễn Văn Khôi, một cựu chiến binh cơ yếu, là một trong những nhân chứng sống của thời kỳ hào hùng đó.
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo buổi Lễ.
17:00 | 23/10/2024
Ngày 22/10, Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai chính thức bắt đầu với lễ đón đoàn đại biểu Lào tại cửa khẩu Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
16:00 | 23/10/2024
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành hiện thực, một phần không nhỏ nhờ công nghệ Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) và các mạng 5G dùng riêng. Đến năm 2029, thị trường cách mạng công nghiệp 4.0 dự kiến sẽ đạt giá trị 377,30 tỷ USD. Bà Marie Hattar, Phó Chủ tịch cấp cao Keysight Technologies (Hoa Kỳ), đã chia sẻ tầm quan trọng của 5G trong hành trình cách mạng công nghiệp 4.0.
13:00 | 22/10/2024