Để chương trình thành công tốt đẹp và đem đến cho khán giả những cảm xúc thăng hoa, Ban Tổ chức và ekip làm việc đã phải nỗ lực, cố gắng sau nhiều ngày đêm để xây dựng được một kịch bản hoàn thiện “Lấy âm nhạc làm dòng chảy chính, kết hợp tinh tế với thơ ca, múa và sự xuất hiện của các nhân chứng lịch sử, “” khắc họa bức tranh toàn diện về hành trình thầm lặng nhưng đầy vinh quang của ngành Cơ yếu Việt Nam” như đánh giá tại bài viết giới thiệu về chương trình của Tạp chí An toàn thông tin.
Đặc biệt, khi xây dựng chương trình, Ban Tổ chức mong muốn công chúng hiểu sâu hơn về ngành Cơ yếu - một Ngành cơ mật đặc biệt, từ đó thấu hiểu nhiều hơn về lịch sử hào hùng cũng như sự đóng góp quan trọng của lực lượng Cơ yếu; khơi dậy lòng biết ơn về sự hy sinh vĩ đại của các thế hệ đi trước. Đối với những ai đã và đang cống hiến trong ngành Cơ yếu sẽ cảm thấy tự hào, xúc động khi được cống hiến và tôn vinh, bởi “không ai bị quên lãng và không có điều gì bị lãng quên”. Đồng thời giúp thế hệ trẻ của ngành Cơ yếu hôm nay viết tiếp truyền thống vẻ vang của Ngành, thực hiện sứ mệnh thiêng liêng của lịch sử và thời đại.
Trong Chương trình “Vinh quanh thầm lặng 2024” đúng như NSND Lê Chức đã từng phát biểu tại Buổi họp báo chiều 29/8 “Chúng ta sẽ giải mã một số mật mã của Cơ yếu, đưa Ban Cơ yếu Chính phủ, ngành Cơ yếu Việt Nam và đặc thù riêng của công việc ra ánh sáng rực rỡ để tôn vinh những người làm công việc thầm lặng nhiều chiến công và sự hy sinh”.
Ông Nguyễn Như Tuấn, Tổng Biên tập Tạp chí An toàn thông tin trả lời phỏng vấn tại Họp báo Chương trình nghệ thuật “Vinh quang thầm lặng 2024” ngày 29/8, tại Hà Nội
Là đơn vị được giao chủ trì Chương trình “”, Tạp chí An toàn thông tin ngoài việc phối hợp với đạo diễn cùng các cơ quan, đơn vị trong Ban và ngành Cơ yếu xây dựng một kịch bản chi tiết cùng các công tác chuẩn bị trước, trong và sau khi chương trình diễn ra, thì còn đảm nhận công tác truyền thông cho chương trình. Với sự nỗ lực, cố gắng của từng thành viên, Tạp chí An toàn thông tin đã góp phần rất lớn vào thành công chung của chương trình, tạo lên tiếng vang lớn.
Trước khi chương trình diễn ra đã có 44 đài, báo đăng nội dung giới thiệu rất cụ thể, sâu sắc. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam và được 48 đài, báo tiếp sóng; đặc biệt sau khi chương trình diễn ra đã có 44 báo đài viết về chương trình, chứng tỏ sự quan tâm của các đơn vị truyền thông trong cả nước với Chương trình “Vinh quang thầm lặng 2024” của Ban Cơ yếu Chính phủ.
Chương trình được đặc biệt đón tiếp Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng đến dự.
Tiết mục Hành Khúc Cơ yếu tại Chương trình nghệ thuật "Vinh Quang thầm lặng 2024"
Với những giai điệu ngập tràn cảm xúc trong dòng chảy âm nhạc sâu lắng, cùng sự xuất hiện của các nhân chứng lịch sử đã tạo nên một đêm nghệ thuật “Vinh quang thầm lặng 2024” nhiều dấu ấn, khắc họa bức tranh toàn diện về hành trình thầm lặng nhưng đầy vinh quang của ngành Cơ yếu.
Theo Văn nghệ Quân đội sáng 07/9 thì Chương trình “Vinh quang thầm lặng 2024” ngành Cơ yếu Việt Nam đã hát lên mật mã của riêng mình:
“Thông qua chương trình nghệ thuật, những hình tượng nghệ thuật, người xem phần nào hiểu hơn những cống hiến thầm lặng của một lĩnh vực đặc biệt. Bên cạnh những bài ca đi cùng năm tháng ca ngợi đất nước là những sáng tác phổ thơ của những cán bộ tiền bối ngành Cơ yếu và cả lãnh đạo đương nhiệm cùng sự tham gia của sinh viên Học viện Kỹ thuật mật mã khiến những tiếng lòng của ngành Cơ yếu được cất lên từ sâu thẳm, gần gũi hơn bao giờ hết. Điều đó cho thấy những người làm công tác bảo mật luôn có một đời sống tinh thần phong phú, luôn đau đáu với nghề, tự hào với công việc thầm lặng mà mình cống hiến cả cuộc đời. Phẩm chất của những người lính luôn thể hiện rõ trong thực hiện nhiệm vụ và trong đời sống”.
“Ít có chương trình nghệ thuật ở tầm quốc gia nào lại đậm chất ngành như Chương trình “Vinh quang thầm lặng 2024”, tuy vậy những thông điệp nghệ thuật đã như chiếc cầu nối để người xem có những tiếp cận với một lĩnh vực đặc biệt. Cùng với những phóng sự phát kèm, những phỏng vấn nhân chứng đại diện cho những nhiệm vụ, những giai đoạn phát triển quan trọng của ngành Cơ yếu Việt Nam, mỗi khán giả đã có một hình dung về công việc của những con người thầm lặng, cùng đồng cảm trước những cống hiến, hy sinh của các thế hệ ngành Cơ yếu”.
Báo văn hóa ngày 07/9 có bài viết “Ngân vang giai điệu ngợi ca những vinh quang thầm lặng”. Theo đánh giá của người xem được thể hiện trong bài thì “Sự xúc động, ngưỡng mộ và biết ơn là những cung bậc cảm xúc của người nghe khi hòa mình trong không gian nghệ thuật được dàn dựng công phu, nhiều điểm nhấn”.
“Hào hùng, sâu lắng, mang đến một sự kiện văn hóa đặc sắc, ý nghĩa lịch sử, góp phần tôn vinh những thành tựu và cống hiến của ngành Cơ yếu Việt Nam, QĐND Việt Nam và phong trào Quốc phòng toàn dân” là những đánh giá mà Tuổi trẻ Thủ đô viết về chương trình:
“Sự đan xen giữa các tiết mục một cách hài hòa, hợp lý đã nâng tầm ý nghĩa mà ban tổ chức muốn gửi gắm đến người xem và mang đến sức nặng cho chương trình”.
“Hai ca khúc đặc biệt viết riêng cho ngành Cơ yếu Việt Nam là “Hành khúc Cơ yếu Việt Nam” (thơ: đồng chí Văn Duy - Nguyên Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; nhạc: An Thuyên) và “Vinh quang thầm lặng” (thơ: Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng - Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; nhạc: Bùi Hoàng Uyên Minh) đã khắc họa rõ nét những tâm huyết, sáng tạo, trung thành, kỷ luật, vẽ lên những đặc trưng cơ bản của Ngành”.
Theo Thông tin và Phát triển - Hội thông tin Khoa học và Công nghệ ngày 07/9, chương trình nghệ thuật “Vinh quang thầm lặng 2024” ngân mãi khúc tráng ca lịch sử của Ngành đã tạo nên một bức tranh đầy tự hào trong nền âm nhạc nghệ thuật nước nhà 2024.
Báo Phụ nữ Việt Nam cũng đánh giá: “Chương trình được thực hiện với tiêu chí đảm bảo an toàn thông tin theo đặc thù của ngành Cơ yếu, nhưng vẫn làm nổi lên khái quát bức tranh toàn diện về Ngành cùng những cống hiến thầm lặng mà vinh quang các chiến sĩ cơ yếu thông qua sự kết hợp giữa các phóng sự và tiết mục nghệ thuật... Vinh quang thầm lặng 2024 mang đến những thước phim phóng sự sinh động cùng phần giao lưu ý nghĩa với những nhân chứng lịch sử, chuyên gia trong Ngành. Từ đó làm nổi bật vai trò quan trọng của công tác mật mã trong thắng lợi của các chiến dịch quân sự lớn, cho thấy bản lĩnh chính trị vững vàng, lòng trung thành tuyệt đối của những chiến sỹ Cơ yếu với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ giữ bí mật thông tin, bí mật Nhà nước và bí mật công tác Cơ yếu”.
Bài đăng trên báo Vietnamnet
Theo VietNamnet “Nghệ thuật là chất xúc tác đồng thời lại đóng vai trò là sợi dây liên kết, tạo nên một bức tranh trọn vẹn, đầy cảm xúc để nêu bật hành trình 79 năm đầy ắp những thành tựu rất đáng tự hào, đầy vinh quang nhưng cũng hết sức thầm lặng mà cán bộ, chiến sĩ trong Ngành miệt mài cống hiến suốt lịch sử hình thành và phát triển”.
Theo Báo Nông nghiệp “Chương trình “Vinh quang thầm lặng 2024” diễn ra tối 06/9 đã làm vang lên những cống hiến thầm lặng nhưng đầy vinh quang của ngành Cơ yếu Việt Nam. Bên cạnh việc tôn vinh những thành tựu và cống hiến của các thế hệ cán bộ, nhân viên ngành Cơ yếu qua các thời kỳ, chương trình còn khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của ngành Cơ yếu trong thời kỳ hội nhập quốc tế, với những thách thức mới về an ninh mạng, an toàn thông tin”.
Báo Công an nhân đân nhấn mạnh: “Chương trình “Vinh quang thầm lặng 2024” không chỉ “giải mã” những thành tựu, cống hiến của ngành Cơ yếu Việt Nam trong suốt quá trình chiến đấu, trưởng thành và phát triển, mà còn là lời tri ân sâu sắc đối với công lao đóng góp của các thế hệ cha anh, của gần 1.000 Liệt sĩ Cơ yếu đã anh dũng ngã xuống trên khắp các chiến trường, các thương binh đã để lại một phần máu xương của mình, tất cả vì sự nghiệp bảo vệ thông tin cơ mật của Đảng, Nhà nước. Đây cũng là hoạt động nhằm góp phần truyền cảm hứng và tiếp lửa cho các thế hệ ngày nay tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành Cơ yếu”...
Và còn rất nhiều cảm xúc của khán giả được ghi nhận sau khi chương trình diễn ra, trong đó có chia sẻ của chị Lê Hoàng Mai, Cầu Giấy, Hà Nội với VOV1: “Sau khi xem chương trình ngày hôm nay thì tôi có thêm những kiến thức và sự hiểu biết về công tác cơ yếu là một hoạt động quan trọng của lĩnh vực an ninh quốc gia. Nhờ có việc bảo mật, đảm bảo an toàn thông tin và công lao xương máu của cán bộ, chiến sỹ công tác trong Ngành thì đất nước ta mới giành được độc lập. Xem chương trình tôi thực sự rất xúc động và xin được gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới tập thể cán bộ, chiến sỹ công tác trong ngành Cơ yếu”.
Đồng chí Đinh Quốc Tiến, Viện Khoa học - Công nghệ mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ tâm sự: Những câu chuyện lịch sử và các tiết mục nghệ thuật trong chương trình tái hiện rõ nét quá khứ hào hùng, đồng thời truyền tải thông điệp mạnh mẽ về sự kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang. Tôi cảm thấy mình như được sống lại những năm tháng cống hiến không mệt mỏi và càng vững tin hơn vào con đường đã chọn, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên chặng đường thầm lặng mà đầy vinh quang.
“Chương trình "Vinh Quang Thầm Lặng 2024" đã thực sự mang lại không khí hào hùng và xúc động đối với không chỉ cá nhân tôi mà còn với tất cả khán giả xem trực tiếp hay qua màn hình. Thông qua mỗi câu chuyện được kể, tôi lại càng cảm thấy khâm phục và biết ơn về sự hy sinh thầm lặng mà đầy vinh quang của các cán bộ, chiến sĩ ngành Cơ yếu đi trước. Được đứng trong hàng ngũ của lực lượng Cơ yếu, tham dự và là một phần của chương trình, tôi cảm thấy vinh dự và tự hào vì đã góp phần giúp tôn vinh những thành tựu vẻ vang của Ngành và giúp mọi người hiểu hơn về ngành Cơ yếu Việt Nam”. Đó là chia sẻ của đồng chí Đinh Hồng Đạt, Tạp chí ATTT, Ban Cơ yếu Chính phủ
Đồng chí Nguyễn Thế Hùng, Cán bộ Viện Nghiên cứu 486 - Bộ Tư Lệnh 86: Chương trình được tổ chức rất trang trọng, hay và ý nghĩa. Nếu có thêm thời lượng chương trình, tôi mong muốn sẽ được biết về quy mô tổ chức, nghiệp vụ nào phải dùng cơ yếu, sự phát triển của kỹ thuật của cơ yếu bám theo sự phát triển của khoa học công nghệ, trước các thách thức mới hiện nay như mã hóa lượng tử, trí tuệ nhân tạo.”
"Tôi đã dồn rất nhiều tâm huyết và sự sáng tạo vào “Vinh quang thầm lặng 2024”. Bởi đây cũng chính là món quà mà tôi và ê kíp cùng tập thể nghệ sĩ muốn gửi tới ngành Cơ yếu Việt Nam nhằm tri ân những đóng góp của ngành với lịch sử đất nước, để cho mỗi chúng ta được hưởng cuộc sống hòa bình, ổn định và hạnh phúc như ngày nay. Đồng thời mong rằng, thông qua chương trình, các cán bộ, chiến sĩ của ngành được tiếp thêm động lực và niềm tự hào, tiếp tục vững bước hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó”, Đạo diễn Chương trình nghệ thuật “Vinh quang thầm lặng 2024” Mai Thanh Tùng tâm sự.
Các nhà tài trợ trong Chương trình Vinh quang thầm lặng
Với thời lượng 120 phút, sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật, “Vinh quang thầm lặng 2024” chỉ phần nào giải mã được những chiến công của lực lượng Cơ yếu trong suốt hành trình 79 năm đầy vinh quang. Còn rất nhiều những chiến công, những con người trong Ngành ngày đêm góp phần bảo vệ Tổ quốc chưa được nhắc đến nhưng vẫn thầm lặng viết tiếp lịch sử hào hùng. Hy vọng những năm tới, những chương trình tiếp theo của Ban Cơ yếu Chính Phủ sẽ tiếp tục giải mã những chiến công của ngành, để cán bộ, nhân viên ngành Cơ yếu luôn tự hào, cũng như sẽ ghi lại nhiều dấu ấn cho khán giả cả nước, từ đó đặt trọn niềm tin vào Cơ yếu Việt Nam.
Tạp chí An toàn thông tin
12:00 | 08/09/2024
23:00 | 06/09/2024
16:00 | 04/09/2024
12:00 | 08/09/2024
Chương trình nghệ thuật “Vinh quang thầm lặng 2024” kết thúc để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và xúc cảm sâu sắc trong lòng người xem. Phóng viên Tạp chí An toàn thông tin đã ghi nhận lại cảm xúc của các cán bộ, nhân viên ngành Cơ yếu khi xem chương trình.
23:00 | 06/09/2024
Tối ngày 06/9, tại Hà Nội, lần đầu tiên công chúng cả nước có cơ hội tìm hiểu sâu sắc hơn về ngành Cơ yếu Việt Nam, một ngành cơ mật đặc biệt thông qua Chương trình nghệ thuật “Vinh quang thầm lặng 2024” do Ban Cơ yếu Chính phủ chỉ đạo nội dung.
14:00 | 06/09/2024
Nhân Kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống ngành Cơ yếu Việt Nam (12/9/1945 - 12/9/2024), Nhạc sĩ Trương Quý Hải đã sáng tác ca khúc Mật mã Pha Long dành tặng ngành Cơ yếu. Ca khúc trân trọng sự hy sinh thầm lặng của những người lính cơ yếu, những anh hùng đã góp phần viết nên những trang sử vàng cho dân tộc.
08:00 | 05/09/2024
Giữa những trang sử vàng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, có những câu chuyện về những người lính thầm lặng, những người không trực tiếp cầm súng chiến đấu nhưng lại nắm giữ một vũ khí vô cùng lợi hại, đó là thông tin. Họ là những chiến sĩ cơ yếu, những người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp bảo vệ bí mật quốc gia, góp phần không nhỏ vào thắng lợi của dân tộc. Ông Nguyễn Văn Khôi, một cựu chiến binh cơ yếu, là một trong những nhân chứng sống của thời kỳ hào hùng đó.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo buổi Lễ.
17:00 | 23/10/2024
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành hiện thực, một phần không nhỏ nhờ công nghệ Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) và các mạng 5G dùng riêng. Đến năm 2029, thị trường cách mạng công nghiệp 4.0 dự kiến sẽ đạt giá trị 377,30 tỷ USD. Bà Marie Hattar, Phó Chủ tịch cấp cao Keysight Technologies (Hoa Kỳ), đã chia sẻ tầm quan trọng của 5G trong hành trình cách mạng công nghiệp 4.0.
13:00 | 22/10/2024