Nhiều dịch vụ của , bao gồm cả tìm kiếm Google, cũng bị hạn chế hoặc bị kiểm duyệt rất gắt gao ở đại lục. Thực tế cho thấy, nhiều người dùng tại quốc gia này đã cố gắng vượt qua những hạn chế đó bằng cách sử dụng nhiều công cụ khác nhau như VPN.
Các tác nhân đe dọa đang lạm dụng tài khoản Google Ads để tạo quảng cáo độc hại và điều hướng đến các trang mà người dùng không nghi ngờ để tải xuống quản trị từ xa (RAT). Các chương trình này cung cấp cho kẻ tấn công toàn quyền kiểm soát máy tính của nạn nhân và khả năng phát tán phần mềm độc hại bổ sung.
Không phải ngẫu nhiên mà các chiến dịch quảng cáo độc hại chủ yếu tập trung vào các ứng dụng bị hạn chế hoặc bị cấm. Các nhà nghiên cứu của Công ty an ninh mạng Malwarebytes (Ireland) cho biết, mặc dù chưa rõ ý định thực sự của các tác nhân đe dọa, nhưng việc thu thập dữ liệu và dò quét có thể là một trong những động cơ của chúng.
Chiến dịch quảng cáo độc hại
Người dùng truy cập vào địa chỉ google.cn sẽ được chuyển hướng đến google.com.hk, nơi các tìm kiếm được cho là không bị kiểm duyệt. Khi tra cứu từ khóa “” và “LINE”, có thể nhận thấy kết quả tìm kiếm quảng cáo được hiển thị (Hình 1 và Hình 2).
Hình 1. Tìm kiếm Telegram
Hình 2. Tìm kiếm LINE
Nếu người dùng truy cập vào các kết quả quảng cáo tìm kiếm ở trên, sẽ hiển thị các dòng mô tả về các ứng dụng, trong đó có thông báo tải xuống ứng dụng phiên bản tiếng Trung của Telegram.
Các nhà nghiên cứu đã xác định được hai tài khoản Google Ads phía sau những quảng cáo này, cả hai đều được liên kết với hồ sơ người dùng ở Nigeria, bao gồm: Interactive Communication Team Limited và Ringier Media Nigeria Limited. Dựa trên số lượng quảng cáo cho mỗi tài khoản trên, các nhà nghiên cứu nhận định rằng chúng có thể đã bị các tác nhân đe dọa chiếm đoạt.
Cơ sở hạ tầng
Các tác nhân đe dọa này dường như dựa vào cơ sở hạ tầng của Google dưới dạng Google Docs hoặc Google Sites. Điều này cho phép kẻ tấn công có thể chèn liên kết để tải xuống hoặc thậm chí chuyển hướng đến các trang web khác mà chúng kiểm soát, nhằm phân phối các tệp trình cài đặt độc hại mà cuối cùng là triển khai các Trojan như PlugX và .
Hình 3. Quảng cáo dưới dạng Google Docs
Payload phần mềm độc hại
Các nhà nghiên cứu đã thu thập được một số payload từ chiến dịch này, tất cả đều ở định dạng MSI. Một trong số đó đã sử dụng kỹ thuật DLL side-loading, bao gồm việc kết hợp một ứng dụng hợp pháp với một DLL độc hại được tải tự động.
Hình 4. Tệp DLL độc hại
Trong Hình 4, tệp DLL được ký bằng chứng chỉ hiện đã bị thu hồi từ Sharp Brilliance Communication Technology Co., Ltd. Chứng chỉ này gần đây cũng được sử dụng để ký mẫu PlugX RAT (Phần mềm độc hại của tin tặc Trung Quốc cũng thực hiện kỹ thuật DLL side-loading). Trên thực tế, một số phần mềm độc hại trước đây đã được sử dụng trong các chiến dịch khác và là biến thể của Gh0st RAT.
Quảng cáo trực tuyến là một cách thức hiệu quả để tiếp cận một đối tượng nhất định và tất nhiên chúng cũng có thể bị lạm dụng. Những người dùng sống tại các quốc gia nơi các ứng dụng và nền tảng liên lạc bị cấm hoặc hạn chế sẽ cố gắng vượt qua các biện pháp này.
Sự phát triển này diễn ra khi nhóm nghiên cứu bảo mật SpiderLabs của công ty an ninh mạng Trustwave (Mỹ) tiết lộ sự gia tăng đột biến trong việc sử dụng nền tảng lừa đảo dưới dạng dịch vụ (PhaaS) có tên Greatness để tạo các trang thu thập thông tin xác thực có giao diện hợp pháp nhắm mục tiêu đến người dùng Microsoft 365.
Ngọc Ngân
(Tổng hợp)
10:00 | 27/03/2023
14:00 | 06/01/2023
17:00 | 12/04/2024
10:00 | 15/12/2022
15:00 | 03/10/2024
Theo cảnh báo của Công an thành phố Hà Nội, gần đây ở Hà Nội đã xuất hiện hình thức lừa đảo trực tuyến thông qua "tặng quà tri ân" dịp 20/10. Các đối tượng lừa đảo đã giả mạo nhân viên các sàn thương mại điện tử hoặc hệ thống siêu thị nổi tiếng để thông báo và gửi quà tặng tri ân miễn phí. Sau đó, các đối tượng sẽ tiếp cận, hướng dẫn khách hàng thực hiện một số nhiệm vụ và chuyển một khoản tiền nhất định.
13:00 | 30/09/2024
Các chuyên gia an ninh mạng khuyến cáo người dùng TikTok cần hết sức thận trọng trước các tin nhắn mời thử nghiệm phiên bản mới, tránh trở thành nạn nhân của lừa đảo trực tuyến.
10:00 | 13/09/2024
Thông tin tại họp báo Chính phủ chiều 07/9, từ tháng 3 đến tháng 8/2024 Bộ Công an đã vô hiệu hóa hơn 400.000 website, tài khoản mạng xã hội nghi vấn hoạt động lừa đảo trực tuyến. Con số này cho thấy tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong thời gian qua diễn biến hết sức phức tạp.
08:00 | 10/09/2024
Sau đây là một số dấu mốc quan trọng tiêu biểu của ngành Cơ yếu Việt Nam liên quan đến ngày 10 tháng 9 mà Tạp chí An toàn thông tin điện tử tổng hợp. Xin kính mời quý vị và các bạn lắng nghe.
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo buổi Lễ.
17:00 | 23/10/2024
Microsoft cho biết trong báo cáo thường niên ngày 15/10/2024 rằng Israel đã trở thành mục tiêu hàng đầu của các cuộc tấn công mạng của Iran kể từ khi cuộc chiến tranh ở Gaza bắt đầu vào năm ngoái.
10:00 | 25/10/2024
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành hiện thực, một phần không nhỏ nhờ công nghệ Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) và các mạng 5G dùng riêng. Đến năm 2029, thị trường cách mạng công nghiệp 4.0 dự kiến sẽ đạt giá trị 377,30 tỷ USD. Bà Marie Hattar, Phó Chủ tịch cấp cao Keysight Technologies (Hoa Kỳ), đã chia sẻ tầm quan trọng của 5G trong hành trình cách mạng công nghiệp 4.0.
13:00 | 22/10/2024