Tham dự Hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ TT&TT; Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT; Lê Quang Huy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; Thiếu tướng Lê Hồng Dũng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng; Nguyễn Thành Hưng, Chủ tịch VNISA.... Các tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT, bảo mật, ATTT và đông đảo khách mời trong trong nước và quốc tế.
Đại tá Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ (đầu tiên bên phải) trao kỷ niệm chương cho các nhà tài trợ
Đây là diễn đàn quan trọng cấp quốc gia, được tổ chức thường niên, thu hút sự quan tâm đối với cộng đồng an toàn, an ninh thông tin trong nước và quốc tế. Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam năm 2020 góp phần thúc đẩy làm chủ công nghệ và sử dụng sản phẩm, dịch vụ an toàn, an ninh mạng Việt Nam phục vụ chuyển đổi số quốc gia.
Trong kỷ nguyên 4.0, chuyển đối số là điều tất yếu mà mọi quốc gia trên thế giới đều hướng tới. Tại Việt Nam, năm 2020 được coi là năm Chuyển đổi số quốc gia với việc triển khai mạnh mẽ các hạ tầng, nền tảng, sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin áp dụng các công nghệ tiên tiến như dữ liệu lớn, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo… Trong quá trình phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số của đất nước, việc thiết lập môi trường an toàn, an ninh mạng có vai trò hết sức quan trọng. Đây là điều kiện cơ bản, là yếu tố sống còn để thực hiện thành công chuyển đổi số quốc gia.
Tại hội thảo, cùng với phiên báo cáo toàn thể, còn có 4 phiên chuyên đề. Các diễn giả đến từ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế tập trung thảo luận về: An toàn, an ninh mạng trong quá trình chuyển đổi số; Giải pháp an toàn, an ninh mạng cho hạ tầng số và nền tảng số; Nền tảng điện toán đám mây Việt Nam an toàn phục vụ phát triển Chính phủ số; An toàn, an ninh mạng cho chuyển đổi số các lĩnh vực quan trọng; Bảo mật dữ liệu số và chia sẻ dữ liệu an toàn; Chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh tế - xã hội và vấn đề an toàn, an ninh mạng.
Một điểm nhấn của hội thảo Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2020 là lễ công bố các nền tảng điện toán đám mây do doanh nghiệp Việt Nam làm chủ đáp ứng yêu cầu an toàn thông tin mạng phục vụ Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử. Theo đó, có 5 doanh nghiệp Việt Nam đã làm chủ được nền tảng điện toán đám mây.
Bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật để đánh giá và lựa chọn giải pháp nền tảng điện toán đám mây gồm tổng cộng 153 tiêu chí, với 84 tiêu chí về tính năng nền tảng điện toán đám mây cần đáp ứng và 69 tiêu chí về an toàn, an ninh thông tin. Một nền tảng điện toán đám mây đạt 153 tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật này là một nền tảng cung cấp dịch vụ hiện đại và an toàn.
Đại diện cho các doanh nghiệp cung cấp nền tảng điện toán mây, ông Vũ Minh Trí, Tổng Giám đốc VNG Cloud, chia sẻ, khi các doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số, phần lớn sẽ gặp vấn đề trong việc lựa chọn các dịch vụ đám mây đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về công nghệ hiện đại và tuân thủ Luật An toàn thông tin cũng như Luật An ninh mạng của Việt Nam. Việc các nhà cung cấp được trao chứng nhận làm chủ đáp ứng yêu cầu an toàn thông tin mạng là một trong những yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp giải quyết những nhu cầu cấp thiết trên; đồng thời, chứng tỏ năng lực của các nhà cung cấp điện toán đám mây nội địa, sẵn sàng phục vụ doanh nghiệp, đồng hành trong quá trình chuyển đổi số quốc gia.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Hoàng Minh Sơn trao Bằng khen cho các sinh viên đạt giải cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2020
Ngoài ra, trong khuôn khổ hội thảo đã diễn ra lễ trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho các đội đạt giải cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2020.
Phát biểu tại Hội thảo, Ông Nguyễn Thành Hưng, Chủ tịch VNISA nhấn mạnh “Năng lực bảo đảm an toàn thông tin của đất nước được dựa trên một nền tảng hết sức quan trọng là các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp trong hệ sinh thái ATTT do các doanh nghiệp Việt Nam làm chủ. Qua Hội thảo, các doanh nghiệp Việt Nam đã truyền thông điệp: Sản phẩm, dịch vụ giải pháp Make in Vietnam sẵn sàng bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho chuyển đổi số quốc gia”.
Cũng trong hội thảo, Ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cho biết, tự chủ công nghệ về sản phẩm, giải pháp, dịch vụ ATTT sẽ là giải pháp căn cơ để đảm bảo an toàn, an ninh mạng Việt Nam. Phát triển hệ sinh thái an toàn, an ninh mạng Việt Nam là tiền đề để phát triển nền công nghiệp an toàn, an ninh mạng Việt Nam. Tỷ lệ chủng loại sản phẩm ATTT trong 5 năm qua đang tăng lên rất ấn tượng, năm 2015 nước ta chỉ có khoảng 5% sản phẩm ATTT nội địa, đến nay, tỷ lệ này đã đạt 91% và hướng tới 100% vào năm 2021.
Gian hàng triển lãm tại Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2020
Bên cạnh đó, tỷ lệ doanh thu sản phẩm nội địa về ATTT so với sản phẩm nước ngoài đã tăng từ 18% từ năm 2015 lên 39% năm 2019, dự kiến đến cuối năm sẽ là 45%. Doanh thu về ATTT năm 2020 dự kiến đạt 1.900 tỷ đồng. Những kết quả này đã cho thấy sự lớn mạnh của một hệ sinh thái các sản phẩm, dịch vụ an toàn, an ninh mạng Make in Vietnam.
Diễn ra song song với hội thảo là triển lãm, với gần 30 gian hàng, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ và giải pháp công nghệ an toàn thông tin tiên tiến của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Gian hàng triển lãm tại Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2020
Mai Hương
08:00 | 07/06/2022
16:00 | 14/09/2020
10:00 | 20/10/2021
09:00 | 17/12/2021
16:00 | 30/06/2022
17:00 | 07/12/2020
11:00 | 13/03/2023
15:00 | 23/07/2019
18:00 | 09/12/2022
14:00 | 03/02/2021
15:00 | 01/12/2020
13:00 | 26/09/2024
Để phát triển nề nếp, chế độ quản lý, chỉ đạo công tác Cơ yếu, bản chế độ công tác Cơ yếu tạm thời, từ những tháng cuối năm 1951 trở đi, cùng với việc lớp Trần Phú về nước, khóa học huấn luyện chính trị tổ chức ở Nghệ An và các phong trào học tập chính trị, quân sự do Đảng, Nhà nước, Quân đội phát động, nhận thức về công tác ơ yếu ở các cấp lãnh đạo cũng như đối với cán bộ, nhân viên cơ yếu đã có một bước chuyển biến mới.
10:00 | 26/09/2024
“Các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó khăn rất lớn trong việc sắp xếp ngân sách để đầu tư vào công nghệ, cũng như không có đủ đội ngũ nhân viên được đào tạo về Blockchain và AI để vận hành hiệu quả”, ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam, Viện trưởng Viện ABAII nhấn mạnh.
14:00 | 17/09/2024
Việc xử lý các đơn vị quảng cáo sử dụng tên định danh được cấp để phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác là biện pháp đang được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) thực hiện để bảo vệ người dùng dịch vụ viễn thông.
09:00 | 17/09/2024
Cục An toàn thông tin khuyến nghị, các cơ quan, tổ chức cần kiểm tra, rà soát hệ thống thông tin đang sử dụng có khả năng bị ảnh hưởng bởi chiến dịch tấn công mạng.
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo buổi Lễ.
17:00 | 23/10/2024
Ngày 22/10, Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai chính thức bắt đầu với lễ đón đoàn đại biểu Lào tại cửa khẩu Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
16:00 | 23/10/2024
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành hiện thực, một phần không nhỏ nhờ công nghệ Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) và các mạng 5G dùng riêng. Đến năm 2029, thị trường cách mạng công nghiệp 4.0 dự kiến sẽ đạt giá trị 377,30 tỷ USD. Bà Marie Hattar, Phó Chủ tịch cấp cao Keysight Technologies (Hoa Kỳ), đã chia sẻ tầm quan trọng của 5G trong hành trình cách mạng công nghiệp 4.0.
13:00 | 22/10/2024