Cụ thể: Chương I nêu rõ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nguyên tắc định danh và xác thực điện tử. Chương II có nội dung về những quy định liên quan đến định danh điện tử như: giá trị pháp lý của định danh điện tử; tổ chức cung cấp định danh điện tử và thông tin định danh điện tử; điều kiện để được cấp chứng nhận cung cấp thông tin định danh điện tử; trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức cung cấp định danh điện tử, của tổ chức, cá nhân sử dụng định danh điện tử và thông tin định danh điện tử.
Nội dung Chương III sẽ tập trung về việc quy định xác thực điện tử, dịch vụ định danh và xác thực điện tử. Chương IV quy định về sử dụng dịch vụ định danh và xác thực điện tử và Chương V là các điều khoản thi hành.
Trong thời gian qua, các hoạt động liên quan đến định danh và xác thực trên Cổng dịch vụ công của 63 tỉnh, thành; 22 Bộ, ngành và đối với các giao dịch ngân hàng đang có những chuyển biến. Việc đăng ký và cung cấp thông tin định danh, đối với các cổng dịch vụ công, người sử dụng tự đăng ký tài khoản và cung cấp thông tin định danh. Việc xác thực tài khoản và thông tin cung cấp chủ yếu qua email (mã xác thực hoặc đường link).
Đối với giao dịch ngân hàng, để đăng ký tài khoản cần trực tiếp đến quầy giao dịch, việc kiểm tra thông tin định danh được thực hiện khi gặp mặt trực tiếp. Việc xác thực khi thực hiện giao dịch, với các cổng dịch vụ công, chủ yếu xác thực người sử dụng bằng tài khoản (tên, mật khẩu). Chỉ có một số rất ít dịch vụ công kết hợp các phương thức xác thực khác như chứng thư số. Với giao dịch ngân hàng, xác thực người sử dụng thông qua tài khoản tên/mật khẩu và mật khẩu sử dụng một lần (OTP) qua ứng dụng (app) hoặc tin nhắn.
Trong thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ hình thành một nhóm nhỏ gồm đại diện Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính – Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thuế, Bảo hiểm Xã hội, Tập đoàn VNPT để thống kê và xác định rõ các vấn đề dự thảo Nghị định cần phải giải quyết căn cứ trên những ý kiến đóng góp của các đại biểu trong phiên họp.
Dự kiến, Nghị định và các văn bản hướng dẫn sẽ hoàn thành trong tháng 9/2019. Đây sẽ là cơ sở để hoàn thiện thể chế, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện cho việc xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử tại Việt Nam.
M.C
09:00 | 28/05/2020
10:00 | 14/04/2020
07:00 | 01/04/2019
08:00 | 27/03/2019
12:00 | 12/08/2022
08:00 | 21/03/2019
16:00 | 18/10/2024
Trong nỗ lực chung tay đẩy lùi nạn lừa đảo trực tuyến đang ngày càng gia tăng, Google vừa công bố hợp tác với Liên minh Chống lừa đảo toàn cầu (GASA) và Liên đoàn Nghiên cứu DNS (DNS RF) để triển khai sáng kiến Trao đổi Tín hiệu Toàn cầu (GSE).
21:00 | 29/08/2024
Nhà mạng lớn nhất Anh Quốc - EE đã lên tiếng về việc bảo vệ trẻ em khỏi tác động tiêu cực của điện thoại thông minh. Nhà mạng khuyến cáo các bậc cha mẹ không nên cho trẻ dưới 11 tuổi tiếp xúc với thiết bị này. Hướng dẫn mới được đưa ra trong bối cảnh các bậc phụ huynh ngày càng lo ngại những cạm bẫy tiềm ẩn của việc tiếp cận điện thoại thông minh đối với thanh thiếu niên.
13:00 | 13/08/2024
Với sự thông qua của Thượng viện Mỹ, dự luật bảo vệ trẻ em khỏi nội dung trực tuyến nguy hiểm đã chính thức trở thành hiện thực, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc giải quyết vấn nạn nhức nhối về an toàn trực tuyến cho trẻ em. Dự luật này không chỉ đặt ra những quy định chặt chẽ hơn cho các nền tảng trực tuyến mà còn thể hiện cam kết mạnh mẽ của chính phủ Mỹ trong việc bảo vệ thế hệ tương lai.
08:00 | 22/07/2024
YouTube vừa cập nhật chính sách mới, cho phép người dùng gửi yêu cầu xóa video khi phát hiện nội dung do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra mô phỏng khuôn mặt hoặc giọng nói của bản thân. Chính sách mới này là một phần trong quy trình bảo vệ quyền riêng tư được cập nhật, cho phép trao nhiều quyền hơn cho người dùng để chống lại nạn giả mạo bằng công nghệ AI.