Trong đó, bộ quy tắc đưa ra các khuyến nghị để không chỉ các nhà phát triển mà cả những người dùng bình dân khác có thể giảm thiểu các rủi ro do công nghệ AI mang lại.
Nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản cho biết, Bộ trưởng kỹ thuật số của các nước thành viên G7 (gồm Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Canada và Italy) đang thảo luận về sự cấp thiết của những tiêu chuẩn quốc tế đối với khai thác công nghệ trong bối cảnh các công cụ AI tạo sinh như ChatGPT đang phát triển nhanh chóng trên toàn cầu.
Bộ quy tắc trên không mang tính ràng buộc, áp dụng đối với tất cả các bên liên quan đến công nghệ AI. Bộ quy tắc này được xây dựng dựa trên một tài liệu tương tự từng công bố với các nhà phát triển AI hồi tháng 10 vừa qua, trong đó bao gồm việc khuyến khích người dùng tự cải thiện kiến thức kỹ thuật số liên quan những rủi ro từ AI, hợp tác phát hiện kịp thời lỗ hổng và chia sẻ thông tin.
Bộ quy tắc đưa ra 12 khuyến nghị nhằm thúc đẩy sự an toàn, bảo mật và phát triển AI một cách đáng tin cậy trên toàn thế giới, trong đó bao gồm các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân và sở hữu trí tuệ, cũng như ưu tiên phát triển các hệ thống AI tiên tiến để giải quyết các thách thức toàn cầu cấp bách như cuộc khủng hoảng khí hậu.
Trong quy tắc ứng xử dành riêng cho các nhà phát triển, các doanh nghiệp được khuyến khích thực hiện nhiều biện pháp như thử nghiệm nội bộ và với các chuyên gia độc lập từ bên ngoài để giảm thiểu rủi ro liên quan thông tin sai lệch và vi phạm quyền riêng tư.
Ngoài ra, họ cũng được khuyến khích phát triển công cụ chèn Watermark (hình thức đóng dấu dạng mờ lên văn bản hoặc hình ảnh) điện tử để cho phép người dùng xác định các nội dung do AI tạo ra, tham gia chia sẻ thông tin và báo cáo các sự cố xảy ra trong cả khu vực thuộc chính phủ và tư nhân.
Bộ quy tắc trên dự kiến sẽ được hoàn thiện tại cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến của G7 vào cuối năm nay.
P.T
17:00 | 30/11/2023
16:00 | 01/12/2023
15:00 | 20/11/2023
14:00 | 30/09/2024
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo về sự gia tăng đáng kể tình trạng thanh thiếu niên tại các nước châu Âu nghiện mạng xã hội, gây tác hại cho sức khỏe tâm thần của họ.
16:00 | 13/09/2024
Công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) với khả năng xử lý và phân tích khối lượng lớn, đa dạng dữ liệu đã tạo nên những ứng dụng giúp phát hiện sớm, chính xác các mối đe dọa an ninh mạng, tự động hóa trong ứng phó, đánh giá rủi ro góp phần bảo vệ an ninh mạng trong kỷ nguyên số. Ngoài những mặt tích cực mà AI mang lại, công nghệ này cũng phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức mà ở đó cần kết hợp với tư duy và sự giám sát của con người.
14:00 | 23/08/2024
Trong thời đại số, dữ liệu cá nhân đã trở thành "mỏ vàng" của tội phạm mạng. Do đó, việc bảo vệ thông tin cá nhân chính là góp phần giảm thiểu các rủi ro cho chính bản thân mình. Tuy nhiên, cuộc chiến bảo vệ dữ liệu cá nhân không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là sự chung tay của toàn xã hội để xây dựng một không gian mạng an toàn và bền vững.
09:00 | 19/07/2024
Từ ngày 15 - 17/7, Đoàn công tác của Ban Cơ yếu Chính phủ do Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ làm Trưởng đoàn đã đến làm việc với các Tỉnh ủy Hà Giang, Tuyên Quang và Phú Thọ về công tác cơ yếu, bảo mật và an toàn thông tin.