Khởi chạy thử nghiệm lần đầu vào tháng 10/2019, Mạng Dịch vụ dựa trên Blockchain (Blockchain-based Service Network - BSN) của Trung Quốc là sáng kiến Blockchain của chính phủ, với định hướng ban đầu để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng và triển khai ứng dụng Blockchain.
Tháng 4/2020, Trung Quốc chính thức ra mắt BSN, được định nghĩa là một “cơ sở hạ tầng chung cho triển khai và vận hành các ứng dụng Blockchain trên toàn cầu”. Có thể hiểu BSN là mạng cơ sở hạ tầng công cộng toàn cầu đa đám mây, đa cổng truy cập và đa khung, cho phép phát triển, triển khai và vận hành tất cả các ứng dụng phi tập trung (dApps), các node một cách dễ dàng. Mạng này cung cấp khả năng tương tác liên chuỗi thông qua “Interchain Communications Hub” (ICH), cho phép các loại Blockchain khác nhau tương tác với nhau.
Phát biểu tại Hội thảo “Blockchain và ứng dụng: Bài học kinh nghiệm từ Mạng Blockchain BSN của Trung quốc” được Ban Cơ yếu Chính phủ và Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA) tổ chức ngày 6/3, ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch thường trực VBA cho biết, trong giai đoạn đầu tư ban đầu, việc triển khai và vận hành BSN gồm 4 thành bên: Cơ quan chính phủ dẫn đầu (Trung tâm thông tin Quốc gia Trung Quốc); Cơ quan viễn thông (03 công ty); Cơ quan tài chính (02 công ty) và Công ty công nghệ phần mềm Red Date Technology.
Ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam trình bày tham luận "Blockchain quốc gia Trung Quốc"
Trong báo cáo tổng quan của BSN (2020) khẳng định: “Khi BSN được triển khai trên toàn cầu, nó sẽ trở thành mạng lưới hạ tầng duy nhất trên thế giới được các tổ chức tự chủ sáng tạo và có quyền truy cập mạng lưới do Trung Quốc vận hành”.
Điều này cho thấy tham vọng của Trung quốc trong việc dẫn đầu phát triển ngành Web 3.0 dựa trên công nghệ Blockchain và BSN là một phần quan trọng của chiến lược này. BSN tạo ra một công cụ dưới sự kiểm soát của chính phủ để thúc đẩy sự đổi mới công nghệ Blockchain trong nước và xây dựng một hệ thống Blockchain do Trung Quốc sở hữu và quản lý trên toàn cầu.
BSN được thiết kế nhằm mục tiêu thương mại và an ninh quốc gia/ngoại giao. Mạng Blockchain này đóng vai trò then chốt trong sáng kiến “Con đường tơ lụa kỹ thuật số” của Trung Quốc và là sự tiếp nối của Chiến lược “Vành đai, Con đường” nhằm thúc đẩy sự thống trị về công nghệ và tầm ảnh hưởng kinh tế của quốc gia này.
“Tuy nhiên, BSN cũng dấy lên những lo ngại về bảo mật và thông tin cá nhân. BSN sử dụng các thuật toán bảo mật elip SM2/SM3 của Trung Quốc – được cho là có thể chứa một cửa sau (Backdoor) hoặc một bộ khóa gốc mà chính phủ truy cập được. Mặc dù chưa có bằng chứng cho thấy bất kỳ lỗ hổng nào trong các thuật toán này, nhưng nhiều người vẫn tỏ ra lo ngại về việc tin tưởng các thuật toán mã hóa do Chính phủ quảng bá”, ông Phan Đức Trung cho biết.
Trước việc phát triển của mạng BSN, Mỹ có quan điểm cảnh giác và phản đối đối với việc phát triển mạng lưới này. Đơn cử vào tháng 11/2023, các nhà lập pháp Mỹ đã đề xuất một dự luật lưỡng đảng, nhằm cấm cơ quan liên bang Mỹ sử dụng mạng Blockchain do Trung Quốc phát triển hoặc kinh doanh với các công ty liên quan.
Giới chức Mỹ bày tỏ lo ngại về rủi ro bảo mật dữ liệu của quốc gia và khả năng Trung Quốc có thể sử dụng công nghệ này để truy cập vào thông tin tình báo an ninh quốc gia, cũng như thông tin cá nhân của người Mỹ.
Ngược lại, Hàn Quốc lại đánh giá tích cực sự phát triển của mạng BSN và coi đây là một tiến bộ quan trọng trong công nghệ Blockchain. Minh chứng cho quan điểm này là vào tháng 9/2021, công ty Blockchain Hàn Quốc MetaverseSociety Corp đã ký hợp tác với công ty Red Date Technology để trở thành nhà điều hành cổng BSN đầu tiên bên ngoài Trung Quốc.
Nhận định về vấn đề này, Thiếu tướng Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ cho biết: Blockchain là vấn đề liên quan đến việc đảm bảo an ninh quốc gia, cũng như phát triển kinh tế - xã hội. Đây là công nghệ mới thuộc về công nghệ 4.0. Một số nước trên thế giới đã có những bước phát triển rõ rệt trong lĩnh vực này và tạo khoảng cách khá xa so với các nước còn lại trong đó có Việt Nam. Mặc dù đã được Chính phủ chỉ đạo, cộng đồng doanh nghiệp và các nhà khoa học tại Việt Nam quan tâm từ nhiều năm trước, nhưng kết quả nghiên cứu, ứng dụng thực tế về Blockchain tại Việt Nam còn khá hạn chế.
Thiếu tướng Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo
Hiện nay, quốc gia nào làm chủ về công nghệ, đưa ra các tiêu chuẩn áp dụng toàn cầu thì quốc gia đó có lợi thế cạnh tranh về kinh tế, công nghệ và an ninh quốc gia. Do đó, Việt Nam không thể chần chừ trước làn sóng Blockchain mà cần sớm có hướng đi riêng. Trong những năm gần đây, Ban Cơ yếu Chính phủ đã và đang tập trung nguồn lực nghiên cứu về Blockchain và tiền mã hóa. Trong đó có sự chủ động phối hợp với các cơ quan đơn vị như Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội VBA... Trong thời gian tới, Ban Cơ yếu Chính phủ sẽ tiếp tục tham mưu cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước về lĩnh vực này, bởi đây là lĩnh vực an ninh quốc gia, Thiếu tướng Vũ Ngọc Thiềm khẳng định.
Hội thảo “Blockchain và ứng dụng: Bài học kinh nghiệm từ Mạng Blockchain BSN của Trung quốc” thu hút sự quan tâm, thảo luận của các lãnh đạo đến từ các đơn vị thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ, lãnh đạo VBA, đặc biệt là các nhà khoa học đầu ngành. Các đại biểu tập trung thảo luận về các chủ đề: Thực trạng và xu hướng phát triển của Blockchain; Mạng BSN sẽ tác động tới Việt Nam ở mức độ nào? Xây dựng mạng Blockchain dùng chung trong khối Cơ quan chính phủ có phải là giải pháp cần thiết cho Việt Nam?
Ngọc Mai
10:00 | 22/03/2024
17:00 | 30/11/2023
13:00 | 17/04/2024
16:00 | 01/11/2023
08:00 | 22/05/2024
09:00 | 17/05/2024
08:00 | 12/01/2024
16:00 | 25/04/2024
12:00 | 21/10/2024
Dự thảo Luật Dữ liệu nêu rõ Ban Cơ yếu Chính phủ vừa có trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ, cung cấp chữ ký số phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, vừa có vai trò quan trọng trong việc triển khai các sản phẩm mã hóa, giải mã dữ liệu, góp phần đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin trong quá trình thu thập, xử lý, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu.
14:00 | 02/10/2024
Ứng dụng nhắn tin phổ biến Telegram tuyên bố sẽ cung cấp địa chỉ IP và số điện thoại của người dùng cho chính quyền để đáp ứng các yêu cầu pháp lý hợp lệ nhằm kiểm soát hoạt động tội phạm trên nền tảng này.
08:00 | 22/07/2024
YouTube vừa cập nhật chính sách mới, cho phép người dùng gửi yêu cầu xóa video khi phát hiện nội dung do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra mô phỏng khuôn mặt hoặc giọng nói của bản thân. Chính sách mới này là một phần trong quy trình bảo vệ quyền riêng tư được cập nhật, cho phép trao nhiều quyền hơn cho người dùng để chống lại nạn giả mạo bằng công nghệ AI.
07:00 | 18/07/2024
Việc lợi dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong các hoạt động tội phạm đang có dấu hiệu gia tăng nhanh cả về sự đa dạng của hình thức và sự phức tạp về cách thức thực hiện, khiến không chỉ người dùng mà cả chính quyền các nước phải nâng cao cảnh giác hơn bao giờ hết. Đặc biệt về tài sản ảo, một lĩnh vực mới với những khoản lợi nhuận được thổi phồng, dễ dàng khơi dậy lòng tham của cộng đồng, là một trong những thị trường được giới tội phạm công nghệ cao nhắm đến.