Theo biên bản ghi nhớ, hai bên sẽ phối hợp thúc đẩy thử nghiệm các mô hình AI tiên tiến sau những cam kết được đưa ra tại Hội nghị cấp cao về an toàn AI đầu tiên trên thế giới diễn ra ở Anh hồi tháng 11/2023 vừa qua.
“Sự hợp tác này sẽ tạo cơ sở để các viện nghiên cứu của hai nước tăng cường hoạt động hợp tác trên mọi mặt nhằm giải quyết những liên quan đến an ninh quốc gia mà công nghệ AI có thể gây ra”, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo phát biểu tại lễ ký kết.
Trong khuôn khổ của thỏa thuận, Mỹ và Anh dự định tổ chức ít nhất một cuộc diễn tập thử nghiệm chung trên một mô hình AI có thể tiếp cận công khai, đồng thời sẽ xem xét việc trao đổi nhân sự giữa các viện nghiên cứu.
Ngoài ra, hai bên sẽ trao đổi, chia sẻ thông tin quan trọng về những năng lực và rủi ro liên quan đến các mô hình, hệ thống AI, cũng như nghiên cứu kỹ thuật về an toàn, .
Cùng với thỏa thuận vừa ký kết, cả hai nước cũng đang nỗ lực xúc tiến các thỏa thuận song phương tương tự với các quốc gia khác để thúc đẩy an toàn công nghệ AI. Bộ trưởng Công nghệ Michelle Donelan - đại diện chính phủ Anh ký biên bản ghi nhớ với Mỹ cho biết, đây là thỏa thuận đầu tiên trên thế giới giữa hai quốc gia về lĩnh vực an toàn trí tuệ nhân tạo.
“AI đã trở thành một lực lượng phi thường phục vụ lợi ích của xã hội chúng ta. Công nghệ này có tiềm năng to lớn trong việc giải quyết một số thách thức lớn nhất của thế giới, nhưng chỉ khi chúng ta có thể kiểm soát được những rủi ro tiềm ẩn mà nó mang lại”, bà Donelan nói.
Thời gian gần đây, với khả năng tạo văn bản, ảnh và video dựa trên lời nhắc của người dùng, công nghệ AI tạo sinh (generative AI) đã tạo ra “sự phấn khích” trên toàn thế giới.
Trước đó, cả hai nước đều có kế hoạch chia sẻ thông tin quan trọng về khả năng và rủi ro liên quan đến các mô hình và hệ thống AI cũng như nghiên cứu kỹ thuật về an toàn và bảo mật AI. Cụ thể:
Vào tháng 10/2023, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành một lệnh hành pháp nhằm giảm thiểu rủi ro từ trí tuệ nhân tạo. Đầu năm nay, Bộ Thương mại Mỹ cho biết đang đề xuất kế hoạch yêu cầu các công ty kinh doanh dịch vụ đám mây của Mỹ kiểm tra xem liệu các thực thể nước ngoài có đang truy cập vào các trung tâm dữ liệu của Mỹ để đào tạo các mô hình AI hay không.
Vào tháng 2/2024, Anh cho biết sẽ chi hơn 100 triệu bảng Anh (125,5 triệu USD) để thành lập 9 trung tâm nghiên cứu mới và cơ quan quản lý đào tạo AI.
Hoàng Hằng
08:00 | 15/03/2024
16:00 | 18/05/2024
13:00 | 26/02/2024
14:00 | 19/02/2024
07:00 | 23/10/2024
Ngày 22/10, Chính phủ ban hành quyết định số 1236/QĐ-TTg, công bố Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ Blockchain đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
15:00 | 20/09/2024
Chính phủ Úc có kế hoạch đặt ra giới hạn độ tuổi tối thiểu cho trẻ em sử dụng phương tiện truyền thông xã hội với lý do lo ngại về sức khỏe tinh thần và thể chất. Điều này đã gây ra phản ứng dữ dội từ những người ủng hộ quyền kỹ thuật số.
14:00 | 15/08/2024
Chuyển đổi từ Giao thức Internet (Internet Protocol - IP) Phiên bản 4 (IPv4) sang Phiên bản 6 (IPv6) là một bước tiến quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của Internet trên toàn cầu. Với khoảng 4.3 tỷ địa chỉ IP, IPv4 không còn đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các thiết bị kết nối Internet.
13:00 | 06/08/2024
Ngày 1/8 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) chính thức áp dụng Đạo luật Trí tuệ nhân tạo (AI). Đây được xem là bước tiến pháp lý mang tính đột phá, thiết lập khuôn khổ rõ ràng cho việc sử dụng công nghệ AI đang phát triển với tốc độ chóng mặt.