Trong nhận xét chung với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen ở Brulessels (Bỉ), Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết quan hệ đối tác mới sẽ “một lần nữa cho phép các luồng dữ liệu xuyên Đại Tây Dương giúp tạo điều kiện thúc đẩy các giao dịch trị giá 7.100 tỷ USD và các mối quan hệ kinh tế với EU”.
Thỏa thuận của Mỹ và EU nhằm đảm bảo rằng thông tin cá nhân của công dân EU có thể được chuyển đến các trung tâm dữ liệu của Mỹ trong khi vẫn duy trì các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư theo tiêu chuẩn của EU. Hàng nghìn doanh nghiệp và không chỉ các công ty công nghệ sẽ dựa vào luồng dữ liệu xuyên Đại Tây Dương này để gửi đi mỗi ngày.
Trong một tuyên bố của Nhà Trắng đã vạch ra các bước mà chính phủ liên bang sẽ thực hiện để đảm bảo an ninh mạng đối với dữ liệu của châu Âu trên đất Mỹ như:
- Giám sát cần thiết: Mỹ sẽ chỉ tiến hành thu thập các thông tin cần thiết để phục vụ cho công tác tình báo.
- Khắc phục cơ hội: Công dân châu Âu tin rằng họ đã được khảo sát mà không cần thiết hoàn thành quy trình khắc phục khi có sự tham gia của các bên thứ ba một cách công bằng.
- Giám sát quyền riêng tư: Các cơ quan tình báo Mỹ sẽ đặt trọng tâm vào các tiêu chuẩn và sự tuân thủ về quyền riêng tư.
Được biết đây là lần thứ 3 Mỹ và EU nỗ lực đạt được thỏa thuận mới sau khi các thỏa thuận cũ bị ECJ vô hiệu hóa.
Phán quyết vào năm 2020 của ECJ trước đó đã lo ngại rằng Luật giám sát của Mỹ sẽ bảo vệ không đầy đủ quyền của công dân EU và đe dọa làm gián đoạn các luồng dữ liệu. Sau quyết định đó, nhiều công ty phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn như việc lựa chọn của họ bị giới hạn ở việc rút khỏi thị trường châu Âu, chỉ lưu trữ và làm việc với dữ liệu của Liên minh Châu Âu trong EU.
Trong khi Facebook và những gã khổng lồ công nghệ khác ngày càng đưa ra những lựa chọn khác, những điều khoản được gọi là “hợp đồng tiêu chuẩn” đã được một số chuyên gia đánh giá là không bền vững ở quy mô và có khả năng tốn kém hơn cho các doanh nghiệp để duy trì.
Đối với thỏa thuận truyền dữ liệu mới này sẽ loại bỏ hoàn toàn hai mối quan tâm của ECJ ở EU liên quan đến Luật giám sát của Mỹ: (1) phạm vi và tính tương xứng của các hoạt động giám sát an ninh quốc gia được phép của Mỹ; (2) sự sẵn có của các cơ chế khắc phục đối với những người châu Âu có dữ liệu cá nhân bị các cơ quan tình báo Mỹ thu thập và sử dụng không đúng cách.
Theo khuôn khổ thoả thuận mới, hoạt động giám sát của Mỹ phải vừa cần thiết vừa tương xứng. Điều này sẽ tạo ra một tòa án đánh giá bảo vệ dữ liệu độc lập để cung cấp xem xét và khắc phục hiệu quả cho những người châu Âu bị ảnh hưởng bởi việc giám sát không đúng cách.
Được biết, chính quyền Biden sẽ hệ thống hóa các cam kết của mình trong một lệnh điều hành sắp tới. Tổng thống Biden và bà Ursula von der Leyen cũng đã công bố cam kết hợp tác về an ninh mạng và tiền điện tử. Hai vấn đề này đang có ý nghĩa rất lớn đối với và các vấn đề an ninh khác.
Trong một tuyên bố chung đã nêu ra việc Mỹ và EU sẽ phối hợp hỗ trợ an ninh mạng và cung cấp quyền truy cập Internet cho Ukraine, đồng thời hợp tác chia sẻ thông tin về mối đe dọa mạng và tăng cường hơn trong việc kìm hãm các nhóm tin tặc sử dụng mã độc tống tiền.
Hai nhà lãnh đạo cũng đã công bố “cuộc đua chạy nước rút xuyên Đại Tây Dương” để chia sẻ các thông tin tài chính về việc sử dụng bất hợp pháp tiền điện tử, một phần của nỗ lực nhằm ngăn chặn Nga sử dụng tiền điện tử để trốn tránh các lệnh trừng phạt quốc tế.
Nguyệt Thu
16:22 | 21/04/2016
14:00 | 12/08/2019
07:00 | 21/10/2024
Đầu tháng 10, Bang Texas (Mỹ) đã kiện TikTok với cáo buộc nền tảng truyền thông xã hội này vi phạm quyền riêng tư của trẻ em và luật tiểu bang khi chia sẻ thông tin nhận dạng cá nhân của trẻ em mà không có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp.
14:00 | 30/09/2024
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo về sự gia tăng đáng kể tình trạng thanh thiếu niên tại các nước châu Âu nghiện mạng xã hội, gây tác hại cho sức khỏe tâm thần của họ.
16:00 | 23/09/2024
Ngày 20/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1013/QĐ-TTg, trong đó lấy ngày 6/8 hằng năm là Ngày An ninh mạng Việt Nam.
15:00 | 18/09/2024
Ủy ban châu Âu (EC) vừa khởi xướng sáng kiến thành lập các nhà máy Trí tuệ Nhân tạo (AI Factory) với mục tiêu củng cố vị thế hàng đầu của châu Âu trong phát triển AI đáng tin cậy. Đây là một bước đi quan trọng nhằm thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng AI, đồng thời đảm bảo sự phát triển của công nghệ này dựa trên các tiêu chuẩn đạo đức và bảo mật cao, nhằm phục vụ lợi ích chung cho cả khu vực và thế giới.