Theo đó, Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Ủy ban. Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban là Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, trực tiếp chỉ đạo các công việc thường xuyên của Ủy ban. Phó Chủ tịch Ủy ban là Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Chính phủ điện tử.
Các Ủy viên gồm: Bộ trưởng Bộ Công an; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Bộ trưởng Bộ Tài chính; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Thứ trưởng Bộ Nội vụ; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội; Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Bưu điện Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần FPT.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ; Phó chủ tịch và các thành viên khác của Ủy ban sử dụng con dấu của cơ quan mình.
Thành lập Tổ công tác giúp việc Ủy ban (Tổ công tác) đặt tại Bộ Thông tin và Truyền thông do Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông làm Tổ trưởng.
Tổ công tác gồm đại diện lãnh đạo cấp Vụ của các Bộ, cơ quan: Công an, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Nội vụ, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Tư pháp, Ban Cơ yếu Chính phủ, lãnh đạo và chuyên gia Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, Công ty cổ phần FPT và một số chuyên gia về Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số trong nước và quốc tế. Trong trường hợp cần thiết, Tổ công tác được huy động các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ được giao. Bộ Thông tin và Truyền thông làm nhiệm vụ thường trực của Tổ công tác.
Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan đầu mối, giúp Ủy ban điều phối công tác xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử; bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động của Ủy ban và Tổ công tác.
Kinh phí hoạt động của Ủy ban và Tổ công tác được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho Bộ Thông tin và Truyền thông và các nguồn kinh phí hợp pháp khác,
Bộ Thông tin và Truyền thông trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quyết định sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử.
Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 16/9/2019. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các thành viên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nguyệt Thu
15:00 | 04/08/2020
16:00 | 30/10/2024
Trong hai ngày 28 - 29/10, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Cục Cơ yếu Đảng - Chính quyền/Ban Cơ yếu Chính phủ đã tổ chức thành công Hội thi Kỹ thuật nghiệp vụ mật mã Hệ Cơ yếu Đảng - Chính quyền lần thứ VI. Tới tham dự và chỉ đạo Hội thi có Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; đại diện lãnh đạo các Hệ Cơ yếu và các cơ quan, đơn vị thuộc Ban; Lãnh đạo Văn phòng các tỉnh, thành ủy, bộ, ngành có đoàn tham gia, cùng toàn thể các thí sinh tham gia Hội thi.
17:00 | 23/10/2024
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo buổi Lễ.
08:00 | 10/10/2024
Ngày 08/10/2024, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia (NCA) chính thức ra mắt chương trình đào tạo Chuyên gia Bảo vệ dữ liệu cá nhân VnDPO. Đây là chương trình được thiết kế, xây dựng, giảng dạy bởi các chuyên gia đầu ngành đến từ Ban Nghiên cứu, tư vấn Chính sách, Pháp luật của NCA và Công ty An ninh Dữ liệu Việt Nam (VNDS).
10:00 | 28/09/2024
Sáng 28/9, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) đã chính thức khai mạc cuộc thi “An toàn và Bảo mật thông tin toàn quốc CIS 2024”. Đây là lần đầu tiên cuộc thi được Học viện Kỹ thuật mật mã phối hợp với các cơ quan chuyên trách của Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của 29 đội tuyển đến từ 16 trường đại học trên cả nước.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Trong hai ngày 30, 31/10, tại Hà Nội, Cục Viễn thông và Cơ yếu Bộ Công an đã tổ chức Hội thi Kỹ thuật nghiệp vụ mật mã lực lượng Cơ yếu Công an nhân dân năm 2024, với sự tham gia của 136 tuyển thủ xuất sắc đại diện cho 68 cơ quan công an các đơn vị, địa phương trên toàn quốc thi đua, tranh tài.
07:00 | 01/11/2024
Không chỉ dừng lại ở việc trò chuyện, ChatGPT nay đã được OpenAI trang bị thêm tính năng tìm kiếm với sự hỗ trợ của AI, hứa hẹn tạo nên làn sóng cạnh tranh mới trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến vốn đang bị thống trị bởi Google.
13:00 | 11/11/2024