Bên cạnh các giải pháp từ công nghệ, kỹ thuật đến nghiệp vụ để nâng cao mức độ ATTT trên không gian mạng thì vấn đề nhận thức, kỹ năng về ATTT của người dùng cũng đóng vai trò quan trọng không kém và có tính quyết định cho sự an toàn của không gian mạng đó. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, lãnh đạo các cấp tại Việt Nam đã luôn quan tâm đến công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, kỹ năng về ATTT và được cụ thể hoá trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Cụ thể, trong các luật như: Luật An toàn thông tin mạng; Luật An ninh mạng; Chiến lược an toàn, an ninh mạng Quốc gia;... luôn có mục quy định về việc tuyên truyền, giáo dục. Đặc biệt, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1907/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về ATTT giai đoạn 2021 - 2025” thay thế cho Quyết định số 983/QĐ-TTg năm 2015 về phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về ATTT đến năm 2020”.
Đồng chí Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ chụp ảnh cùng cán bộ Tạp chí An toàn thông tin nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày truyền thống Tạp chí (Ngày 17/3/2021)
, với vị trí được xác định trong nghị định của Chính phủ là cơ quan truyền thông duy nhất trong cả nước về lĩnh vực ATTT và Cơ yếu đã thực hiện tốt vai trò tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng và trách nhiệm về an toàn, bảo mật thông tin cho các cấp lãnh đạo, các chuyên gia, nhà quản trị và người sử dụng trên toàn quốc. Trải qua 17 năm xây dựng và trưởng thành (17/3/2006 - 17/3/2023), Tạp chí ATTT đã có những bước phát triển rõ ràng, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và nhiệm vụ chính trị của ngành Cơ yếu Việt Nam, đặc biệt là yêu cầu về chuyên nghiệp, hiện đại hóa cơ quan báo chí của Chính phủ và của Quân đội. Trong suốt 17 năm qua, tạp chí đã cung cấp nội dung thông tin phong phú, chuyên sâu và rộng khắp trong lĩnh vực bảo mật, ATTT và cơ yếu với hình thức thể hiện đa dạng, phù hợp với sự thay đổi của công nghệ truyền thông cũng như sự thay đổi của nhu cầu bạn đọc.
Nâng cao chất lượng nội dung, hình thức và mở rộng phát hành ấn phẩm Tạp chí An toàn thông tin bản in
Số đầu tiên được xuất bản từ năm 2006, đến nay Tạp chí ATTT đã xuất bản 72 số Tạp chí ATTT bản in với hơn 1.500 tin, bài có chất lượng cao và được trình bày chuyên nghiệp. Nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin tuyên truyền về ngày càng cao, từ năm 2020, Tạp chí đã tăng kỳ xuất bản từ 4 số/năm lên 6 số/năm. Tạp chí ATTT bản in được phát hành rộng rãi đến các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các học viện, nhà trường, doanh nghiệp và đông đảo bạn đọc trên toàn quốc. Đặc biệt, từ năm 2020, Tạp chí ATTT bản in đã được phát hành trong toàn quân theo Thông tư 138/2020/TT-BQP của Bộ Quốc phòng góp phần quan trọng cho việc nâng cao nhận thức về bảo mật, ATTT cho cán bộ, chiến sĩ.
Các ấn phẩm in của Tạp chí An toàn thông tin
Phát triển, hiện đại hóa ấn phẩm Tạp chí An toàn thông tin điện tử
Tiền thân từ Trang thông tin điện tử tổng hợp được khai trương từ năm 2013 và được nâng cấp thành Tạp chí điện tử từ năm 2020, Tạp chí ATTT điện tử hoạt động tại địa chỉ đã cung cấp khoảng 10.000 tin, bài, hình ảnh với nội dung chính xác, cập nhật và phong phú, từ tin tức cập nhật tình hình ATTT trong nước và quốc tế đến các bài phân tích chuyên sâu phục vụ nhiều đối tượng bạn đọc khác nhau. Với hình thức thể hiện đa dạng như text, photo, inforgraphic, longform, video... cho phép bạn đọc truy cập dễ dàng từ máy tính hay thiết bị di động giúp Tạp chí ATTT điện tử thu hút hàng triệu lượt truy cập mỗi tháng và trở thành địa chỉ tin cậy, quen thuộc cho đông đảo bạn đọc trong nước và quốc tế.
Lãnh đạo Ban Cơ yếu Chính phủ chụp ảnh lưu niệm chúc mừng ngày khai trương Phòng ghi hình trực tuyến của Tạp chí An toàn thông tin tháng 12/2020
Nâng cao uy tín, hội nhập quốc tế ấn phẩm Tạp chí Khoa học và Công nghệ trong lĩnh vực An toàn thông tin
Với vai trò là cơ quan truyền thông duy nhất trong cả nước chuyên về lĩnh vực bảo mật và ATTT, Tạp chí ATTT đã nhận thức được nhiệm vụ xây dựng môi trường trao đổi học thuật chuyên sâu để hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực bảo mật, ATTT. Theo đó, từ năm 2015, Tạp chí đã xuất bản số đầu tiên ấn phẩm Tạp chí Khoa học và Công nghệ trong lĩnh vực ATTT (Tên quốc tế là: Journal of Science and Technology on Information security). Được sự ủng hộ, hưởng ứng của đông đảo các nhà khoa học, các học viện, nhà trường, viện nghiên cứu trong nước và quốc tế, ấn phẩm Tạp chí Khoa học và Công nghệ trong lĩnh vực ATTT đã xuất bản được 17 số với hơn 100 công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả trong và ngoài nước, qua đó từng bước nâng cao chất lượng và uy tín khoa học của Tạp chí, cụ thể:
Từ năm 2019, Tạp chí đã chuẩn hóa quy tình xuất bản trực tuyến trên trang web theo tiêu chuẩn quốc tế; Các công trình nghiên cứu được xuất bản trên Tạp chí phải được sự chấp thuận của ít nhất hai phản biện kín và được kiểm tra đạo văn qua tổ chức iThenticate. Khi xuất bản, các công trình này sẽ có chỉ số DOI của Crossref, đồng thời được định danh trong Google Scolar, VCGate...; Đặc biệt, từ năm 2020, Tạp chí được Hội đồng Giáo sư nhà nước công nhận là tạp chí khoa học uy tín của Việt Nam và tính điểm cho các công trình được công bố. Đến năm 2022 Hội đồng tiếp tục tăng điểm khoa học, theo đó: Hội đồng Công nghệ thông tin và Hội đồng liên ngành Điện - Điện tử - Tự động hóa đạt 0.5 điểm; Hội đồng Toán học đạt 0.75 điểm. Đây là những bước tiến quan trọng để ấn phẩm Tạp chí Khoa học và Công nghệ trong lĩnh vực ATTT tiếp tục được định danh trong danh mục tạp chí khoa học uy tín của Asean cũng như các tổ chức quốc tế uy tín khác trong thời gian tới.
Tạp chí An toàn thông tin phối hợp với Học viện Kỹ thuật mật mã tổ chức Hội nghị Khoa học Quốc gia lần thứ XV năm 2022
Tập trung mũi nhọn vào phát triển truyền thông video, tọa đàm trực tuyến
Nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa cơ quan báo chí theo hướng truyền thông đa phương tiện của Chính phủ và Quân đội, Tạp chí ATTT đã xuất bản Bản tin video ATTT từ năm 2019 với thời lượng 01 bản tin/tháng trên nền tảng Tạp chí ATTT điện tử và mạng xã hội Youtube, Facebook. Năm 2020, Tạp chí đã khai trương trường quay hiện đại và tạo cơ sở quan trọng để Tạp chí tăng kỳ xuất bản lên 02 bản tin video/tháng, đồng thời tổ chức các buổi tọa đàm trực tuyến kết nối trực tiếp khán giả với các chuyên gia, nhà quản lý trong lĩnh ATTT. Với gần 100 bản tin video đã xuất bản và 7 chương trình tọa đàm trực tuyến được triển khai tạo ra một kênh cung cấp thông tin mới, hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của công nghệ truyền thông và được đông đảo khán giả đón nhận.
Buổi tọa đàm trong ngày khai trương Phòng ghi hình trực tuyến của Tạp chí An toàn thông tin tháng 12/2020
Phát huy vai trò cơ quan ngôn luận của ngành Cơ yếu Việt Nam trên ấn phẩm Tạp chí Cơ yếu Việt Nam và Trang tin nội bộ Ban Cơ yếu Chính phủ
Triển khai chỉ đạo quy hoạch và hiện đại hóa các cơ quan báo chí của Chính phủ và Quân đội, tháng 12/2019, Tạp chí Cơ yếu đã được sáp nhập vào Tạp chí ATTT. Theo đó, từ năm 2020, Tạp chí ATTT đã xuất bản thêm ấn phẩm Tạp chí Cơ yếu Việt Nam phát hành nội bộ trong ngành Cơ yếu Việt Nam và lãnh đạo thuộc các bộ, ban, ngành, tỉnh, thành phố trực tiếp quản lý cơ yếu. Phát huy vai trò là cơ quan ngôn luận của ngành Cơ yếu Việt Nam, Tạp chí Cơ yếu Việt Nam đã huy động được sự giúp đỡ, cộng tác của lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và đông đảo các cộng tác viên trong toàn Ngành, qua đó tiếp tục nâng cao chất lượng nội dung và hình thức thể hiện đáp ứng yêu cầu thông tin và nhiệm cụ chính trị của Ngành.
Lễ bàn giao Tạp chí Cơ yếu vào Tạp chí An toàn thông tin tháng 12/2019
Nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác trong xu thế tăng cường ứng dụng khoa học, kỹ thuật và trước yêu cầu nhiệm vụ chính trị về hiện đại hóa ngành Cơ yếu Việt Nam, năm 2022, Tạp chí ATTT đã khai trương . Sau một năm hoạt động, Trang tin nội bộ đã cung cấp hàng nghìn tin, bài, hình ảnh thuộc nhiều chuyên mục khác nhau, với hình thức thể hiện phong phú và hiện đại như ảnh, video, inforgraphic...
Lễ ra mắt Trang tin nội bộ Ban Cơ yếu Chính phủ tháng 6/2022
Phát huy thành tích 17 năm xây dựng và trưởng thành trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số
Nếu như việc ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và triển khai chuyển đổi số quốc gia là cơ hội để Việt Nam nhanh chóng rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển trên thế giới, thì việc đảm bảo ATTT trên không gian mạng là điều kiện tiên quyết để Việt Nam phát triển bền vững và hướng đến đạt được các mục tiêu đề ra. Do đó, nhiệm vụ thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng và trách nhiệm về ATTT cho mọi người dân Việt Nam tiếp tục là nhiệm quan trọng và cấp thiết trong nhiều năm tới. Với vai trò là cơ quan truyền thông duy nhất chuyên về lĩnh vực bảo mật, ATTT và cơ yếu tại Việt Nam, Tạp chí ATTT cần phát huy truyền thống 17 năm trưởng thành để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, lập thành tích hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập ngành Cơ yếu Việt Nam (12/9/1945 - 12/9/2025) và 20 năm ngày truyền thống của Tạp chí (17/3/2006 - 17/3/2026), trong đó chú trọng vào một số nhiệm vụ sau:
- Tiếp tục phát triển bám theo các chủ trương, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước; tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo của Lãnh đạo Ban Cơ yếu Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành; sự ủng hộ, hợp tác của các tổ chức, các chuyên gia và đông đảo độc giả trong và ngoài nước để tiếp tục phát triển, nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin tuyên truyền.
- Xây dựng tòa soạn hội tụ, thông minh dựa trên ứng dụng công nghệ tiên tiến như AI, chuyển đổi số... để phát triển Tạp chí theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp và đa phương tiện.
- Cuối cùng và rất quan trọng là nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ cộng tác viên, phóng viên, biên tập viên. Tăng cường hợp tác với các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu trong nước và quốc tế, mở rộng đội ngũ cộng tác viên là các nhà khoa học quốc tế uy tín, kêu gọi được các bài báo chất lượng cao.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị tổng kết công tác báo chí, xuất bản và công tác cộng tác viên tháng 01/2023
Tạp chí An toàn thông tin
22:00 | 17/06/2023
09:00 | 13/01/2023
16:00 | 21/06/2023
17:00 | 18/07/2022
14:00 | 20/06/2023
15:00 | 20/06/2023
10:00 | 01/03/2024
09:00 | 20/06/2022
17:00 | 01/04/2024
13:00 | 26/09/2024
Để phát triển nề nếp, chế độ quản lý, chỉ đạo công tác Cơ yếu, bản chế độ công tác Cơ yếu tạm thời, từ những tháng cuối năm 1951 trở đi, cùng với việc lớp Trần Phú về nước, khóa học huấn luyện chính trị tổ chức ở Nghệ An và các phong trào học tập chính trị, quân sự do Đảng, Nhà nước, Quân đội phát động, nhận thức về công tác ơ yếu ở các cấp lãnh đạo cũng như đối với cán bộ, nhân viên cơ yếu đã có một bước chuyển biến mới.
07:00 | 20/09/2024
Ngày 19/9/2024, tại Hà Nội, Chi hội Nhà báo Tạp chí An toàn thông tin đã tổ chức thành công Đại hội Chi hội nhiệm kỳ 2024 - 2027.
10:00 | 18/09/2024
Ngày 17/9/2024, tại Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra Hội thảo khoa học về An toàn thông tin năm 2024 với chủ đề “An toàn thông tin trong xu hướng Chuyển đổi số”. Hội thảo được tổ chức bởi Trung tâm 286 - Bộ Tư lệnh 86, quy tụ hơn 200 chuyên gia bảo mật, đại diện các cơ quan, đơn vị trong và ngoài quân đội, cơ quan quản lý, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực an toàn thông tin, an ninh mạng khu vực phía Nam.
20:00 | 31/08/2024
Ngày 23/8, tại TP. Hồ Chí Minh, Cục An toàn thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông Tp. Hồ Chí Minh và Hiệp hội An toàn Thông tin Việt Nam – Chi hội phía Nam (VNISA phía Nam) phối hợp đồng tổ chức Hội thảo và Triển lãm An toàn thông tin khu vực phía Nam 2024 với chủ đề “Đảm bảo an toàn thông tin cho hạ tầng số, dữ liệu số và kinh tế số trước tội phạm mạng”.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Microsoft cho biết trong báo cáo thường niên ngày 15/10/2024 rằng Israel đã trở thành mục tiêu hàng đầu của các cuộc tấn công mạng của Iran kể từ khi cuộc chiến tranh ở Gaza bắt đầu vào năm ngoái.
10:00 | 25/10/2024
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành hiện thực, một phần không nhỏ nhờ công nghệ Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) và các mạng 5G dùng riêng. Đến năm 2029, thị trường cách mạng công nghiệp 4.0 dự kiến sẽ đạt giá trị 377,30 tỷ USD. Bà Marie Hattar, Phó Chủ tịch cấp cao Keysight Technologies (Hoa Kỳ), đã chia sẻ tầm quan trọng của 5G trong hành trình cách mạng công nghiệp 4.0.
13:00 | 22/10/2024