Tham dự đại hội có Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng; GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy, Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội; đại diện một số cơ quan, đơn vị của Bộ, ngành; các Viện, Trường Đại học và trên 100 đại biểu đại diện cho các Khoa, Trường, Viện CNTT-TT cả nước.
Phát biểu tại Đại hội, Trưởng Ban Vận động thành lập FISU, GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy cho biết: “Từ chỗ chỉ có khoảng 10 khoa CNTT vào giữa những năm 90, đến nay, Việt Nam đã có khoảng 150 khoa CNTT trong các trường đại học, 10 viện nghiên cứu chuyên ngành CNTT-TT và 100 khoa CNTT trong các trường cao đẳng. Nhiều chuyên gia trẻ có trình độ tiến sĩ, được đào tạo bài bản tại các quốc gia có trình độ cao về CNTT là nhân tố quan trọng, quyết định chất lượng nguồn nhân lực CNTT-TT của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới”.
“FISU chính là nơi hội tụ, kết nối, định hướng, chia sẻ để có tiếng nói chung trong các hoạt động phát triển giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu thuộc lĩnh vực CNTT-TT của cả nước, mang lại lợi ích chính đáng cho các thành viên, đóng góp tích cực cho cộng đồng xã hội về các mặt: Xây dựng giáo trình; cập nhật công nghệ; tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học và đào tạo; đào tạo công nghệ mới; xây dựng các chứng nhận chuyên sâu đạt chuẩn quốc tế và khu vực; kết nối doanh nghiệp; góp phần đưa Việt Nam sánh vai các cường quốc CNTT-TT trong khu vực và trên thế giới”, ông Nguyễn Long, Tổng Thư ký Hội tin học Việt Nam (VAIP) nhận định.
Nhấn mạnh vai trò tích cực của FISU trong việc hình thành nguồn nhân lực CNTT-TT đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế cả về số lượng và chất lượng, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng lưu ý: “Việt Nam có khoảng 250 trường đại học, cao đẳng có đào tạo CNTT, đã cho ra lò nhiều nguồn nhân lực. Tuy nhiên, chất lượng chưa đồng đều, tính liên kết giữa các trường chưa cao. Vì vậy, FISU sẽ tạo sự gắn kết giữa các trường, khoa, viện CNTT-TT, chuẩn hóa giáo trình đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện hơn nữa các chỉ số xếp hạng CNTT quốc tế đánh giá về Việt Nam”.
“Bộ TT&TT mong muốn VAIP và FISU sẽ phối hợp với Bộ trong việc nghiên cứu, ban hành, áp dụng, điều chỉnh chuẩn kỹ năng CNTT. Bộ TT&TT đã ban hành chuẩn kỹ năng CNTT với 2 phần: chuẩn cơ bản và chuẩn nâng cao. Tuy nhiên, nhận thức của xã hội, các trường, viện về việc thực hiện chuẩn này chưa cao. Cần phối hợp để tiếp tục điều chỉnh, bổ sung chuẩn cho sát với tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời đưa chuẩn vào trong quá trình giáo dục để sớm đào tạo được nguồn lực CNTT-TT đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế cả về chất và số lượng”, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng bày tỏ.
Đại hội đã thông qua Điều lệ và bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ I (2018-2021) gồm 21 ủy viên, do GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy làm Chủ tịch, TS. Nguyễn Thanh Tùng, Chủ nhiệm Khoa CNTT – Đại học Thủy lợi làm Tổng Thư ký.
Bích Thủy
09:00 | 28/10/2024
Ngày 28/10, tại Vĩnh Phúc, Cục Cơ yếu Đảng - Chính quyền/Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức khai mạc Hội thi Kỹ thuật nghiệp vụ mật mã Hệ Cơ yếu Đảng - Chính quyền năm 2024. Đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ đã đến dự và chỉ đạo Hội thi.
10:00 | 02/10/2024
Sự kiện Security Bootcamp 2024 với chủ đề nhân tính (Humanity) nhằm thực hiện sứ mệnh truyền thông về việc cần thiết phải thường xuyên nâng cao trách nhiệm xã hội, cộng đồng trong bảo vệ an toàn thông tin, an ninh mạng.
20:00 | 28/09/2024
Sau 8 giờ thi đấu sôi nổi, quyết liệt, đội UIT.CoS đến từ Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia TP. HCM đã xuất sắc giành chức quán quân cuộc thi An toàn và Bảo mật thông tin toàn quốc CIS 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ).
08:00 | 14/09/2024
Sau đây là một số dấu mốc quan trọng tiêu biểu của ngành Cơ yếu Việt Nam liên quan đến ngày 14 tháng 9 mà Tạp chí An toàn thông tin điện tử tổng hợp. Xin kính mời quý vị và các bạn lắng nghe.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Bảy gia đình tại Pháp đã đệ đơn kiện TikTok, cáo buộc nền tảng này cho con của họ tiếp xúc với nội dung độc hại, dẫn đến hai trường hợp tự sát ở tuổi 15.
13:00 | 11/11/2024
Trong hai ngày 30, 31/10, tại Hà Nội, Cục Viễn thông và Cơ yếu Bộ Công an đã tổ chức Hội thi Kỹ thuật nghiệp vụ mật mã lực lượng Cơ yếu Công an nhân dân năm 2024, với sự tham gia của 136 tuyển thủ xuất sắc đại diện cho 68 cơ quan công an các đơn vị, địa phương trên toàn quốc thi đua, tranh tài.
07:00 | 01/11/2024