Hội nghị có sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng; lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; đại diện các tổ chức quốc tế. Về phía Ban Cơ yếu Chính phủ có đồng chí Nguyễn Đăng Lực, Phó Trưởng ban, cùng đại diện một số cơ quan, đơn vị thuộc Ban.
Hội nghị được truyền hình trực tuyến tại điểm cầu chính VPCP và 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, hướng tới mục tiêu, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ; lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ của cán bộ, công chức và cơ quan thẩm quyền trong cung cấp dịch vụ công và đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cải cách hành chính, nhất là cắt giảm thủ tục hành chính (TTHC) thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, ngày 9/12/2019, Cổng Dịch vụ công Quốc gia (DVCQG) chính thức được khai trương.
Từ 8 dịch vụ công được cung cấp từ thời điểm khai trương, đến ngày 30/12/2020 đã có 2.700 dịch vụ công được tích hợp, cung cấp trên tổng số gần 6.700 thủ tục hành chính tại 4 cấp chính quyền (đạt tỷ lệ 39%, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao 9%).
Đến nay, Cổng DVCQG có hơn 99 triệu lượt truy cập, hơn 412.000 tài khoản đăng ký; hơn 27,2 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái; trên 719.000 hồ sơ thực hiện trực tuyến và hơn 46.000 giao dịch thanh toán điện tử; tiếp nhận, hỗ trợ trên 43.800 cuộc gọi phản ánh, kiến nghị. Chi phí xã hội tiết kiệm được khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên Cổng DVCQG là hơn 6.700 tỷ đồng/năm.
Sau 1 năm vận hành, đến nay Cổng DVCQG đã trở thành cầu nối tin cậy, thiết thực và hiệu quả giữa cơ quan Nhà nước với người dân, doanh nghiệp, góp phần quan trọng vào quá trình hiện đại hóa thủ tục hành chính, đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành theo hướng Chính phủ không giấy tờ và là một trong những giải pháp quan trọng phát triển Chính phủ điện tử tại Việt Nam.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, Chính phủ thúc đẩy các dịch vụ công trực tuyến không chỉ nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân mà còn nhằm xây dựng một Chính phủ số công khai, minh bạch. Càng thực hiện được nhiều dịch vụ công trực tuyến, càng hạn chế được việc tiếp xúc trực tiếp, tránh nhũng nhiễu, tiêu cực.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã biểu dương những nỗ lực của các bộ, ban, ngành, địa phương như: Bộ Công An, Ban Cơ yếu Chính phủ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam... đã có nhiều đóng góp trong việc xây dựng và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cho Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, Trung tâm thông tin chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể và cá nhân có thành tích trong việc xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, Trung tâm thông tin chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
Hội nghị đã công bố dịch vụ công thứ 2.697, 2.698, 2.699 và 2.700 được tích hợp trên Cổng DVCQG.
Trong đó, dịch vụ công thứ 2.697 là dịch vụ: "Thanh toán nghĩa vụ tài chính trong thực hiện thủ tục hành chính về đất đai cho hộ gia đình, cá nhân". Dịch vụ này cho phép người dân thực hiện nghĩa vụ tài chính (thuế, lệ phí trước bạ) trực tuyến trong thực hiện TTHC về đất đai của mình hoặc người thân, giúp cắt giảm thời gian, chi phí đi lại các cơ quan.
Dịch vụ công thứ 2.698 là dịch vụ: "Cung cấp thông tin quy hoạch xây dựng". Quy trình từ nộp hồ sơ đến tiếp nhận, xử lý, trả kết quả giải quyết hoàn toàn thực hiện trên môi trường mạng và giúp tiết kiệm 281 tỷ đồng/năm.
Dịch vụ công thứ 2.699 là dịch vụ: "Cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ", cho phép người dân chỉ cần ngồi tại nhà đăng nhập Cổng DVCQG, gửi hồ sơ kèm theo trực tuyến và đăng ký nhận kết quả (giấy phép xây dựng) tại nhà theo địa chỉ do mình yêu cầu, mà không phải đến trực tiếp cơ quan nhà nước như trước đây.
Với việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên Cổng DVQG, người dân sẽ tiết kiệm được ít nhất 3 ngày công, với 4 lần đi lại và thời gian, chi phí chuẩn bị hồ sơ để thực hiện thủ tục. Ước tính, nếu có khoảng 50% người dân lựa chọn thực hiện trực tuyến thì số tiền tiết kiệm được mỗi năm ít nhất đã lên tới 54,6 tỷ đồng.
Dịch vụ công thứ 2.700 là dịch vụ: “Kê khai, nộp lệ phí trước bạ và cấp đăng ký, biển số xe nhập khẩu". Dịch vụ này giúp người dân, doanh nghiệp hoàn toàn có thể ngồi tại nhà để thực hiện khai, nộp lệ phí trước bạ, đồng thời chỉ cần đến cơ quan công an một lần để bấm biển số và lấy biển số, giấy chứng nhận đăng ký xe.
Như vậy, so với trước đây, với dịch vụ này, người dân có thể tiết kiệm ít nhất được 1/2 ngày công và 2 lượt đi lại để làm thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ, đồng thời, tiết kiệm được ít nhất 1 ngày công và 2 lượt đi lại để làm thủ tục cấp đăng ký, biển số xe.
Việc tích hợp, công bố 4 dịch vụ nói trên có thể giúp tiết kiệm chi phí xã hội khoảng 1.376 tỷ đồng/năm. Như vậy, tổng chi phí tiết kiệm khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên Cổng DVCQG từ khi khai trương đến nay là khoảng 8.000 tỷ đồng/năm.
Mai Hương
22:00 | 01/01/2021
17:00 | 18/12/2020
17:00 | 19/08/2020
18:00 | 19/03/2021
19:00 | 16/04/2021
09:00 | 07/05/2021
10:00 | 28/08/2020
12:00 | 21/10/2024
Báo cáo của một nhóm chuyên gia thuộc Tân Hoa xã công bố ngày 14/10 đã nêu bật những thách thức và rủi ro đối với ngành truyền thông từ việc lạm dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
23:00 | 06/10/2024
Ngày 5/10, vòng sơ khảo cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2024 đã được tổ chức với hình thức trực tuyến, quy tụ gần 1.000 sinh viên đến từ các nước ASEAN.
08:00 | 14/09/2024
Sau đây là một số dấu mốc quan trọng tiêu biểu của ngành Cơ yếu Việt Nam liên quan đến ngày 14 tháng 9 mà Tạp chí An toàn thông tin điện tử tổng hợp. Xin kính mời quý vị và các bạn lắng nghe.
14:00 | 11/09/2024
Trong 02 ngày 07 - 08/9/2024, Học viện Kỹ thuật mật mã đã tổ chức thành công Hội thảo UEC Đông Nam Á lần thứ 11 và Hội thảo chuyên ngành UEC lần thứ 6. Đặc biệt, hai nhóm sinh viên của Học viện Kỹ thuật mật mã đã xuất sắc giành giải thưởng "Young Researchers Encouragement Award", nhờ những nghiên cứu nổi bật của mình.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo buổi Lễ.
17:00 | 23/10/2024
Microsoft cho biết trong báo cáo thường niên ngày 15/10/2024 rằng Israel đã trở thành mục tiêu hàng đầu của các cuộc tấn công mạng của Iran kể từ khi cuộc chiến tranh ở Gaza bắt đầu vào năm ngoái.
10:00 | 25/10/2024