TOP 10 doanh nghiệp Công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam (được đổi tên từ Chương trình 50+10 Doanh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam) là chương trình bình chọn và công nhận các doanh nghiệp có uy tín và năng lực hàng đầu Việt Nam do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức thường niên từ năm 2014.
Xây dựng Chính phủ điện tử, từng bước chuyển đổi Chính phủ điện tử thành Chính phủ số, đưa mọi hoạt động của Chính phủ lên môi trường số, sáng tạo nhiều dịch vụ hữu ích, tăng cường tương tác giữa người dân và chính quyền, lấy Chính phủ số là nền tảng để hướng tới kinh tế số, xã hội số là chiến lược trọng tâm quốc gia, là một chủ trương lớn trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2020 – 2025, định hướng đến năm 2030.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Giải pháp Phần mềm, đại diện công ty nhận Chứng nhận TOP 10 Doanh nghiệp cung cấp giải pháp Chính phủ điện tử
Chính phủ điện tử là một lĩnh vực thế mạnh của SAVIS. Trong 16 năm qua, SAVIS đã triển khai thành công nhiều dự án lớn về công nghệ thông tin cho các tổ chức trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời, là đối tác tin cậy và lâu dài của các Bộ, Ban, Ngành. SAVIS sở hữu hệ sản phẩm, giải pháp phục vụ Chính phủ điện tử, Chính phủ số đa dạng, ưu việt do đội ngũ công ty tự nghiên cứu, phát triển trên nền tảng công nghệ mới 4.0, đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chất lượng và tiêu chuẩn bảo mật của Việt Nam và thế giới.
Hệ giải pháp Chính phủ điện tử của SAVIS giúp giải quyết những bài toán số hóa quan trọng nhất về hiện đại hóa nền hành chính công, định danh công dân từ xa, tự động hóa quy trình xử lý hồ sơ, thủ tục hành chính trong tiếp nhận, thanh toán phí, lệ phí đến giải quyết và trả kết quả; khả năng chia sẻ, tích hợp dữ liệu cho toàn bộ hệ thống vào một nền tảng duy nhất; đến số hóa, lưu trữ tài liệu điện tử, xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia về kinh tế - xã hội, đảm bảo an toàn hệ thống thông tin.
Những giải pháp tiêu biểu bao gồm: SAVIS LGSP 2.0 (Giải pháp nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu); SAVIS eGate 3.0 (Cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử tích hợp liên thông); SAVIS eArchive (Giải pháp số hóa, lưu trữ điện tử tập trung trên nền tảng Big Data); SAVIS eGov MIS-BI (Hệ thống cơ sở dữ liệu và báo cáo kinh tế - xã hội); SAVIS DMO (Hệ thống kho dữ liệu, giám sát, điều hành chính quyền điện tử và đô thị thông minh trên nền tảng Big Data); TrustCA (Giải pháp chứng thực điện tử và ký số); Smart eKYC (Giải pháp định danh người dùng từ xa); Smart Kiosk (Hệ thống Kiosk tự động all-in-one)…
Với tính năng sáng tạo cùng khả năng làm chủ công nghệ, hệ giải pháp Chính phủ điện tử của SAVIS đã nhiều lần được vinh danh tại các giải thưởng Công nghệ thông tin uy tín như: Danh hiệu Sao Khuê, Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam, Danh hiệu Chìa khóa vàng…
Ông Phạm Văn Đức, Phó Tổng Giám đốc SAVIS, đại diện nhận Chứng nhận TOP 10 Doanh nghiệp bảo mật - an toàn thông tin
Đối với lĩnh vực bảo mật, an toàn thông tin, SAVIS tự hào là một trong những doanh nghiệp tiên phong cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp an toàn - an ninh mạng tại Việt Nam. Đến nay, SAVIS trở thành một thương hiệu uy tín trong trên thị trường, đảm bảo an ninh mạng cho các hệ thống thông tin quan trọng của các tổ chức, doanh nghiệp khối Chính phủ, viễn thông, tài chính – ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục, y tế…
SAVIS SOC - Giải pháp Giám sát An ninh mạng cùng hệ giải pháp về ký số và xác thực; định danh điện tử TrustCA - Giải pháp chứng thực điện tử và ký số; Smart eKYC - Giải pháp định danh người dùng từ xa; SAVIS Digital-ID - Hệ thống định danh, xác thực điện tử tập trung, SAVIS Bank-ID - Hệ thống định danh, xác thực điện tử ngành Ngân hàng… giúp các cá nhân, tổ chức kiểm soát và kịp thời xử lý các mối đe dọa an ninh hay nguy cơ tấn công mạng đồng thời tạo ra một hệ thống thông tin an toàn nhờ theo dõi, định danh chính xác đối tượng được phép truy cập, phân quyền truy cập chặt chẽ và mã hóa thông tin quan trọng.
Năm 2020, SAVIS đã vinh dự được Bộ Thông tin và Truyền thông trao tặng Bằng khen cho những thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lĩnh vực an toàn, an ninh mạng.
Chuyển đổi số chính là việc thay đổi tư duy, cách thức làm việc, mô hình kinh doanh, trong đó sử dụng công nghệ thông tin như một công cụ then chốt nhằm tăng năng suất lao động, tạo ra cơ hội, doanh thu và giá trị mới. TOP 10 doanh nghiệp cung cấp giải pháp Chính phủ điện tử và TOP 10 Doanh nghiệp bảo mật, an toàn thông tin đã củng cố thêm năng lực công nghệ của SAVIS.
Thu Trang
16:00 | 12/10/2020
13:00 | 13/01/2021
14:00 | 20/01/2021
14:00 | 30/06/2020
08:00 | 01/04/2021
20:00 | 21/10/2024
Chiều ngày 21/10, tại Hà Nội, Viện nghiên cứu 486 (Bộ Tư lệnh 86) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “An toàn thông tin trong chuyển đổi số, xu thế và công nghệ”. Hội thảo tập trung trao đổi, thảo luận về thực trạng, nhu cầu và các giải pháp công nghệ trong việc chuyển đổi số tại các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Quân đội; các vấn đề kỹ thuật, công nghệ trong triển khai chuyển đổi số gắn với an toàn thông tin, an ninh mạng hiện nay.
10:00 | 01/10/2024
Theo nghiên cứu của các chuyên gia đến từ Cybernews (Lithuania), MC2 Data - một công ty chuyên cung cấp dịch vụ dữ liệu đã bỏ sót một cơ sở dữ liệu trực tuyến khổng lồ chứa 2,2 TB dữ liệu của nhiều người dùng, trong đó có hơn 100 triệu thông tin của người dùng Mỹ mà không được bảo vệ.
13:00 | 26/09/2024
Để phát triển nề nếp, chế độ quản lý, chỉ đạo công tác Cơ yếu, bản chế độ công tác Cơ yếu tạm thời, từ những tháng cuối năm 1951 trở đi, cùng với việc lớp Trần Phú về nước, khóa học huấn luyện chính trị tổ chức ở Nghệ An và các phong trào học tập chính trị, quân sự do Đảng, Nhà nước, Quân đội phát động, nhận thức về công tác ơ yếu ở các cấp lãnh đạo cũng như đối với cán bộ, nhân viên cơ yếu đã có một bước chuyển biến mới.
10:00 | 06/09/2024
“Gã khổng lồ công nghệ” Meta, công ty mẹ của Facebook và Instagram vừa phải nộp phạt 36 triệu USD tại Brazil vì không kiểm soát được tình trạng quảng cáo lừa đảo tràn lan trên nền tảng của mình. Đây là một đòn giáng mạnh vào uy tín của Meta và đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của các công ty công nghệ trong việc bảo vệ người dùng khỏi các chiêu trò lừa đảo trực tuyến.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo buổi Lễ.
17:00 | 23/10/2024
Microsoft cho biết trong báo cáo thường niên ngày 15/10/2024 rằng Israel đã trở thành mục tiêu hàng đầu của các cuộc tấn công mạng của Iran kể từ khi cuộc chiến tranh ở Gaza bắt đầu vào năm ngoái.
10:00 | 25/10/2024