Theo kết quả khảo sát, tình trạng sử dụng phần mềm trái phép tuy có giảm nhẹ, nhưng vẫn còn phổ biến. Dù trên toàn cầu, tỷ lệ cài đặt phần mềm trái phép đã giảm 2% trong 2 năm qua, nhưng tỷ lệ sử dụng phần mềm trái phép vẫn ở mức báo động, chiếm 37% lượng phần mềm được cài đặt trên máy tính cá nhân. Giá trị thương mại tổng thể của phần mềm trái phép cũng đã giảm, nhưng đa số các quốc gia trong cuộc khảo sát đều có tỷ lệ phần mềm trái phép từ 50% trở lên.
“Tỷ lệ cao này không chỉ làm trì trệ nền kinh tế địa phương do sự tụt hậu trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ, mà còn cản trở sự tăng trưởng lợi nhuận của công ty và gây ra những rủi ro về bảo mật chưa từng thấy”, đại diện BSA nhận định.
Khảo sát cũng cho thấy, so với công bố năm 2016, tỷ lệ sử dụng phần mềm không bản quyền ở 6 khu vực mà BSA khảo sát đều giảm. Cụ thể, ở mức 57% (giảm 4%), châu Á – Thái Bình Dương cùng với Trung Quốc và Đông Âu là 2 khu vực có tỷ lệ sử dụng phần mềm không bản quyền cao nhất trong 6 khu vực BSA và IDC nghiên cứu; đứng thứ ba là Trung Đông - châu Phi, ở mức 56% (giảm 1%); tiếp đến là Mỹ La tinh, ở mức 52% (giảm 3%); Tây Âu có tỷ lệ vi phạm 26%, (giảm 2%); Bắc Mỹ là khu vực có tỷ lệ vi phạm thấp nhất thế giới, với 16% (giảm 1%).
Đáng chú ý, theo kết quả khảo sát mới được công bố, tỷ lệ phần mềm không bản quyền được cài đặt trong máy tính cá nhân của Việt Nam là 74%. So với nghiên cứu trước của BSA đã được công bố năm 2016, tỷ lệ này đã giảm được 4%. Theo đại diện BSA đây là tỷ lệ rất cao, cho thấy nỗ lực không nhỏ của các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam.
Với các kết quả nghiên cứu của BSA từ năm 2009 đến nay cho thấy, tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm máy tính ở Việt Nam đã giảm liên tục: 85% năm 2009; 83% năm 2010; 81% năm 2011 và 2013; 78% năm 2015 và 74% năm 2017.
BSA cho rằng, tỷ lệ nêu trên chịu ảnh hưởng một phần bởi các xu hướng lớn đang diễn ra ở Việt Nam. Lượng tiêu thụ máy vi tính PC tuy giảm mạnh, nhưng lượng cài đặt phần mềm tiêu dùng lại tăng, do kết quả của lượng tiêu thụ năm trước. “Vì thế, việc tỷ lệ phần mềm không phép giảm chủ yếu là kết quả của việc Việt Nam tiếp tục mở cửa thị trường, thực thi luật, tuyên truyền chứ không phải một yếu tố nội tại của thị trường. Số lượng cơ sở bán lẻ máy PC quy mô nhỏ đã giảm trong khi các nguồn cung cấp phần mềm đáng tin cậy hơn tăng. Các lo ngại về vấn đề an ninh do sử dụng phần mềm không bản quyền khiến một số người tiêu dùng, doanh nghiệp tìm đến phần mềm hợp pháp, chí ít là các phần mềm an ninh”, đại diện BSA nêu.
BSA cũng cho hay, kết quả khảo sát mới cũng cho thấy các Giám đốc CNTT (CIO) đã dần nhận thấy việc sử dụng phần mềm trái phép ngày càng tốn kém và gây nhiều rủi ro. Hiện tại, nguy cơ các tổ chức gặp phải phần mềm độc hại khi tiếp nhận hoặc cài đặt một gói phần mềm trái phép hay mua một chiếc máy tính cài sẵn phần mềm trái phép là 1/3. Trung bình, mỗi cuộc tấn công bởi phần mềm độc hại có thể tiêu tốn của doanh nghiệp 2,4 triệu USD và mất tới 50 ngày để khắc phục.
BSA đánh giá: Trong trường hợp việc nhiễm phần mềm độc hại khiến công ty phải ngừng hoạt động hoặc mất dữ liệu kinh doanh, có thể thương hiệu và danh tiếng của doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chi phí cho việc xử lý phần mềm độc hại có liên quan đến phần mềm trái phép cũng đang tăng lên. Giờ đây, một doanh nghiệp có thể phải tốn hơn 10.000 USD cho mỗi máy tính bị nhiễm phần mềm độc hại, tính tổng cộng thì các doanh nghiệp trên toàn thế giới phải tốn gần 359 tỉ USD một năm. Hiện tại, lý do hàng đầu mà các CIO viện dẫn cho việc đảm bảo phần mềm trên mạng lưới của họ được cấp phép đầy đủ là để tránh các mối đe dọa về bảo mật từ phần mềm độc hại.
Bà Victoria Espinel - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc BSA khuyến nghị: Các tổ chức trên toàn thế giới chưa tranh thủ được những lợi ích kinh tế và an ninh mà các phần mềm được quản lý tốt đem lại. Doanh nghiệp cần có các chương trình quản lý tài sản phần mềm (SAM) để đánh giá các phần mềm hiện có trên mạng, từ đó sẽ giảm được rủi ro từ các cuộc tấn công mạng nguy hiểm cũng như góp phần nâng cao thu nhập.
Điều tra này được BSA hợp tác cùng hãng nghiên cứu IDC thực hiện nhằm xác định số lượng và giá trị của phần mềm không bản quyền được cài đặt trên máy tính cá nhân tại hơn 110 nền kinh tế và khu vực, thu thập gần 23.000 phiếu trả lời của người tiêu dùng, người lao động và các CIO trong các lĩnh vực. |
P.T (tổng hợp)
13:20 | 25/10/2016
14:27 | 17/06/2016
08:15 | 25/06/2015
17:00 | 11/10/2024
Ngày 11/10/2024, tại Nha Trang, Hội thảo quốc gia lần thứ XXVII "Một số vấn đề chọn lọc của công nghệ thông tin và truyền thông" (VNICT 2024) đã diễn ra với sự tham gia của đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học đến từ các tổ chức, viện nghiên cứu và các trường đại học trên khắp cả nước.
12:00 | 03/10/2024
Trong 6 tháng đầu năm, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05, Bộ Công an) đã phát hiện và xử lý 20 sự cố tấn công mạng đặc biệt nghiêm trọng, nổi lên là hoạt động tấn công mã hoá dữ liệu, đòi tiền chuộc nhắm vào các tập đoàn, doanh nghiệp tài chính.
18:00 | 30/09/2024
Chiều ngày 30/9, Trung tâm Công nghệ thông tin và Giám sát an ninh mạng, Ban Cơ yếu Chính phủ đã tổ chức Lễ bế mạc diễn tập thực chiến đảm bảo an toàn thông tin mạng (ATTTM) cho hệ thống công nghệ thông tin của Ban Cơ yếu Chính phủ năm 2024.
08:00 | 24/09/2024
Sau đây là một số dấu mốc quan trọng tiêu biểu của ngành Cơ yếu Việt Nam liên quan đến ngày 24 tháng 9 mà Tạp chí An toàn thông tin điện tử tổng hợp. Xin kính mời quý vị và các bạn lắng nghe.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo buổi Lễ.
17:00 | 23/10/2024
Microsoft cho biết trong báo cáo thường niên ngày 15/10/2024 rằng Israel đã trở thành mục tiêu hàng đầu của các cuộc tấn công mạng của Iran kể từ khi cuộc chiến tranh ở Gaza bắt đầu vào năm ngoái.
10:00 | 25/10/2024