Theo Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), hiện nay, mạng Internet toàn cầu đang chuyển sang thế hệ mới sử dụng giao thức và địa chỉ IPv6 thay thế IPv4 để vừa giải quyết vấn đề cạn kiệt IPv4 vừa đáp ứng nhu cầu triển khai các dịch vụ mới, chất lượng cao như Internet vạn vật (IoT).
Thực hiện mục tiêu Chương trình Chuyển đổi số quốc gia và Chương trình IPv6 For Gov, Bộ TT&TT (Trung tâm Internet Việt Nam - VNNIC) đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ khối cơ quan Nhà nước. Từ năm 2015 đến nay, Bộ đã đào tạo về IPv6 và công nghệ chuyển đổi IPv6 cho 1.511 cán bộ thuộc khối cơ quan Nhà nước đến từ 20 Bộ, ngành, 57 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đồng thời phát triển Chương trình Đào tạo IPv6 trực tuyến, cung cấp trên.
Tính đến hết tháng 7/2021, tỷ lệ sử dụng IPv6 trên mạng Internet Việt Nam đạt 45% với (gấp 2,3 lần bình quân khu vực ASEAN; 1,7 lần bình quân toàn cầu). Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong chuyến đổi IPv6, được ghi nhận, đánh giá cao tại khu vực và quốc tế (đứng thứ 8 toàn cầu, tăng 2 bậc so với năm 2020; thứ 2 khu vực ASEAN; thứ 3 châu Á sau Án Độ và Malaysia).
Thực hiện Chương trình IPv6 For Gov, Bộ TT&TT đã thúc đẩy, hỗ trợ khối cơ quan nhà nước thông qua các hoạt động tư vấn, đào tạo. Đến nay, mức độ ứng dụng IPv6 ở khối tỉnh, thành phố đạt được các kết quả tích cực. Có 44/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành và thực hiện kế hoạch chuyển đổi IPv6; 15 tỉnh, thành phố đã chuyển đổi IPv6 thành công cho cổng thông tin điện tử, ; các tỉnh Bình Thuận, Vĩnh Long đã chuyển đổi IPv6 thành công cho hơn 300 cổng thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước các cấp trên địa bàn hai tỉnh.
Còn đối với khối Bộ, ngành Trung ương, tính đến tháng 7/2021, mới có 9 Bộ, ngành đã ban hành kế hoạch chuyển đổi IPv6 (Bộ TT&TT, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư pháp, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải); 3 Bộ, ngành chuyển đổi IPv6 thành công cho cổng thông tin điện tử gồm Bộ TT&TT, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước.
Để thực hiện hiệu quả công tác chuyển đổi Internet Việt Nam sang IPv6, tiên phong dẫn dắt công nghệ và phát triển tốt hạ tầng số đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, Bộ TT&TT đề nghị lãnh đạo các Bộ, ngành quan tâm, chỉ đạo triển khai sớm công tác chuyển đổi IPv6 trên hệ thống mạng, dịch vụ công nghệ thông tin của đơn vị.
Trong đó, sớm ban hành và triển khai kế hoạch chuyển đổi IPv6 cho hệ thống mạng, dịch vụ công nghệ thông tin của Bộ, ngành, bám sát Chương trình IPv6 For Gov, đồng bộ với kế hoạch phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Ưu tiên chuyển đổi hoạt động IPv6 cho cổng thông tin điện tử, cổng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 của Bộ, ngành theo yêu cầu tại Khoản 4, Điều 15, Thông tư số 32/2017/TT-BTTTT ngày 15/11/2017 của Bộ TT&TT quy định về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến và bảo đảm khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.
Tuệ Minh
10:00 | 01/06/2022
09:00 | 07/05/2021
08:00 | 08/09/2021
10:00 | 13/08/2021
14:00 | 15/08/2024
14:00 | 16/07/2020
10:00 | 04/10/2024
Noyb - Tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào quyền riêng tư kỹ thuật số có trụ sở tại Vienna (Áo) đã đệ đơn khiếu nại lên Cơ quan bảo vệ dữ liệu Áo, cáo buộc Mozilla âm thầm kích hoạt tính năng theo dõi người dùng trên trình duyệt Firefox mà không được sự đồng ý.
07:00 | 27/09/2024
Trung tâm điều phối an ninh mạng quốc gia Ukraine (NCCC) đã hạn chế việc sử dụng ứng dụng nhắn tin Telegram trong các cơ quan chính phủ, đơn vị quân đội và cơ sở hạ tầng quan trọng, với lý do lo ngại về an ninh quốc gia.
15:00 | 12/09/2024
Trong nỗ lực phòng, chống sự gia tăng các cuộc tấn công mạng, Google và Cơ quan khoa học quốc gia của Úc sẽ chung tay phát triển các công cụ kỹ thuật số tự động nhằm phát hiện và sửa các lỗ hổng phần mềm cho các nhà điều hành cơ sở hạ tầng quan trọng.
07:00 | 10/09/2024
Chính phủ Úc cho biết nước này có kế hoạch đưa ra các quy tắc quản lý trí tuệ nhân tạo (AI) trong bối cảnh các công cụ AI đang được triển khai nhanh chóng bởi các doanh nghiệp và trong cuộc sống hàng ngày.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo buổi Lễ.
17:00 | 23/10/2024
Microsoft cho biết trong báo cáo thường niên ngày 15/10/2024 rằng Israel đã trở thành mục tiêu hàng đầu của các cuộc tấn công mạng của Iran kể từ khi cuộc chiến tranh ở Gaza bắt đầu vào năm ngoái.
10:00 | 25/10/2024