1. Amass
Được phát triển trên nền tảng Golang, đây là một trong những công cụ hiệu quả nhất trong việc tìm kiếm số lượng lớn subdomain. Amass sử dụng nhiều kỹ thuật tìm kiếm subdomain như scrapping, recursive bruteforce, reverse DNS sweeping và Machine Learning để có được kết quả tốt nhất.
Việc cài đặt Amass cũng khá đơn giản. Người dùng có thể xem các hướng dẫn cài đặt và sử dụng trên trang github: hoặc có thể cài đặt thông qua S nap (có trên Kali Linux và các Linux Distros khác) thông qua lệnh: snap install amass. Sau khi cài đặt xong có thể sử dụng câu lệnh cơ bản dưới đây để tìm kiếm subdomain: amass enum -d example.com
2. SubBrute
Đây là một trong những công cụ có tốc độ nhanh nhất trong việc tìm kiếm subdomain. Một trong những tính năng nổi bật nhất chính là khả năng che giấu việc dò quét subdomain của công cụ này thông qua việc sử dụng các open resolvers làm proxy. Công cụ này cũng có thể hoạt động như một DNS spider, liên tục liệt kê các bản ghi DNS.
SubBrute hỗ trợ lọc các bản ghi DNS. Ví dụ: người dùng chỉ cần lấy bản ghi TXT từ bất kỳ tên miền nhất định nào thể sử dụng tùy chọn --type: ./subbrute.py -s google.names google.com --type TXT. Cùng với đó, SubBrute có thể được tích hợp vào các file script bằng cách sử dụng hàm subbrute.run(). Dưới đây là một ví dụ:
import subbrute
for d in subbrute.run ("yahoo.com"):
print(d)
Để sử dụng nâng cao, người dùng chỉ cần chạy: ./subbrute -h
3. Sublist3r
Sublist3r là một công cụ dựa trên Python. Công cụ này được sử dụng rộng rãi bởi những người săn tiền thưởng lỗi, cũng như các Blue team và Red team trên toàn cầu để thu thập dữ liệu miền phụ. Sử dụng bằng cách truy vấn các công cụ tìm kiếm như Bing, Yahoo!, Google, Baidu và các nguồn bên thứ 3 khác như cơ sở dữ liệu subdomain của Netcraft hoặc VirusTotal, có thể là một trong những công cụ hiệu quả nhất và nhanh nhất khi tìm tên miền phụ.
Yêu cầu tối thiểu của Sublist3r là phiên bản Python2 phiên bản 2.7.x hoặc Python3 phiên bản 3.4.x.
Để bắt đầu, người dùng cần sao chép repo Git, sau đó chạy cài đặt cho một số dependencies bằng pip: pip install -r request.txt. Hiện tại người dùng có thể thực hiện các tác vụ tìm kiếm tên miền phụ: ./sublist3r.py -d example.com
4.DNSRecon
DNSRecon là một trong những script được viết bằng Python nổi tiếng trong các công cụ tìm kiếm subdomain. Được hoạt động bằng cách kiểm tra tất cả các bản ghi NS để chuyển vùng AXFR và có thể rất hữu ích trong việc liệt kê DNS cho hầu hết mọi loại bản ghi, bao gồm MX, SOA, NS, TXT, SPF và SRV.
Cùng với đó, công cụ này cũng hỗ trợ kiểm tra Wildcard resolution và bruteforce các bản ghi loại A và AAAA sử dụng wordlist có sẵn. Đồng thời, có thể truy vấn Google dorks để tìm miền phụ được lập chỉ mục bởi GoogleBot.
Sau khi tải xuống DNSRecon, người dùng sẽ cần cài đặt một số package bắt buộc với pip: pip install -r request.txt
Sau đó, người dùng có thể chạy công cụ này: ./dnsrecon.py -d example.com
5.AltDNS
AltDNS là một công cụ khám phá tên miền phụ dựa trên công việc với các thay đổi và hoán vị. Bằng cách đặt wordlist riêng biệt của người dùng hoặc sử dụng wordlist mặc định tại altdns/words.txt, cũng như sử dụng danh sách các miền phụ đã được xác nhận, người dùng có thể chạy script để tạo ra các từ có thể có trong tên miền.
AltDNS bao gồm một tập dữ liệu gồm hơn 200 miền phụ có thể được sử dụng để tạo ra các miền phụ hợp lệ. Sau khi clone git về, cài đặt các package yêu cầu thông qua pip: pip install -r request.txt.
Sau đó, người dùng có thể chạy AltDNS: ./altdns.py -i subdomains.txt -o data_output -w words.txt -r -s results_output.txt.
Mai Hương
15:00 | 19/02/2021
13:00 | 10/05/2024
16:00 | 17/12/2020
18:00 | 07/08/2021
09:00 | 16/09/2020
10:00 | 14/11/2024
Một ví dụ điển hình trong việc triển khai mô hình Zero Trust thành công là của Tập đoàn công nghệ Microsoft. Điều này minh chứng cho cách một tổ chức lớn có thể bảo vệ tài nguyên và người dùng bằng các phương pháp kiểm soát nghiêm ngặt, đảm bảo an ninh mạng toàn diện. Đây cũng là bài học kinh nghiệm cho các tổ chức trong quá trình triển khai mô hình bảo mật hiện đại này.
19:00 | 30/04/2024
Theo báo cáo năm 2022 về những mối đe doạ mạng của SonicWall, trong năm 2021, thế giới có tổng cộng 623,3 triệu cuộc tấn công ransomware, tương đương với trung bình có 19 cuộc tấn công mỗi giây. Điều này cho thấy một nhu cầu cấp thiết là các tổ chức cần tăng cường khả năng an ninh mạng của mình. Như việc gần đây, các cuộc tấn công mã độc tống tiền (ransomware) liên tục xảy ra. Do đó, các tổ chức, doanh nghiệp cần quan tâm hơn đến phương án khôi phục sau khi bị tấn công.
10:00 | 10/04/2024
Hiện nay, số lượng các cuộc tấn công mạng nhắm đến hệ điều hành Linux đang ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ tinh vi, đặc biệt là các sự cố liên quan đến việc lộ lọt mật khẩu. Thông thường, khi tạo tài khoản mới trên Linux, người dùng có thể sử dụng những mật khẩu tùy ý, kể cả những mật khẩu yếu, điều này có thể gây ra nhiều rủi ro bảo mật tiềm ẩn trong hệ thống mạng, các tác nhân đe dọa sẽ dễ dàng tấn công và xâm phạm tài khoản hơn. Do đó, cần phải thực thi các chính sách sử dụng mật khẩu đủ mạnh để bảo vệ tài khoản người dùng tránh bị tấn công. Trong bài viết này sẽ gửi đến độc giả hướng dẫn thiết lập cấu hình mật khẩu an toàn trên Linux với nền tảng Centos 7.
10:00 | 22/03/2024
Với sự tương tác kinh tế, xã hội và văn hóa ngày càng diễn ra phổ biến trên Internet, nhu cầu ngày càng tăng trong vài thập kỷ qua nhằm bắt chước sự ngẫu nhiên của thế giới tự nhiên và tạo ra các hệ thống kỹ thuật số để tạo ra các kết quả không thể đoán trước. Các trường hợp sử dụng cho tính không thể đoán trước này bao gồm đưa vào sự khan hiếm nhân tạo, xây dựng các cơ chế bảo mật mạnh mẽ hơn và tạo điều kiện cho các quy trình ra quyết định trung lập đáng tin cậy. Trong bài viết này, tác giả sẽ phân tích tính ngẫu nhiên, tìm hiểu về các loại ngẫu nhiên và vai trò quan trọng của sự ngẫu nhiên đối với Blockchain và hệ sinh thái Web3.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Davey Winder - một hacker và cũng là nhà phân tích an ninh mạng kỳ cựu cho biết, các cuộc tấn công mạng đang ngày càng phức tạp và Gmail là một trong những mục tiêu hàng đầu của các tin tặc. Tính năng xác thực hai yếu tố đã không còn an toàn khi có những báo cáo cho thấy tin tặc đã vượt qua biện pháp này.
14:00 | 20/11/2024