Theo đó, các hệ thống thông tin của cơ quan báo chí nếu không được phòng vệ, ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố không chỉ gây ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan ngôn luận, tuyên truyền của Đảng, Nhà nước mà còn ảnh hưởng tới nhu cầu tiếp cận thông tin chính thống của người dân.
Vì thế, để bảo đảm việc ứng cứu, xử lý sự cố tấn công mạng đối với cơ quan báo chí một cách kịp thời, đồng bộ và hiệu quả, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT hướng dẫn các cơ quan báo chí triển khai một số biện pháp ứng cứu, xử lý sự cố.
Theo hướng dẫn, khi xảy , các cơ quan báo chí cần thực hiện theo Quy trình phối hợp ứng cứu, xử lý sự cố tấn công mạng mới được Cục An toàn thông tin xây dựng. Quy trình này được Cục xây dựng trên cơ sở Quy trình ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng đã được Bộ TT&TT quy định trong Thông tư 20 năm 2017 về điều phối, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc, nhưng theo hướng dễ hiểu, giản lược, rõ ràng.
gồm 5 bước: Phát hiện, báo cáo sự cố; xác định hình thức tấn công, mức độ khẩn cấp; ứng cứu sự cố, khôi phục hệ thống; điều phối, ứng cứu sự cố; kết thúc xử lý sự cố, với thời gian cụ thể cho mỗi bước. Tổng thời gian từ lúc phát hiện sự cố đến lúc hoàn thành ứng cứu ban đầu là tối đa 33 giờ. Tại mỗi bước đều có trách nhiệm cụ thể của Cục An toàn thông tin và cơ quan chủ quản, đơn vị vận hành, bộ phận ứng cứu tại chỗ.
Một điểm đáng chú ý của Quy trình là vai trò của Cục An toàn thông tin được thể hiện rõ ở tất cả các bước và là đầu mối chủ trì điều phối ứng cứu, xử lý sự cố vượt tầm kiểm soát của cơ quan báo chí. Cục An toàn thông tin chủ trì điều phối các bên gồm: ISP, doanh nghiệp an toàn an ninh mạng, Sở TT&TT các tỉnh thành phố… tham gia ứng cứu, xử lý sự cố khi sự cố vượt khỏi tầm kiểm soát của cơ quan chủ quản.
Quy trình mới được ban hành cũng bổ sung thêm trách nhiệm của Cục An toàn thông tin sau khi hoàn thành ứng cứu ban đầu là tiếp tục hỗ trợ theo dõi khắc phục sự cố trong vòng 1 tuần.
Bên cạnh việc hướng dẫn Quy trình phối hợp ứng cứu, xử lý sự cố tấn công mạng, Cục An toàn thông tin còn khuyến nghị các cơ quan báo chí cần triển khai phương án phòng ngừa sự cố tấn công mạng, bao gồm: triển khai mô hình 4 lớp đảm bảo an toàn thông tin và xây dựng phương án ứng cứu sự cố tấn công mạng.
Ngoài ra, Cục An toàn thông tin đề nghị các cơ quan báo chí cung cấp thông tin các hệ thống cần Cục An toàn thông tin hỗ trợ giám sát, cảnh báo, đánh giá và gán nhãn Tín nhiệm mạng, gửi về Cục trước ngày 5/7.
M.H
10:00 | 25/06/2021
10:00 | 28/10/2021
18:00 | 07/08/2021
14:00 | 31/01/2023
10:00 | 12/07/2021
07:00 | 16/06/2021
15:00 | 18/03/2020
10:00 | 16/08/2024
Trong những năm gần đây, công nghệ Deepfake đã trở nên ngày càng phổ biến hơn, cho phép tạo ra các video thực đến mức chúng ta khó có thể phân biệt với các video quay thực tế. Tuy nhiên, công nghệ này đã bị các tác nhân đe dọa lợi dụng để tạo ra những nội dung giả mạo, hoán đổi khuôn mặt nhằm mục đích lừa đảo, gây ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Do đó, việc phát triển các công cụ phát hiện Deepfake mang tính cấp bách hơn bao giờ hết. Bài viết này sẽ giới thiệu tổng quan về một số kỹ thuật và công cụ phát hiện Deepfake hiệu quả.
09:00 | 28/04/2024
Thời gian gần đây, lĩnh vực an toàn thông tin ghi nhận hình thức bảo mật Bug Bounty đang ngày càng nở rộ. Tuy nhiên, bên cạnh những số liệu khủng về giải thưởng, lỗ hổng được phát hiện, vẫn có những ý kiến trái chiều về hiệu quả thực sự mà Bug Bounty đem lại cho các tổ chức, doanh nghiệp.
15:00 | 19/02/2024
SoftEther là phần mềm xây dựng mạng riêng ảo (Virtual Private Network - VPN ) cho phép hoạt động ở lớp 2 trong mô hình OSI (lớp liên kết dữ liệu). SoftEther tích hợp nhiều giao thức VPN mà có thể hoạt động ở các lớp khác nhau, trong đó có giao thức SE-VPN hoạt động ở lớp 2. Bài viết này giới thiệu về giải pháp máy chủ VPN tích hợp SoftEther, cũng như trình bày về cách xử lý, đóng gói gói tin của giao thức SE-VPN được sử dụng trong máy chủ SoftEther.
10:00 | 02/01/2024
Trong hệ mật RSA, mô hình hệ mật, cấu trúc thuật toán của các nguyên thủy mật mã là công khai. Tuy nhiên, việc lựa chọn và sử dụng các tham số cho hệ mật này sao cho an toàn và hiệu quả là một vấn đề đã và đang được nhiều tổ chức quan tâm nghiên cứu. Trong bài viết này, nhóm tác giả đã tổng hợp một số khuyến nghị cho mức an toàn đối với độ dài khóa RSA được Lenstra, Verheul và ECRYPT đề xuất.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Nhằm trang bị cho người dân “vũ khí” chống lừa đảo trên không gian mạng, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) triển khai chiến dịch quốc gia với 5 nhóm kỹ năng thiết yếu, từ nhận biết dấu hiệu lừa đảo đến xử lý tình huống khi bị tấn công.
10:00 | 18/10/2024