Hiện nay ứng dụng thanh toán trực tuyến MoMo đang áp dụng các công nghệ bảo mật nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng bằng các tính năng cụ thể sau: (1) Xác thực hai lớp: bằng mật khẩu do người dùng tự đặt và mã xác thực OTP được gửi tới số điện thoại đăng ký; (2) Xác thực bằng vân tay: cho phép người dùng quét vân tay để xác nhận khi đăng nhập (chỉ với thiết bị di động có tích hợp cảm biến vân tay); (3) Tự động khóa ứng dụng khi người dùng không thao tác trong thời gian 5 phút hoặc ngay khi tắt ứng dụng. Ngoài ra, người dùng có thể cài đặt tự động khóa ngay khi đóng màn hình ứng dụng; (4) Bảo mật đường truyền internet bằng chuẩn SSL/TLS được cấp chứng chỉ bởi tổ chức bảo mật toàn cầu GlobalSign, giúp bảo vệ dữ liệu toàn vẹn khi giao dịch trong môi trường mạng.
Hệ thống bảo mật thông minh của MoMo có khả năng nhận diện các giao dịch bất thường để ngay lập tức chặn giao dịch, khóa tài khoản MoMo, đồng thời cảnh báo tới người dùng. Để đảm bảo thanh toán trực tuyến MoMo được an toàn, người dùng cần thực hiện một số thao tác thiết lập bảo mật cho ứng dụng được hướng dẫn cụ thể như sau:
Tài khoản tin tưởng > Chọn 3 người từ danh bạ để nhận được sự trợ giúp an toàn trong trường hợp cần khôi phục lại mật khẩu.
Câu hỏi bảo mật > Chọn 3 câu hỏi bảo mật chỉ mình bạn biết hoặc khó đoán ngay cả người quen để xác nhận danh tính và giúp lấy lại mật khẩu.
Khi người dùng muốn tạo giao dịch trên ứng dụng với giá trị vượt quá hạn mức thanh toán, ứng dụng MoMo sẽ tự động yêu cầu bạn nhập lại mật khẩu (hoặc xác thực vân tay) để xác nhận là chủ tài khoản đang thực hiện giao dịch. Hạn mức thanh toán mặc định của ứng dụng là 200.000 VNĐ. Người dùng có thể thay đổi hạn mức hoặc tắt tính năng này bằng cách thực hiện các bước sau:
Hoàng Hằng
14:00 | 13/10/2015
11:00 | 17/06/2022
15:00 | 09/06/2022
13:00 | 20/04/2022
15:00 | 09/05/2022
17:00 | 18/12/2020
10:00 | 18/10/2024
Nhằm trang bị cho người dân “vũ khí” chống lừa đảo trên không gian mạng, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) triển khai chiến dịch quốc gia với 5 nhóm kỹ năng thiết yếu, từ nhận biết dấu hiệu lừa đảo đến xử lý tình huống khi bị tấn công.
14:00 | 11/09/2024
Keylogger là phần cứng hoặc phần mềm có khả năng theo dõi tất cả các hoạt động thao tác nhập bàn phím, trong đó có các thông tin nhạy cảm như tên người dùng, mật khẩu thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng, tài khoản mạng xã hội hay các thông tin cá nhân khác. Keylogger thậm chí có thể ghi lại các hành động gõ phím từ bàn phím ảo, bao gồm các phím số và ký tự đặc biệt. Bài báo sẽ hướng dẫn độc giả cách thức phát hiện và một số biện pháp kiểm tra, ngăn chặn các chương trình Keylogger nhằm bảo vệ máy tính trước mối đe dọa nguy hiểm này.
08:00 | 22/05/2024
Phần II của bài báo tiếp tục tập trung đánh giá một số công nghệ Blockchain phổ biến hiện nay, từ đó, xem xét tính ứng dụng của các công nghệ này đối với Việt Nam.
10:00 | 22/09/2023
Internet robot hay bot là các ứng dụng phần mềm thực hiện các tác vụ lặp đi lặp lại một cách tự động qua mạng. Chúng có thể hữu ích để cung cấp các dịch vụ như công cụ tìm kiếm, trợ lý kỹ thuật số và chatbot. Tuy nhiên, không phải tất cả các bot đều hữu ích. Một số bot độc hại và có thể gây ra rủi ro về bảo mật và quyền riêng tư bằng cách tấn công các trang web, ứng dụng dành cho thiết bị di động và API. Bài báo này sẽ đưa ra một số thống kê đáng báo động về sự gia tăng của bot độc hại trên môi trường Internet, từ đó đưa ra một số kỹ thuật ngăn chặn mà các tổ chức/doanh nghiệp (TC/DN) có thể tham khảo để đối phó với lưu lượng bot độc hại.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Nhằm trang bị cho người dân “vũ khí” chống lừa đảo trên không gian mạng, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) triển khai chiến dịch quốc gia với 5 nhóm kỹ năng thiết yếu, từ nhận biết dấu hiệu lừa đảo đến xử lý tình huống khi bị tấn công.
10:00 | 18/10/2024