Một trong những chức năng quan trọng thường có ở các mã độc là khả năng ẩn mình trên hệ thống bị lây nhiễm. Trong đó, các tiến trình của mã độc thường sử dụng các tên gần giống hoặc giống hoàn toàn với tiến trình thật của hệ thống, ví dụ: svchost.exe, explorer.exe. Do đó, người quản trị cần có khả năng phát hiện ra các tiến trình nghi ngờ là tiến trình của mã độc để xác định và phục vụ công tác tháo gỡ.
Để liệt kê các tiến trình đang chạy trên hệ thống, quản trị viên có thể sử dụng ứng dụng Task Manager có sẵn để thực hiện liệt kê. Tuy nhiên, ứng dụng có sẵn này thường chỉ liệt kê các thông tin cơ bản mà thiếu đi các thông tin quan trọng khác giúp quản trị viên có thể phân biệt được giữa tiến trình độc hại và tiến trình an toàn.
Để khắc phục các nhược điểm của ứng dụng Task Manager, Microsoft đã phát hành ứng dụng mới mang tên Process Explorer để cung cấp nhiều hơn thông tin cho người sử dụng. Process Explorer là một phần trong gói ứng dụng Sysinternal Suite có thể tải về từ website của Microsoft theo địa chỉ technet.microsoft.com.
Bằng cách sử dụng Process Explorer, quản trị viên có thể có được nhiều thông tin hơn về một tiến trình đang chạy trên hệ thống. Cụ thể như:
- Các thư viện dll mà tiến trình sử dụng;
- Cây tiến trình để xác định tiến trình khởi tạo;
- Trạng thái của tiến trình;
- Hiệu năng riêng của tiến trình;
- Và nhiều thông tin khác.
Để xác định một tiến trình bất thường, quản trị viên thường phải chú ý đến một số đặc điểm như:
- Tiến trình không có Description;
- Tiến trình không có Company Name;
- Tiến trình có các hoạt động mạng trên nền TCP/IP bất thường;
- Tiến trình không thể verify theo chữ ký số của nhà sản xuất.
Ngoài ra, Process Explorer còn có cung cấp khả năng tải file của tiến trình lên website VirusTotal để dò quyét trên nhiều ứng dụng phòng chống mã độc.
Trong trường hợp kết quả trả về từ VirusTotal cho thấy tiến trình trên là tiến trình của mã độc, quản trị viên có thể loại bỏ tiến trình bằng cách sử dụng chức năng “kill” của ứng dụng để loại bỏ tạm thời tiến trình ra khỏi hệ thống.
Cục An toàn thông tin
07:00 | 06/07/2018
15:00 | 18/03/2020
09:00 | 05/06/2018
15:00 | 21/03/2018
10:00 | 16/08/2024
Trong những năm gần đây, công nghệ Deepfake đã trở nên ngày càng phổ biến hơn, cho phép tạo ra các video thực đến mức chúng ta khó có thể phân biệt với các video quay thực tế. Tuy nhiên, công nghệ này đã bị các tác nhân đe dọa lợi dụng để tạo ra những nội dung giả mạo, hoán đổi khuôn mặt nhằm mục đích lừa đảo, gây ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Do đó, việc phát triển các công cụ phát hiện Deepfake mang tính cấp bách hơn bao giờ hết. Bài viết này sẽ giới thiệu tổng quan về một số kỹ thuật và công cụ phát hiện Deepfake hiệu quả.
13:00 | 30/07/2024
Trong thế giới số hiện nay, việc nhận thức về cách các công ty thu thập và sử dụng dữ liệu của người dùng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nếu dữ liệu cá nhân rơi vào tay kẻ xấu, người dùng có thể trở thành nạn nhân của việc gian lận và bị đánh cắp danh tính. Dưới đây là năm lời khuyên để bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu cho người dùng.
10:00 | 20/05/2024
Công nghệ Blockchain hiện nhận được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu và ứng dụng trên toàn thế giới, với nhiều nền tảng có thể kể đến như Bitcoin, Etherum, Solana, Polygon…. Bài báo này tập trung trình bày về các công nghệ Blockchain phổ biến hiện nay, tiến hành so sánh, đánh giá đặc điểm của những công nghệ này và đưa ra các lưu ý khi sử dụng trong thực tế.
11:00 | 13/05/2024
Trong lĩnh vực chữ ký số, lược đồ ký số dựa trên đường cong Elliptic (ECDSA) được đánh giá là một trong những lược đồ chữ ký số có độ an toàn cao, dù ra đời sau nhưng ECDSA đang dần được thay thế cho lược đồ ký số RSA. Bài báo này tập trung giới thiệu lược đồ ECDSA, ứng dụng của ECDSA trong thực tế và các tham số an toàn được khuyến nghị dùng cho ECDSA.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Nhằm trang bị cho người dân “vũ khí” chống lừa đảo trên không gian mạng, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) triển khai chiến dịch quốc gia với 5 nhóm kỹ năng thiết yếu, từ nhận biết dấu hiệu lừa đảo đến xử lý tình huống khi bị tấn công.
10:00 | 18/10/2024