Quản lý chuỗi cung ứng là rất cần thiết đối với các hoạt động kinh doanh. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, chuỗi cung ứng ngày càng trở nên phức tạp và liên kết với nhau, các doanh nghiệp phải dựa vào một hệ sinh thái rộng lớn bao gồm các nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối và hậu cần để cung cấp hàng hóa và dịch vụ đến khách hàng trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, sự phức tạp này cũng có nghĩa là sự gián đoạn trong có thể xảy ra thường xuyên hơn, một bài học đã được rút ra trong đại dịch toàn cầu COVID-19. Sự gián đoạn này có thể dẫn đến thiếu nguyên liệu, làm chậm hoạt động sản xuất kinh doanh và từ đó gây tổn hại đến danh tiếng thương hiệu hoặc ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Triển khai chiến lược SCRM là một phương án để các doanh nghiệp xây dựng khả năng phục hồi giúp đảm bảo hoạt động kinh doanh có thể diễn ra liên tục. Với sự chuẩn bị chủ động, các doanh nghiệp có thể tránh hoặc giảm thiểu sự gián đoạn, giảm chi phí, cải thiện chất lượng và nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Bên cạnh đó, SCRM cũng giúp các doanh nghiệp tuân thủ các quy định, bảo vệ thương hiệu và thúc đẩy tính bền vững.
Rủi ro chuỗi cung ứng bên trong và bên ngoài có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm thiên tai, sự kiện chính trị, sự phá sản của nhà cung cấp, các vấn đề về chất lượng và tấn công mạng. Các rủi ro này được chia thành các nhóm chính dưới đây:
Sự kiện mang tính toàn cầu
Như thiên tai, động đất, bão hoặc lũ lụt có thể làm đảo lộn chuỗi cung ứng. Những diễn biến chính trị và kinh tế cũng có thể xảy ra, bao gồm chiến tranh và bất ổn chính trị, tranh chấp thương mại, đình công và biến động trong định giá tiền tệ cũng như giá nhiên liệu. Các quy trình quản lý rủi ro đưa ra các kế hoạch dự phòng có thể hạn chế tác động của những sự kiện đó.
Rủi ro do phía nhà cung cấp
Chuỗi cung ứng lành mạnh dựa vào quan hệ đối tác lành mạnh với nhà cung cấp. Điểm yếu về độ ổn định tài chính của nhà cung cấp, hạn chế về năng lực hoặc các vấn đề khác có thể tạo ra sự bất ổn. Nếu nghi ngờ của nhà cung cấp, các doanh nghiệp dựa vào nhà cung cấp đó có thể quyết định đa dạng hóa nguồn cung hoặc xây dựng các phương án dự phòng để đảm bảo dòng nguyên liệu hoặc linh kiện ổn định.
Các mối đe dọa an ninh mạng
Các hệ thống kỹ thuật số và công nghệ thông thường được sử dụng để quản lý đơn đặt hàng, hàng tồn kho và phân phối nhưng cũng khiến chuỗi cung ứng ngày càng dễ bị tấn công mạng. Các tấn công bằng và có thể làm ngừng hoạt động sản xuất, trì hoãn việc phân phối và gây tốn kém chi phí. Nếu dữ liệu nhạy cảm của chuỗi cung ứng bị vi phạm có thể làm lộ thông tin độc quyền hoặc dữ liệu khách hàng, dẫn đến thiệt hại về danh tiếng và hậu quả pháp lý.
Các tấn công mạng cũng có thể làm gián đoạn hoạt động vận tải và hậu cần, làm hư hại cơ sở hạ tầng quan trọng, đánh cắp tài sản trí tuệ, tạo ra các sản phẩm giả mạo hoặc gian lận tài chính lâu dài. SCRM sẽ đánh giá các lỗ hổng trong hệ thống kỹ thuật số và quyền riêng tư của dữ liệu, giúp các tổ chức phát triển các kế hoạch bảo mật và ứng phó.
Biến động nhu cầu
Nhu cầu của người tiêu dùng đang thay đổi nhanh hơn (và khó đoán hơn) khi nhu cầu, sở thích và sự lựa chọn ngày càng phong phú thì việc dự đoán chính xác nhu cầu có thể làm giảm thiểu rủi ro thông qua tối ưu hóa mức tồn kho và tạo sự linh hoạt trong kế hoạch sản xuất và kênh phân phối để đáp ứng nhu cầu khác nhau, từ đó tác động lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Vấn đề về đạo đức và trách nhiệm đối với xã hội
Khi hành vi của nhà cung cấp không phù hợp với các tiêu chuẩn quy định quốc tế (các hành vi phi đạo đức liên quan đến nhân quyền, vi phạm quyền của người lao động và gây ảnh hưởng đến môi trường) hoặc giá trị của doanh nghiệp có thể gây hậu quả cho nhiều người. Quản lý rủi ro trong lĩnh vực này đòi hỏi sự thẩm định kỹ lưỡng các hoạt động thực tiễn của toàn bộ chuỗi cung ứng và đánh giá một cách cẩn thận các lựa chọn thay thế.
Một quy trình SCRM hiệu quả có thể bao gồm bốn bước sau:
Xác định: Các doanh nghiệp sẽ muốn phát hiện các vấn đề hoặc điểm yếu tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ chuỗi cung ứng của họ. Việc xác định rủi ro có thể được thực hiện bằng cách tiến hành đánh giá rủi ro, xem xét cả các yếu tố bên trong và bên ngoài, chẳng hạn như vị trí của nhà cung cấp, tuyến đường vận chuyển, sự ổn định chính trị và thời tiết.
Đánh giá: Sau khi đã xác định được các lỗ hổng tiềm ẩn, các doanh nghiệp có thể xác định khả năng xảy ra và tác động có thể trong ngắn hạn và dài hạn thông qua dữ liệu và nghiên cứu để giúp đánh giá rủi ro chuỗi cung ứng cả về mặt định lượng và định tính. Chấm điểm rủi ro, phân tích kịch bản và đánh giá của chuyên gia có thể hữu ích trong việc so sánh dữ liệu trong quá khứ và đưa ra dự báo dựa trên các số liệu hiện tại và các yếu tố rủi ro.
Giảm thiểu: Sau khi xác định và phân tích rủi ro, các doanh nghiệp có thể quyết định đưa ra các chiến lược để giải quyết, tập trung vào các vấn đề quan trọng nhất. Các chiến lược giảm thiểu rủi ro có thể liên quan đến việc đa dạng hóa nhà cung cấp, cải thiện quản lý hàng tồn kho, tăng cường truyền thông, đầu tư vào công nghệ và phát triển các kế hoạch dự phòng.
Giám sát: Các doanh nghiệp có thể muốn theo dõi chặt chẽ hoạt động của chuỗi cung ứng và xem xét các chính sách cũng như thủ tục SCRM thường xuyên. Cách tiếp cận này có thể bao gồm việc theo dõi các chỉ số hiệu suất chính, tiến hành kiểm toán, xây dựng mối quan hệ bền chặt với nhà cung cấp và thu hút các bên liên quan. Mục tiêu là và đảm bảo đưa ra quyết định sáng suốt.
Một trong những lợi ích quan trọng nhất của SCRM là khả năng phục hồi được cải thiện. Bằng cách xác định các rủi ro tiềm ẩn và phát triển các kế hoạch dự phòng, các doanh nghiệp có thể chuẩn bị và ứng phó với các sự kiện bất ngờ, đồng thời đảm bảo an toàn chuỗi cung ứng trong toàn bộ hoạt động của mình. Điều này không chỉ giúp các doanh nghiệp duy trì hoạt động liên tục mà còn đảm bảo có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng và duy trì lợi thế cạnh tranh của mình.
SCRM hiệu quả cũng có thể giúp giảm chi phí bằng cách xác định các lĩnh vực gây lãng phí hoặc kém hiệu quả. Ví dụ, bằng cách tối ưu hóa mức tồn kho, các doanh nghiệp có thể giảm chi phí lưu kho và nguy cơ hết hàng. Tương tự, bằng cách hợp lý hóa các quy trình hậu cần, các doanh nghiệp có thể giảm chi phí vận chuyển và cải thiện thời gian giao hàng.
Bằng cách đảm bảo rằng các nhà cung cấp đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và yêu cầu pháp lý, doanh nghiệp có thể tránh được chi phí thu hồi sản phẩm và bị phạt pháp lý. Điều này không chỉ bảo vệ danh tiếng của doanh nghiệp mà còn đảm bảo rằng các nhà bán lẻ và khách hàng nhận được các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao.
Việc xác định và giải quyết sớm các vấn đề tiềm ẩn có thể giúp tránh được dư luận tiêu cực, từ đó bảo vệ hình ảnh thương hiệu và các mối quan hệ của doanh nghiệp với các bên liên quan. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp áp dụng xu hướng có trách nhiệm đối với xã hội và tìm cách đạt được các mục tiêu về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) - bộ tiêu chuẩn để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng. SCRM đưa ra cách thức hỗ trợ các hoạt động bền vững và đảm bảo rằng tất cả các bộ phận của chuỗi cung ứng đang hạn chế tác động đến môi trường.
Việc triển khai SCRM có thể là thách thức đối với các doanh nghiệp do một số yếu tố. Chuỗi cung ứng toàn cầu hiện đại rất phức tạp, gây khó khăn cho việc theo dõi chi tiết chặt chẽ từng bước. Hơn nữa, nếu không có quyền truy cập vào dữ liệu đáng tin cậy về các nhà cung cấp của mình, doanh nghiệp sẽ không thể đánh giá rủi ro một cách đầy đủ và chính xác. Một số nhà cung cấp có thể miễn cưỡng cung cấp dữ liệu do lo ngại về hoặc sợ mất lợi thế cạnh tranh.
Công nghệ mới, đào tạo và giám sát thực hành đòi hỏi đầu tư tài chính mà đôi khi có thể là quá nhiều để các doanh nghiệp nhỏ có thể đáp ứng. Càng có nhiều bên liên quan tham gia thì ngân sách cần thiết để duy trì sự thẩm định đối với tất cả các bên liên quan càng lớn.
Các công nghệ tiên tiến cung cấp những cách thức mới và mạnh mẽ để phân tích chuỗi cung ứng, đồng thời cải thiện khả năng hiển thị và tính minh bạch của chuỗi cung ứng.
Theo dõi và giám sát: Các thiết bị cảm biến, hệ thống định vị toàn cầu GPS và Internet of Things (IoT) có thể cung cấp nhiều thông tin theo thời gian thực ở tất cả các giai đoạn của chuỗi cung ứng. Những thiết bị này giúp theo dõi từng giai đoạn của vòng đời sản phẩm từ thu mua nguyên liệu thô đến sản xuất, phân phối và sử dụng cuối cùng. Dữ liệu chuỗi cung ứng được thu thập từ nhiều điểm khác nhau có thể thúc đẩy tối ưu hóa bằng cách cung cấp thông tin chuyên sâu về hiệu quả hoạt động, rủi ro tiềm ẩn và các lĩnh vực cần cải thiện.
Tự động hóa: Các công cụ tự động hóa và công nghệ robot có thể tăng hiệu quả trong chuỗi cung ứng bằng cách giảm lỗi của con người. Các hệ thống tự động cũng có thể hoạt động trong điều kiện nguy hiểm, từ đó giảm thiểu rủi ro.
Là một sổ cái bất biến và có thể truy cập, blockchain có thể nâng cao tính minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng, giúp cho việc xác minh tính xác thực của sản phẩm và theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa trở nên dễ dàng hơn.
Trí tuệ nhân tạo: Các thuật toán và máy học (ML) có thể phân tích lượng dữ liệu khổng lồ để xác định các tuyến vận chuyển hiệu quả nhất, phát hiện những gián đoạn hoặc mâu thuẫn tiềm ẩn và hiểu rõ hơn về tác động đối với môi trường. Phần mềm mô phỏng có thể giúp mô hình hóa các tình huống tiềm ẩn để dự đoán rủi ro và phát triển các kế hoạch dự phòng.
Điện toán đám mây: Điện toán đám mây có thể cung cấp các giải pháp có thể mở rộng để lưu trữ và chia sẻ dữ liệu giúp cộng tác và trao đổi thông tin dễ dàng hơn ở tất cả các giai đoạn của chuỗi cung ứng.
SCRM liên quan đến nhiều vai trò khác nhau trong một tổ chức. Nhóm quản lý rủi ro có thể được thành lập để xây dựng và thực hiện chiến lược tổng thể nhằm xác định, đánh giá và giảm thiểu các sự kiện rủi ro cũng như giám sát khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng. Nhóm mua sắm chịu trách nhiệm lựa chọn các nhà cung cấp tiềm năng và quản lý các nhà cung cấp hiện tại, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và giao hàng. Các nhóm vận hành quản lý sản xuất, tồn kho và hậu cần, đảm bảo hoạt động hiệu quả và linh hoạt. Nhóm công nghệ thông tin triển khai và duy trì các giải pháp công nghệ hỗ trợ quy trình SCRM.
Trong nỗ lực thúc đẩy tính bền vững trong kinh doanh, SCRM giúp các doanh nghiệp xác định và giải quyết các rủi ro về môi trường và xã hội trong chuỗi cung ứng của họ, bao gồm các vấn đề liên quan đến tác động môi trường, chất thải, sử dụng năng lượng và nguồn lao động. Ví dụ, việc triển khai các công nghệ theo dõi việc sử dụng năng lượng có thể giúp giảm đáng kể lượng khí thải carbon.
SCRM cũng có thể giúp các doanh nghiệp thúc đẩy các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn bằng cách giảm chất thải. Thông qua đánh giá rủi ro một cách đầy đủ, các doanh nghiệp sẽ ở vị thế tốt hơn khi đưa ra quyết định phù hợp với mục tiêu và giá trị của họ.
Việc có kế hoạch dự phòng cho những sự gián đoạn tiềm ẩn sẽ giúp các doanh nghiệp ngăn chặn các tình huống lãng phí và cho phép duy trì việc theo đuổi các mục tiêu bền vững ngay cả khi có những thay đổi bất ngờ. Một chương trình quản lý rủi ro kỹ lưỡng có thể củng cố danh tiếng của công ty về trách nhiệm doanh nghiệp, điều này có thể rất quan trọng đối với hình ảnh thương hiệu của công ty. Do đó, quản lý rủi ro chuỗi cung ứng là một phần quan trọng của chiến lược bền vững hoàn chỉnh.
Hoàng Phương, Viện KHCNMM
08:00 | 04/12/2023
07:00 | 23/10/2023
13:00 | 20/09/2023
12:00 | 25/08/2022
16:00 | 19/09/2024
15:00 | 28/07/2022
08:00 | 07/05/2024
Sự phổ biến của các giải pháp truyền tệp an toàn là minh chứng cho nhu cầu của các tổ chức trong việc bảo vệ dữ liệu của họ tránh bị truy cập trái phép. Các giải pháp truyền tệp an toàn cho phép các tổ chức bảo vệ tính toàn vẹn, bí mật và sẵn sàng cho dữ liệu khi truyền tệp, cả nội bộ và bên ngoài với khách hàng và đối tác. Các giải pháp truyền tệp an toàn cũng có thể được sử dụng cùng với các biện pháp bảo mật khác như tường lửa, hệ thống phát hiện xâm nhập (IDS), phần mềm chống virus và công nghệ mã hóa như mạng riêng ảo (VPN). Bài báo sẽ thông tin tới độc giả những xu hướng mới nổi về chia sẻ tệp an toàn năm 2024, từ các công nghệ, giải pháp nhằm nâng cao khả năng bảo vệ dữ liệu trước các mối đe dọa tiềm ẩn.
10:00 | 05/02/2024
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, thiết bị bảo mật đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ các thông tin và dữ liệu nhạy cảm. Tuy nhiên, sự tiến bộ của công nghệ cũng đặt ra các thách thức về an toàn thông tin, trong đó tấn công can thiệp vật lý trái phép thiết bị bảo mật là một trong những mối đe dọa tiềm tàng và gây rủi ro cao. Bài báo này sẽ giới thiệu về các phương pháp tấn công vật lý và một số giải pháp phòng chống tấn công phần cứng cho thiết bị bảo mật.
10:00 | 31/01/2024
Các nhà nghiên cứu tại hãng bảo mật Kaspersky đã phát triển một kỹ thuật mới có tên là iShutdown để có thể phát hiện và xác định các dấu hiệu của một số phần mềm gián điệp trên thiết bị iOS, bao gồm các mối đe dọa tinh vi như Pegasus, Reign và Predator. Bài viết sẽ cùng khám phát kỹ thuật iShutdown dựa trên báo cáo của Kaspersky.
16:00 | 14/11/2023
Dựa trên công bố của công ty quản lý định danh và truy cập Okta (Mỹ) vào ngày 20/10/2023 liên quan đến một vi phạm bảo mật gần đây, các nhà nghiên cứu đã xác định rằng các tác nhân đe dọa đã giành được quyền truy cập thành công vào hệ thống hỗ trợ khách hàng của Okta, kẻ tấn công có thể xem các tệp tải lên (upload) liên quan đến các trường hợp hỗ trợ mới bằng mã thông báo phiên hợp lệ, các tác nhân đe dọa sau đó đã có được quyền truy cập vào hệ thống của khách hàng. Trong bài viết này sẽ mô tả tác động của các hành vi vi phạm của nhà cung cấp danh tính (IdP) và cách các tổ chức có thể tự chủ động bảo vệ mình trước các cuộc tấn công này.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Nhằm trang bị cho người dân “vũ khí” chống lừa đảo trên không gian mạng, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) triển khai chiến dịch quốc gia với 5 nhóm kỹ năng thiết yếu, từ nhận biết dấu hiệu lừa đảo đến xử lý tình huống khi bị tấn công.
10:00 | 18/10/2024