Mật khẩu – chiếc chìa khóa vạn năng
Một ngôi nhà thường được bảo vệ với hàng rào, cửa sắt… tuy nhiên kẻ trộm thường không chọn cách khó khăn như phá hàng rào, cửa sắt hay phá ngôi nhà để lấy tài sản của bạn, mà tìm cách lấy được chiếc chìa khóa. Khi có được chìa khóa, việc xâm nhập và đánh cắp tài sản trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Mật khẩu là thành phần không thể thiếu để bảo vệ thông tin trước nguy cơ đánh cắp của kẻ xấu. Mật khẩu được sử dụng như là biện pháp bảo vệ bước đầu và rất hiệu quả trong việc bảo vệ tài khoản, thông tin của bạn trên môi trường internet. Do đó, bạn cần phải có ý thức bảo vệ mật khẩu của mình giống như (thậm chí hơn) bảo vệ chiếc chìa khóa nhà bạn.
Những cách tạo và sử dụng “chìa khóa vạn năng”
Dưới đây là một số ví dụ về cách sử dụng mật khẩu không tốt mà người dùng không nên mắc phải:
1. Sử dụng một mật khẩu đơn giản (mật khẩu yếu), điều này cũng giống như bạn sử dụng một chiếc chìa khóa đơn giản cho ngôi nhà của mình. Mật khẩu yếu là mật khẩu được nhiều người sử dụng (thông dụng), dễ dò đoán. Theo thống kê của một số hãng nghiên cứu bảo mật, các mật khẩu thông dụng vẫn được sử dụng rất nhiều, bất chấp những cảnh báo về vấn đề an toàn bảo mật.
Dưới đây là 25 mật khẩu thông dụng (thống kê năm 2017 và 2016), người dùng không nên sử dụng bất kỳ mật khẩu nào giống (hoặc gần giống) với các mật khẩu trong danh sách này.
2. Sử dụng chung một mật khẩu cho nhiều tài khoản khác nhau, điều này cũng giống như sử dụng chung một chiếc chìa khóa để mở cửa tất cả các phòng trong nhà, thậm chí dùng để mở cả két an toàn. Do số lượng tài khoản quá nhiều, vượt quá khả năng ghi nhớ của hầu hết mọi người, nên việc chỉ ghi nhớ “một” mật khẩu sẽ dễ dàng hơn. Nhưng người dùng không nên sử dụng cách “ghi nhớ” này.
3. Nếu người dùng không thể ghi nhớ được trong đầu vì các lý do: mật khẩu quá phức tạp, quá dài hoặc quá nhiều mật khẩu, thì cách đơn giản là ghi ra đâu đó (tờ giấy, cuốn sổ tay, hay một file được lưu trên máy tính và ẩn giấu nó ở đâu đó). Điều này cũng giống như việc đang giấu chiếc chìa khóa nhà ở chỗ kín nào đó trong nhà… tưởng chừng như an toàn, nhưng ai đó đó thể “vô tình” nhìn thấy nó, khi đó chiếc chìa khóa và cánh cửa trở nên vô dụng trong việc bảo vệ ngôi nhà.
Những rủi ro khi sử dụng mật khẩu yếu
Việc sử dụng mật khẩu theo những cách trên tồn tại rủi ro rất lớn về an toàn bảo mật thông tin, khiến máy tính của tổ chức/cá nhân mất an toàn trước các cuộc tấn công.…
Với sức mạnh tính toán của các hệ thống công nghệ thông tin hiện nay, thì việc tiến hành một cuộc tấn công dò đoán mật khẩu (brute-force attack, dictionary attack) là khá dễ dàng. Nếu người dùng sử dụng mật khẩu yếu, thì kẻ tấn công có thể tìm ra mật khẩu chỉ trong thời gian vài phút.
Mật khẩu cũng rất dễ dàng bị mất, hoặc bị lợi dụng mà người dùng không biết và chỉ biết khi phải xử lý hậu quả do ai đó đã đăng nhập vào tài khoản và thực hiện các hành vi phá hoại.
Sử dụng mật khẩu như thế nào?
Người dùng nên:
- Tạo một mật khẩu mạnh (strong password).
- Đổi mật khẩu ngay ở lần đăng nhập đầu tiên sau khi mật khẩu được cấp mới, hoặc nghi ngờ mật khẩu bị lộ.
- Thay đổi định kỳ mật khẩu sau một khoảng thời gian sử dụng (thông thường là 90 ngày).
Người dùng không nên:
- Không sử dụng lại các mật khẩu cũ khi đổi mật khẩu.
- Không dùng chung một mật khẩu cho nhiều tài khoản, nên phân loại mức độ quan trọng của tài khoản để thiết lập mức độ khó của mật khẩu khác nhau.
- Không chia sẻ hay cung cấp mật khẩu cho bất kỳ ai.
- Không viết mật khẩu ra giấy, ra file (dạng rõ), lưu trong máy tính.
Thế nào là một mật khẩu mạnh? Mật khẩu mạnh (strong password) theo khuyến cáo của các chuyên gia bảo mật, cần đáp ứng các yêu cầu sau: - Độ dài tối thiểu: 8 ký tự. - Có đủ 4 loại ký tự gồm: Chữ hoa, chữ thường, chữ số và ký tự đặc biệt. - Không dùng, hoặc chứa các mật khẩu yếu, mật khẩu thông dụng, ví dụ như: 123456, password, abc@123, 123abc. - Mật khẩu không nên sử dụng các từ ngữ trong từ điển, hoặc các thông tin cá nhân (tên người, ngày/tháng/năm sinh, số điện thoại, địa chỉ, …) của người sở hữu để tạo mật khẩu. |
Đình Quán (Ngân hàng BIDV)
09:00 | 23/05/2018
13:00 | 04/05/2018
17:00 | 15/03/2019
17:00 | 23/01/2018
08:00 | 18/12/2018
10:00 | 27/05/2024
Quản lý rủi ro chuỗi cung ứng (Supply Chain Risk Management - SCRM) là quá trình tìm kiếm và giải quyết các lỗ hổng tiềm ẩn trong chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp. Mục đích của SCRM là nhằm giảm thiểu tác động của những rủi ro này đối với hoạt động, thương hiệu và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
09:00 | 13/02/2024
Trong bối cảnh an ninh mạng ngày càng phát triển, các tổ chức liên tục phải đấu tranh với một loạt mối đe dọa trên môi trường mạng ngày càng phức tạp. Các phương pháp an toàn, an ninh mạng truyền thống thường sử dụng các biện pháp bảo vệ thống nhất trên các hệ thống đang tỏ ra kém hiệu quả trước các hình thái tấn công ngày càng đa dạng. Điều này đặt ra một bài toán cần có sự thay đổi mô hình bảo vệ theo hướng chiến lược, phù hợp và hiệu quả hơn thông qua việc Quản lý rủi ro bề mặt tấn công (Attack Surface Risk Management - ASRM).
13:00 | 29/12/2023
Hiện nay, số lượng các vụ tấn công mạng trên ứng dụng web đang có xu hướng ngày càng gia tăng cả về quy mô lẫn mức độ tinh vi, với mục tiêu nhắm vào các dịch vụ cơ sở trọng yếu, khối tài chính, ngân hàng và các tổ chức/doanh nghiệp (TC/DN) lớn. Hậu quả của các cuộc tấn công này có thể là giả mạo giao dịch, gián đoạn hoạt động kinh doanh hay vi phạm dữ liệu, dẫn đến nguy cơ rò rỉ thông tin và mất mát dữ liệu quan trọng. Điều này gây ra nhiều thiệt hại đáng kể về tài chính cũng như uy tín của các TC/ DN. Bài báo sẽ trình bày thực trạng về bảo mật ứng dụng web năm 2023 dựa trên báo cáo của công ty an ninh mạng OPSWAT, cùng các giải pháp phòng tránh mối đe dọa tấn công mạng này.
14:00 | 14/08/2023
Xu hướng số hóa đã mang lại nhiều lợi ích cho ngành công nghiệp sản xuất, nhưng nó cũng bộc lộ những lỗ hổng trong hệ thống công nghệ vận hành (Operational Technology - OT) được sử dụng trong những môi trường này. Khi ngày càng có nhiều hệ thống điều khiển công nghiệp (Industrial Control System - ICS) được kết nối với Internet, nguy cơ tấn công mạng nhằm vào các hệ thống này sẽ càng tăng lên. Nếu các hệ thống này bị xâm phạm, nó có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như ảnh hưởng sản xuất, bị mất cắp dữ liệu, hư hỏng vật chất đối với thiết bị, nguy hiểm cho môi trường làm việc và thậm chí gây hại đến tính mạng con người. Chính vì vậy, việc đưa ra các lưu ý giúp tăng cường bảo mật OT trong môi trường công nghiệp sản xuất trở nên vô cùng quan trọng.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Triết lý an ninh mạng Zero Trust đặt ra nguyên tắc không có bất kỳ người dùng nào trong hoặc ngoài hệ thống mạng đủ tin tưởng mà không cần thông qua sự kiểm tra chặt chẽ về danh tính. Để triển khai Zero Trust hiệu quả, cần áp dụng các giải pháp công nghệ mạnh mẽ. Bài báo này sẽ trình bày những vấn đề cơ bản về Zero Trust.
10:00 | 25/10/2024