OpenNMS là một nền tảng quản lý mạng được thiết kế để xây dựng các giải pháp giám sát mạng. Dự án OpenNMS được bắt đầu vào tháng 7/1999, đây là nền tảng có khả năng mở rộng cho tất các các khía cạnh của mô hình quản lý FCAPS; có thể quản lý trên 10.000 thiết bị và đáp ứng nhu cầu quản lý mạng quy mô lớn với khả năng nâng cấp, mở rộng, tích hợp linh hoạt. Việc thu thập các dữ liệu trong hệ thống mạng được sử dụng thông qua nhiều cách thức như JMX, WMI, SNMP, NRPE, XML HTTP, JDBC, XML, JSON…
Giải pháp tích hợp chức năng báo cáo, người dùng có thể xem các báo cáo trong giao diện bảng điều khiển và biểu đồ hiển thị. Bên cạnh đó, OpenNMS có thể thu thập thông tin layer 2 để xem xét cấu trúc liên kết trong hệ thống mạng. Nó được xây dựng trên kiến trúc hướng sự kiện và hỗ trợ Grafana (một nền tảng để xây dựng các analystics và monitoring).
Hình 1. Giao diện hiển thị bảng điều khiển OpenNMS [1]
OpenNMS được thiết kế để xây dựng giải pháp giám sát mạng với các tính năng cơ bản như sau:
- Tự động tìm kiếm các thiết bị trong mạng và các dịch vụ đang hoạt động. Bằng cách ping theo các dải địa chỉ định trước, OpenNMS tự động tìm ra các thiết bị đang hoạt động. Sau 24 giờ, quá trình được lặp lại để tìm những thiết bị mới được thêm vào hệ thống.
- Thu thập các số liệu hiệu suất từ những tiêu chuẩn ngành như SNMP, WMI và XMP, bằng cách sử dụng những trình thu thập chung có thể tùy chỉnh như và JSON.
- Giám sát hiệu năng hoạt động của từng thiết bị trong hệ thống mạng và phát hiện các dịch vụ bị ngừng hoạt động theo thời gian thực. OpenNMS cung cấp các thông số về thông lượng vào/ra, thời gian hoạt động, thời gian gián đoạn của thiết bị, dịch vụ và ghi lại vào cơ sở dữ liệu.
- Có thể được mở rộng cho các thu thập dữ liệu hiệu suất khác.
- Giám sát, phát hiện các bất thường xảy ra trong mạng với từng địa chỉ IP bằng quá trình thăm dò. Nếu trong quá trình thăm dò, một dịch vụ nào đó không đáp ứng lại thì hệ thống sẽ tạo ra sự kiện tương ứng và thông báo cho người quản trị. Nếu một thiết bị nào đó trong phạm vi liên kết mà không thể kết nối tới, thì hệ thống xác định đã xảy ra một sự cố trong mạng.
- Đo độ trễ và thông báo khi vượt quá giới hạn - ngưỡng cho quản trị hệ thống qua các kênh truyền tải thông tin như Email, thông báo lên màn hình quản trị.
- Người dùng có thể đặt nhiều mức giám sát khác nhau, tùy theo các thiết bị cần theo dõi. Hệ thống cũng hỗ trợ việc tạo báo cáo tổng hợp theo sự tuỳ chỉnh của người sử dụng.
- RestAPI giúp dễ dàng tích hợp OpenNMS vào cơ sở hạ tầng hiện tại của tổ chức, doanh nghiệp.
Việc tích hợp giải pháp giám sát phức tạp hơn trong phần mềm mã nguồn mở yêu cầu kiến trúc module và một hệ thống API vững chắc. OpenNMS cung cấp nền tảng mã nguồn mở dựa trên JAVA. Việc phát triển và thiết kế OpenNMS tuân theo nguyên tắc FCAPS. Nó xác định các chức năng tiêu chuẩn của các ứng dụng quản lý mạng, bao gồm:
- Quản lý lỗi (Fault management);
- Quản lý cấu hình (Configuration management);
- Quản lý kiểm toán( Accounting management);
- Quản lý hiệu suất (Performance management);
- Quản lý bảo mật (Security management);
Tập các daemon hỗ trợ quản lý lỗi, quản lý cấu hình và quản lý hiệu suất. Để thực hiện các trường hợp sử dụng khác nhau trong quản lý mạng, OpenNMS chứa một tập các daemon cho các trường hợp sử dụng cụ thể trong quản lý mạng. OpenNMS được thiết kế trên kiến trúc hướng sự kiện bao gồm các thành phần như Hình 2.
Các thành phần trong kiến trúc OpenNMS sẽ được trình bày tại phần 2 của bài viết này.
OpenNMS được các chuyên gia đánh giá có những ưu điểm nổi bật như: Hoạt động được trên đa nền tảng hệ điều hành như Linux, Windows, Solaris và OSX; Người dùng có thể tuỳ chỉnh được bảng điều khiển, xem báo cáo nhờ sự hỗ trợ của các giải pháp như Grafana; Có khả năng giám sát nhiệt độ thiết bị, việc cung cấp điện năng cho thiết bị; Hỗ trợ IPv4 và IPv6; Cảnh báo qua Email, SMS, XMPP và nhiều phương thức khác; Bản đồ nút địa lý để hiển thị các nút và ngừng dịch vụ bằng Open Street Map, Google Maps hoặc MapQuest.
Bên cạnh đó, OpenNMS được phát triển với cấu trúc phân tán và các module độc lập nên có thể phát triển riêng từng module để đáp ứng nhu cầu của nhà quản trị. Các tiến trình trong hệ thống được giao tiếp thông qua cơ chế gửi thông báo nên có thể chạy độc lập trên các máy khác nhau.
OpenNMS có thể giám sát mạng diện rộng với hàng nghìn thiết bị, tùy theo nhu cầu quản trị và cấu hình của máy chủ. Các dịch vụ cần thăm dò có thể thêm vào độc lập với mã nguồn của các lớp trên do kiến trúc nhiều lớp của OpenNMS.
Tuy nhiên, việc triển khai cấu hình và triển khai hệ thống của OpenNMS khá phức tạp. Mặc dù là mã nguồn mở, nhưng OpenNNMS hiện có hai phiên bản Meridian (có tính phí) và Horizon (miễn phí); với phiên bản Meridian việc cập nhật và hỗ trợ sẽ được thường xuyên hơn, trong khi đó với phiên bản Horizon việc cập nhật sẽ bị hạn chế. Các đặc điểm trên phiên bản có phí và miễn phí được thể hiện trong Bảng 1.
BẢNG 1: SO SÁNH TÍNH NĂNG HAI PHIÊN BẢN CỦA OPENNMS
Để có cái nhìn rõ hơn, tác giả thực hiện so sánh giải pháp OpenNMS và Cacti (Bảng 2). Cacti là một trong những giải pháp nổi tiếng trong phần mềm giám sát mạng mã nguồn mở. Nó có thể được cài đặt trên hệ điều hành Linux hoặc Windows; cho phép nhiều người dùng đăng nhập dữ liệu mạng và giám sát các thiết bị mạng. Nền tảng này cung cấp quản lý cài đặt quyền riêng tư mở rộng để xác định các kiểu người dùng khác nhau với các cấp độ truy cập khác nhau.
BẢNG 2: SO SÁNH GIẢI PHÁP OPENNMS VÀ CACTI [2]
Bên cạnh đó, khi so sánh các tính năng với một số giải pháp giám sát an ninh mạng khác, OpenNMS thể hiện nhiều ưu điểm như hình dưới đây:
Với những tính năng của giải pháp mang lại thì OpenNMS vẫn luôn là một trong các giải pháp mã nguồn mở được các tổ chức, doanh nghiệp lựa chọn trong xây dựng các hệ thống giám sát an ninh mạng hiện nay. Bên cạnh đó, với hai phiên bản Meridian và Horizon, khi triển khai trong hệ thống mạng thì tổ chức, doanh nghiệp cần nghiên cứu, lựa chọn giải pháp, mô hình triển khai phù hợp với từng hệ thống và nhu cầu của đơn vị.
Tài liệu tham khảo [1] [2] [3] |
Khánh Linh
10:00 | 21/07/2021
15:00 | 31/05/2021
08:00 | 22/02/2021
16:00 | 09/08/2021
16:00 | 13/09/2024
Cùng với sự phát triển của công nghệ, tội phạm mạng đang gia tăng thủ đoạn sử dụng video, hình ảnh ghép mặt người quen cùng với giọng nói đã được ghi âm sẵn (deepfake) với mục đích tạo niềm tin, khiến nạn nhân tin tưởng và chuyển tiền cho thủ phạm nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bài báo sau đây sẽ thông tin đến độc giả về cách nhận biết và đưa ra những biện pháp phòng tránh và giảm thiểu trước các cuộc tấn công lừa đảo sử dụng công nghệ Deepfake.
08:00 | 22/05/2024
Phần II của bài báo tiếp tục tập trung đánh giá một số công nghệ Blockchain phổ biến hiện nay, từ đó, xem xét tính ứng dụng của các công nghệ này đối với Việt Nam.
09:00 | 13/02/2024
Trong bối cảnh an ninh mạng ngày càng phát triển, các tổ chức liên tục phải đấu tranh với một loạt mối đe dọa trên môi trường mạng ngày càng phức tạp. Các phương pháp an toàn, an ninh mạng truyền thống thường sử dụng các biện pháp bảo vệ thống nhất trên các hệ thống đang tỏ ra kém hiệu quả trước các hình thái tấn công ngày càng đa dạng. Điều này đặt ra một bài toán cần có sự thay đổi mô hình bảo vệ theo hướng chiến lược, phù hợp và hiệu quả hơn thông qua việc Quản lý rủi ro bề mặt tấn công (Attack Surface Risk Management - ASRM).
09:00 | 10/01/2024
Ngày nay, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có vai trò hết sức quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống. Trong đó, lĩnh vực an toàn thông tin, giám sát an ninh thông minh có tiềm năng ứng dụng rất lớn. Bên cạnh các giải pháp như phát hiện mạng Botnet [1], phát hiện tấn công trinh sát mạng [2], việc ứng dụng AI trong giám sát an ninh, hỗ trợ điều tra tội phạm cũng đang được nghiên cứu, phát triển và ứng dụng rộng rãi. Trong bài báo này, nhóm tác giả đề xuất giải pháp sử dụng mô hình mạng nơ-ron tinh gọn phân loại tương tác giữa 2 người trong chuỗi ảnh rời rạc. Kết quả nghiên cứu có vai trò quan trọng làm cơ sở xây dựng và phát triển các mô hình phân loại hành động bất thường, phát hiện xâm nhập.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Triết lý an ninh mạng Zero Trust đặt ra nguyên tắc không có bất kỳ người dùng nào trong hoặc ngoài hệ thống mạng đủ tin tưởng mà không cần thông qua sự kiểm tra chặt chẽ về danh tính. Để triển khai Zero Trust hiệu quả, cần áp dụng các giải pháp công nghệ mạnh mẽ. Bài báo này sẽ trình bày những vấn đề cơ bản về Zero Trust.
10:00 | 25/10/2024