Trước đó hai tuần, AT&T liên tục phủ nhận cáo buộc về việc một lượng lớn dữ liệu khách hàng bị rò rỉ có nguồn gốc từ nhà mạng này. Mặc dù, AT&T tiếp tục khẳng định không có dấu hiệu nào cho thấy hệ thống của họ bị xâm phạm nhưng mới đây nhà mạng này đã xác nhận dữ liệu bị rò rỉ thuộc về 73 triệu khách hàng hiện tại và khách hàng cũ.
“Dựa trên phân tích sơ bộ của chúng tôi, tập dữ liệu dường như được lấy từ năm 2019 hoặc sớm hơn, ảnh hưởng đến khoảng 7,6 triệu chủ tài khoản AT&T hiện tại và khoảng 65,4 triệu chủ tài khoản cũ,” AT&T cho biết.
Công ty cho biết thêm, mã bảo mật (security passcodes) được sử dụng để bảo vệ tài khoản cho 7,6 triệu khách hàng cũng bị rò rỉ.
Vào năm 2021, một tác nhân đe dọa có tên Shiny Hunters cho biết sẽ bán dữ liệu đánh cắp của 73 triệu khách hàng AT&T. Dữ liệu này bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, ngoài ra còn có số an sinh xã hội và ngày sinh của nhiều khách hàng.
Bài đăng trên diễn đàn hack cáo buộc AT&T rò rỉ dữ liệu khách hàng từ năm 2021
Vào thời điểm đó, AT&T đã phủ nhận việc họ bị vi phạm hoặc dữ liệu có nguồn gốc từ họ. Chuyển đến thời điểm năm 2024, một tác nhân đe dọa khác đã làm rò rỉ tập dữ liệu khổng lồ trên một diễn đàn hack, cho biết đây chính là dữ liệu bị Shiny Hunters đánh cắp trước đó.
Trang tin BleepingComputer đã phân tích và xác nhận rằng dữ liệu này chứa cùng thông tin nhạy cảm mà ShinyHunters đã đánh cắp. Tuy nhiên, không phải khách hàng nào cũng bị lộ số an sinh xã hội hoặc ngày sinh sau vụ việc.
Hiện AT&T đang liên hệ với tất cả 7,6 triệu khách hàng bị ảnh hưởng và đặt lại (reset) mật mã của họ. Nhà mạng này cũng cho biết sẽ liên lạc với các chủ tài khoản hiện tại và trước đây để thông báo về việc thông tin cá nhân nhạy cảm bị lộ.
Khách hàng của AT&T cũng có thể tra cứu trên hệ thống Have I Been Pwned để xác định xem dữ liệu của họ có bị xâm phạm do vụ việc này hay không.
Quốc An
(Theo bleepingcomputer.com)
14:00 | 30/11/2023
14:00 | 10/05/2024
08:00 | 12/03/2024
14:00 | 26/03/2024
10:00 | 18/10/2024
GitLab đã phát hành bản cập nhật bảo mật cho Community Edition (CE) và Enterprise Edition (EE) để giải quyết 08 lỗ hổng bảo mật, bao gồm một lỗ hổng nghiêm trọng có thể cho phép thực thi các CI/CD Pipeline tùy ý.
07:00 | 17/10/2024
Các tin tặc Triều Tiên mới đây đã bị phát hiện đang phân phối một Trojan truy cập từ xa (RAT) và backdoor chưa từng được ghi nhận trước đây có tên là VeilShell, như một phần của chiến dịch tấn công mạng nhắm vào các cơ quan, tổ chức tại Campuchia và các quốc gia Đông Nam Á khác.
15:00 | 20/09/2024
Nhóm tin tặc tấn công có chủ đích liên quan đến Trung Quốc, được biết đến với tên gọi Mustang Panda, đã bị phát hiện sử dụng phần mềm Visual Studio Code như một phần của hoạt động gián điệp nhắm vào các chính phủ ở khu vực Đông Nam Á.
09:00 | 26/06/2024
Việc xác thực 2 yếu tố bằng mã OTP được xem là biện pháp bảo mật an toàn. Tuy nhiên các tin tặc đã tìm ra kẽ hở để sử dụng phương pháp này tấn công lừa đảo.
Một lỗ hổng bảo mật hiện đã được vá trong ứng dụng ChatGPT của OpenAI dành cho macOS có thể cho phép kẻ tấn công cài phần mềm gián điệp vào bộ nhớ của công cụ trí tuệ nhân tạo (AI).
11:00 | 24/10/2024