Theo công ty bảo mật và phần mềm Malwarebytes (Mỹ), phần mềm độc hại này được đặt tên là Troubleshooter. Sau khi xâm nhập vào máy tính nạn nhân, nó đưa ra một BSOD giả mạo, có vẻ như đã khóa người sử dụng. Sau đó, nó đưa ra một chương trình khắc phục sự cố, giả mạo một tiện ích của Windows. Tiện ích này làm như đã phát hiện ra “vấn đề” trên máy tính nạn nhân, sau đó khuyến cáo nạn nhân thanh toán 25 USD qua PayPal để mua gói phần mềm Windows Defender Essentials nhằm khắc phục vấn đề này.
Phần mềm độc hại này tắt các phím tắt, nên người dùng không thể đóng các cửa sổ bật lên. Đồng thời, nó chụp màn hình máy tính của nạn nhân và gửi đến một địa chỉ IP điều khiển từ xa.
Malwarebytes cũng cho biết, Troubleshooter lây lan chủ yếu qua các bản crack phần mềm miễn phí trên mạng. Nếu nạn nhân trả tiền, họ sẽ được chuyển đến trang web “cảm ơn” và phần mềm độc hại sẽ ngừng hoạt động. Tuy nhiên, người dùng cũng có thể khắc phục vấn đề này hoàn toàn miễn phí bằng cách khởi động lại máy tính, vào Safe Mode và gỡ bỏ tệp.
Việc lừa đảo thông qua hình thức giả mạo hỗ trợ khắc phục sự cố đã diễn ra từ cách đây một thập kỷ với nhiều hình thức khác nhau. Một số kẻ lừa đảo gọi điện và tự xưng là các kỹ thuật viên làm việc cho các công ty nổi tiếng như Microsoft hay Apple. Trong khi đó, những kẻ lừa đảo khác thiết kế cửa sổ pop-up, giả mạo cảnh báo về các vấn đề trên máy tính. Những cửa số pop-up này nói rằng đã phát hiện thấy virus hoặc phần mềm độc hại trên máy tính của người dùng, tự nhận là hỗ trợ kỹ thuật và sẽ yêu cầu người dùng cho phép truy cập từ xa vào máy tính. Những kẻ lừa đảo sẽ trình bày một vấn đề không tồn tại và yêu cầu người dùng thanh toán cho các dịch vụ không cần thiết hoặc thậm chí có hại.
Do đó, người dùng cần cảnh giác khi thấy các cửa sổ pop-up, cuộc gọi, thư rác, hoặc thư khẩn cấp về các vấn đề trên máy tính; không được nhấp chuột vào bất kỳ liên kết nào, không gọi vào số điện thoại được cung cấp hoặc gửi tiền.
TC InfoSecurity online
13:00 | 08/11/2017
09:43 | 08/09/2017
08:05 | 18/07/2017
08:00 | 29/12/2017
08:00 | 11/06/2018
13:00 | 30/06/2020
13:00 | 09/10/2024
Công ty bảo mật và cơ sở hạ tầng web - Cloudflare tiết lộ rằng họ đã ngăn chặn được một cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS) phá kỷ lục, đạt đỉnh ở mức 3,8 terabit mỗi giây (Tbps) và kéo dài 65 giây. Trong tháng 9, công ty này đã ngăn chặn hơn 100 cuộc tấn công DDoS L3/4 siêu lớn, trong đó nhiều cuộc tấn công đã vượt mốc 2 tỷ gói tin mỗi giây (Bpps) và 3 Tbps.
16:00 | 19/09/2024
Hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (Global Navigation Satellite System - GNSS) là hệ thống xác định vị trí dựa trên vị trí của các vệ tinh nhân tạo, do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý. Hệ thống GNSS ban đầu được dùng trong mục đích quân sự nhưng sau những năm 1980, Chính phủ Hoa Kỳ cho phép sử dụng GNSS vào mục đích dân sự ở phạm vi toàn cầu. Chính vì việc mở rộng phạm vi sử dụng nên đã dẫn đến các nguy cơ mất an toàn thông tin (ATTT) cho các hệ thống này. Bài báo sau đây sẽ giới thiệu các kỹ thuật tấn công mạng vào các hệ thống định vị toàn cầu.
14:00 | 09/09/2024
Những kẻ tấn công chưa rõ danh tính đã triển khai một backdoor mới có tên Msupedge trên hệ thống Windows của một trường đại học ở Đài Loan, bằng cách khai thác lỗ hổng thực thi mã từ xa PHP (có mã định danh là CVE-2024-4577).
13:00 | 28/08/2024
Ngày 21/8, công ty dịch vụ dầu khí hàng dầu Mỹ Halliburton bị tấn công mạng, gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và một số mạng kết nối toàn cầu.
Một lỗ hổng bảo mật hiện đã được vá trong ứng dụng ChatGPT của OpenAI dành cho macOS có thể cho phép kẻ tấn công cài phần mềm gián điệp vào bộ nhớ của công cụ trí tuệ nhân tạo (AI).
11:00 | 24/10/2024