Động thái này diễn ra trong bối cảnh dịch vụ Internet tại Ukraine đang bị gián đoạn bởi những tác động của cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine. Sau khi nhận được yêu cầu cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh từ một quan chức chính phủ Ukraine, Elon Musk đã ngay lập tức trả lời và kích hoạt Starlink ở Ukraine.
Ông Elon Musk cho biết dịch vụ Internet vệ tinh có tên Starlink của công ty hiện có sẵn ở Ukraine. Bên cạnh đó, nhiều thiết bị đầu cuối của Starlink đang được triển khai để người dân nước này có thể sử dụng.
Điều này diễn ra trong bối cảnh các dịch vụ Internet ở Ukraine đang bị gián đoạn đáng kể trên khắp đất nước, đặc biệt là tại thủ đô Kiev do các hoạt động quân sự của Nga.
Starlink là dịch vụ truy cập Internet thông qua kết nối vệ tinh đường sắt Belarus để ngăn chặn hoạt động quân sự của Nga do công ty SpaceX cung cấp. Điều này được thực hiện nhờ một hệ thống vệ tinh quỹ đạo thấp hoạt động ngoài không gian.
So với dịch vụ Internet hữu tuyến và thông tin di động mặt đất, dịch vụ Internet vệ tinh có ưu điểm vượt trội ở phạm vi phủ sóng rộng khắp, không phân biệt điều kiện địa hình. Dịch vụ phù hợp để triển khai Internet tại những khu vực xa xôi, hẻo lánh, cách trở, những nơi mà Internet cáp quang hay kết nối di động không thể chạm đến.
Đối với trường hợp của Ukraine, Internet vệ tinh cũng giải quyết được bài toán kết nối Internet của người dân, khi mà các dịch vụ viễn thông tại quốc gia này ít nhiều bị ảnh hưởng bởi tác động của cuộc xung đột quân sự.
Để sử dụng dịch vụ của Starlink, người dùng sẽ phải sở hữu một bộ sản phẩm bao gồm chảo vệ tinh Starlink, bộ định tuyến wifi, nguồn điện, cáp và giá đỡ. Người dùng cần gắn chảo Starlink trên mái nhà hoặc những khu vực trống trải với tầm nhìn quang đãng để nhận tín hiệu từ không gian. Dịch vụ hiện có thể cung cấp khả năng truy cập Internet với tốc độ đường xuống trong khoảng từ 50-150 Mbps và độ trễ từ 20-40 ms.
Nhược điểm của dịch vụ Internet vệ tinh là tín hiệu dễ bị gián đoạn, ảnh hưởng bởi vật cản như cây xanh, nhà cao tầng hay trong điều kiện thời tiết xấu.
Ngày 28/2, Phó Thủ tướng Ukraine Mykhailo Fedorov đã có bài đăng trên Twitter, bày tỏ lời cám ơn tới Giám đốc điều hành SpaceX Elon Musk sau khi nhận được thiết bị đầu cuối Internet vệ tinh Starlink của SpaceX theo như yêu cầu hỗ trợ từ phía Kiev vài ngày trước đó. Bài đăng của ông Fedorov còn đính kèm bức ảnh chụp một chiếc xe tải chở đầy thiết bị đầu cuối.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu cấp cao John Scott-Railton thuộc Đại học Toronto (Canada) đã lên tiếng cảnh báo thiết bị đầu cuối này có thể trở thành mục tiêu của Nga.
Trong bài đăng trên Twitter, ông Scott-Railton nhận định, trong trường hợp kiểm soát trên không của Ukraine, đường truyền của người dùng có thể trở thành tín hiệu dẫn đường cho các cuộc không kích.
Vị chuyên gia này cũng đã có 15 bài viết trên Twitter giải thích nguy cơ tiềm ẩn từ thiết bị đầu cuối trong như hiện nay.
Ông Tim Farrar, chuyên gia tư vấn về truyền thông vệ tinh cho rằng, một trong những thách thức lớn là nằm ở việc lắp đặt các do đòi hỏi khoảng không rộng để kết nối với Starlink. Vì các tòa nhà cao tầng có thể gây gián đoạn dịch vụ nên sẽ phải đặt thiết bị ăng-ten trên nóc của tòa nhà cao nhất trong vùng. Do đó, tòa nhà này sẽ rất dễ bị ảnh hưởng.
Mặt khác, thiết bị đầu cuối cũng không đủ khả năng thay thế cho hệ thống internet mặt đất xét trên khu vực rộng.
Tuệ Minh
13:00 | 25/02/2022
13:00 | 28/02/2022
13:00 | 28/02/2022
10:00 | 18/10/2024
GitLab đã phát hành bản cập nhật bảo mật cho Community Edition (CE) và Enterprise Edition (EE) để giải quyết 08 lỗ hổng bảo mật, bao gồm một lỗ hổng nghiêm trọng có thể cho phép thực thi các CI/CD Pipeline tùy ý.
14:00 | 02/10/2024
Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng Hoa Kỳ (CISA) đưa ra cảnh báo về một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trong Ivanti Virtual Traffic Manager (vTM) đang bị khai thác tích cực bởi các hacker.
10:00 | 02/10/2024
Công ty Ivanti (Hoa Kỳ) tiết lộ một lỗ hổng bảo mật mới được vá trong Thiết bị dịch vụ đám mây (Cloud Service Appliance - CSA) của công ty đã bị tin tặc khai thác tích cực trong thực tế.
15:00 | 20/09/2024
Nhóm tin tặc tấn công có chủ đích liên quan đến Trung Quốc, được biết đến với tên gọi Mustang Panda, đã bị phát hiện sử dụng phần mềm Visual Studio Code như một phần của hoạt động gián điệp nhắm vào các chính phủ ở khu vực Đông Nam Á.
Một lỗ hổng bảo mật hiện đã được vá trong ứng dụng ChatGPT của OpenAI dành cho macOS có thể cho phép kẻ tấn công cài phần mềm gián điệp vào bộ nhớ của công cụ trí tuệ nhân tạo (AI).
11:00 | 24/10/2024