Các thiết bị điện tử tiêu dùng hiện đại như điện thoại thông minh có các hệ thống trên vi mạch (system on a chip - SoC) với các thành phần Bluetooth, Wifi và LTE riêng biệt, mỗi thiết bị đều có cơ chế bảo mật chuyên dụng riêng. Tuy nhiên, các thành phần này thường chia sẻ cùng một nguồn tài nguyên, chẳng hạn như ăng-ten hoặc dây nối. Việc chia sẻ tài nguyên này nhằm mục đích làm cho các SoC tiết kiệm năng lượng hơn, cung cấp cho chúng thông lượng cao hơn và độ trễ thấp trong giao tiếp.
Các nhà nghiên cứu cho biết có thể sử dụng các tài nguyên được chia sẻ này làm cầu nối để khởi động các cuộc tấn công leo thang đặc quyền ngang qua chip không dây. Các cuộc tấn công này có thể gây ra vấn đề thực thi mã, đọc bộ nhớ và từ chối dịch vụ.
Để khai thác những lỗ hổng này, trước tiên các nhà nghiên cứu cần thực thi mã trên hoặc chip Wifi. Một khi các nhà nghiên cứu đạt được khả năng thực thi mã trên một chip, họ có thể thực hiện các cuộc tấn công trên các chip khác của thiết bị bằng cách sử dụng tài nguyên bộ nhớ được chia sẻ.
Trong báo cáo, các nhà nghiên cứu đã giải thích cách họ có thể thực hiện từ chối dịch vụ OTA (Over-the-Air), thực thi mã, trích xuất mật khẩu mạng và đọc dữ liệu nhạy cảm trên chipset từ Broadcom, Cypress và Silicon Labs.
Hình 2. Danh sách các lỗ hổng được kiểm chứng
Một số ở trên chỉ có thể được sửa bằng bản sửa đổi phần cứng mới, vì vậy các bản cập nhật phần mềm không thể vá tất cả các lỗ hổng bảo mật đã xác định. Ví dụ, các lỗ hổng dựa trên chia sẻ bộ nhớ vật lý không thể được giải quyết bằng các bản cập nhật bảo mật dưới bất kỳ hình thức nào. Trong các trường hợp khác, việc giảm thiểu các vấn đề bảo mật như lỗi gói tin timing và metadata sẽ dẫn đến việc giảm hiệu suất điều phối gói tin nghiêm trọng.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy sai sót trong các chip do Broadcom, Silicon Labs và Cypress sản xuất và báo cáo cho các nhà cung cấp chip, một số nhà sản xuất đã phát hành các bản cập nhật bảo mật.
Tháng 11/2021 các cuộc tấn công bao gồm thực thi mã vẫn hoạt động trên các chip Broadcom. Điều này nhấn mạnh mức độ khó khắc phục của những vấn đề này trong thực tế.
Cypress đã phát hành một số bản vá vào tháng 6/2020 và họ cho biết tính năng chia sẻ RAM gây ra việc thực thi mã chỉ được kích hoạt bởi các công cụ phát triển để thử nghiệm trên nền tảng điện thoại di động và có kế hoạch loại bỏ việc này trong tương lai. Việc khi gõ phím được cho là đã được giải quyết mà không cần bản vá vì các gói tin bàn phím có thể được xác định thông qua các phương tiện khác.
Cùng với đó, tấn công DoS vẫn chưa được giải quyết, nhưng đang trong quá trình phát triển. Cypress có kế hoạch triển khai tính năng giám sát trong ngăn xếp Wifi và Bluetooth để cho phép hệ thống phản ứng với các mẫu lưu lượng bất thường.
Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, việc khắc phục các vấn đề diễn ra chậm chạp, không đầy đủ và mặt nguy hiểm nhất của cuộc tấn công vẫn chưa được khắc phục.
Bùi Thanh (Theo Bleepingcomputer)
12:00 | 26/09/2022
16:00 | 16/12/2021
17:00 | 18/01/2023
14:00 | 10/12/2021
14:00 | 07/03/2022
14:00 | 14/12/2021
17:00 | 11/08/2023
20:00 | 03/02/2022
14:00 | 19/12/2023
08:00 | 26/09/2024
Theo dữ liệu mới từ Kaspersky, tình hình an ninh mạng Việt Nam đã có những dấu hiệu tích cực trong quý II/2024 so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, trước sự gia tăng và phức tạp của các loại hình tấn công mạng, việc duy trì cảnh giác cao độ và đầu tư vào các giải pháp bảo mật vẫn là nhiệm vụ cần được ưu tiên hàng đầu.
07:00 | 23/09/2024
Theo hãng bảo mật Doctor Web (Nga), tin tặc đã sử dụng mã độc Android.Vo1d để cài đặt backdoor trên các TV box, cho phép chúng chiếm quyền kiểm soát thiết bị hoàn toàn, sau đó tải và thực thi các ứng dụng độc hại khác. Được biết, các TV box này chạy hệ điều hành Android đã lỗi thời.
14:00 | 20/08/2024
Theo Cisco Talos, một viện nghiên cứu trực thuộc chính phủ Đài Loan chuyên về điện toán và các công nghệ liên quan đã bị nhóm tin tặc có mối liên kết với Trung Quốc tấn công.
09:00 | 09/08/2024
Theo thông báo được Thủ tướng Pháp Gabriel Attal đưa ra ngày 31/7, Cơ quan An ninh nước này đã phát hiện và ngăn chặn hàng chục vụ tấn công mạng liên quan đến Olympic Paris 2024.
Trong tháng 9/2024, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT) đã ghi nhận 125.338 địa chỉ website giả mạo các cơ quan, tổ chức tăng hơn 100 địa chỉ so với tháng 8 trước đó.
14:00 | 24/10/2024