Các nhà nghiên cứu của Check Point đã phát hiện ra các lỗ hổng này trong nền tảng mạng xã hội phổ biến TikTok. Trong đó, bao gồm một lỗi liên kết SMS giả mạo, ảnh hưởng đến tính năng trên trang web chính của TikTok cho phép người dùng gửi tin nhắn đến điện thoại của họ để tải ứng dụng.
Lỗ hổng này có thể cho phép tin tặc tìm ra số điện thoại của nạn nhân để gửi các liên kết độc hại tùy chỉnh. Từ đó, tin tặc có thể chiếm đoạt tài khoản, xóa video, đăng nội dung và công khai các video riêng tư.
Hãng bảo mật Check Point cũng phát hiện ra lỗ hổng chèn mã chéo trang (Cross-Site Scripting - XSS) trong tên miền phụ quảng cáo trên website chính thức của TikTok, cụ thể là trong phần trung tâm trợ giúp. Lỗ hổng này có thể cho phép tin tặc chèn mã JavaScript độc hại vào website để thu thập thông tin tài khoản cá nhân của người dùng. Lỗ hổng bị khai thác do thiếu cơ chế giả mạo yêu cầu chống chéo trang.
Trưởng bộ phận nghiên cứu lỗ hổng sản phẩm của Check Point - Oded Vanunu, giải thích: “Các ứng dụng mạng xã hội dễ bị tin tặc nhắm mục tiêu khai thác lỗ hổng vì có nhiều nguồn dữ liệu riêng tư và dễ dàng bị tấn công".
“Tin tặc đang tiêu tốn chi phí và giành nhiều nỗ lực để thâm nhập vào các ứng dụng phổ biến như vậy. Tuy nhiên, hầu hết người dùng đều cho rằng họ đã được bảo vệ bởi những ứng dụng này”, Vanunu cho biết thêm.
Công ty công nghệ ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc đã mua ứng dụng TikTok từ công ty Music.ly của Mỹ vào năm 2017, nhưng vì sự phổ biến của nó tại Mỹ, nên các nhà lập pháp đang ngày càng quan ngại về sự trao đổi này. Điều này tạo lên mối lo ngại về bảo mật về ứng dụng tồn tại ở Mỹ và quyền sở hữu của ứng dụng là của Trung Quốc.
Các báo cáo cho thấy, cả quân đội và hải quân Mỹ đã cấm các quân nhân sử dụng ứng dụng này trên các thiết bị do chính phủ trang cấp. Trong khi đó, Ủy ban Đầu tư Nước ngoài (CFIUS) của Mỹ đã bắt đầu một cuộc điều tra về việc liệu dữ liệu người dùng mà TikTok thu thập có được coi là rủi ro an ninh quốc gia hay không.
T.U
Theo InfoSecurity
08:00 | 02/01/2020
10:00 | 25/02/2020
11:00 | 06/01/2020
16:00 | 05/10/2020
13:00 | 04/02/2021
16:00 | 23/12/2019
14:00 | 18/09/2020
09:00 | 30/06/2022
10:00 | 30/10/2024
Vụ việc hàng nghìn máy nhắn tin và các thiết bị liên lạc khác phát nổ ở Liban hồi tháng 9 đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về phương thức tấn công chuỗi cung ứng mới vô cùng nguy hiểm, đánh dấu sự leo thang mới trong việc sử dụng chuỗi cung ứng chống lại các đối thủ. Điều này đã đặt ra yêu cầu cấp bách cho các nhà lãnh đạo toàn cầu về việc giảm phụ thuộc vào công nghệ từ các đối thủ.
13:00 | 28/08/2024
Ngày 21/8, công ty dịch vụ dầu khí hàng dầu Mỹ Halliburton bị tấn công mạng, gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và một số mạng kết nối toàn cầu.
13:00 | 27/08/2024
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ghi nhận gần đây có hiện tượng đối tượng lừa đảo, giả mạo giao diện hòm thư điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để gửi thông tin dẫn dụ người dân, khách hàng bấm vào đường link cập nhật thông tin sinh trắc học cho giao dịch ngân hàng.
10:00 | 23/08/2024
Các nhà nghiên cứu bảo mật tại Cisco Talos vừa phát hiện ra một số lỗ hổng Microsoft Office, cho phép tin tặc theo dõi người dùng thông qua camera và micro.
Trong thời đại công nghệ số, công nghệ trở thành một phần không thể thiếu trong ngành Y tế, các bệnh viện và cơ sở y tế toàn cầu ngày càng trở thành mục tiêu của những cuộc tấn công mạng phức tạp và tinh vi.
09:00 | 14/11/2024