Theo đó, các chuyên gia này đã phát triển một có khả năng ghi nhận và phân tích âm thanh phát ra khi gõ trên bàn phím, sau đó sẽ dự đoán nội dung mà người dùng đã nhập trên bàn phím để lọc ra các thông tin nhạy cảm, bao gồm tên và mật khẩu đăng nhập các tài khoản trực tuyến.
Phần mềm AI này được huấn luyện bằng cơ sở dữ liệu là âm thanh phát ra khi người dùng gõ bàn phím, mà theo các chuyên gia trong nhóm nghiên cứu, mỗi ký tự khi gõ phím sẽ phát ra một âm thanh riêng biệt.
Đáng chú ý, AI này có thể ghi nhận được âm thanh khi người dùng gõ bàn phím máy tính hoặc khi gõ phím ảo trên smartphone. Trong quá trình thử nghiệm, các nhà nghiên cứu đã để AI ghi nhận âm thanh gõ phím từ chiếc laptop MacBook Pro và iPhone 13 mini. Kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học cho biết phần mềm AI có thể ghi nhận chính xác 95% nội dung từ âm thanh gõ phím trên smartphone và 93% nội dung từ âm thanh gõ bàn phím máy tính.
Ngay cả khi AI không thể ghi nhận chính xác được âm thanh phát ra từ phím nào, nó sẽ đưa ra gợi ý những phím có khả năng cao nhất, giúp tin tặc có thể khoanh vùng để ghi nhận nội dung nhập từ bàn phím được dễ dàng hơn.
"Mọi người thường cố gắng che giấu màn hình hoặc cách gõ bàn phím để người ngoài không biết được mật khẩu mình đã nhập, nhưng không ai chú ý đến âm thanh bàn phím phát ra khi gõ. Tin tặc có thể lợi dụng điều này để lấy cắp dữ liệu của họ", Joshua Harrison, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.
"Với cách thức tấn công mới này, người dùng cần phải lưu ý hơn khi họp trực tuyến, bởi lẽ nếu vừa họp vừa gõ bàn phím, tin tặc có thể ghi lại âm thanh gõ phím đó để phân tích và lấy cắp các nội dung mà người dùng đã gõ vào máy tính", Joshua Harrison chia sẻ thêm.
Nhóm chuyên gia bảo mật khuyến cáo người dùng nên tắt âm thanh mặc định khi gõ phím trên smartphone, tạo ra các tiếng nhiễu khi gõ thông tin nhạy cảm trên bàn phím máy tính… giúp tránh bị tin tặc lấy cắp các thông tin quan trọng từ âm thanh bàn phím.
Đây không phải là lần đầu tiên AI bị tin tặc lợi dụng để gây hại cho người dùng. Trước đó, hacker cũng sử dụng AI để xây dựng các loại mã độc và các trang web internet.
Gia Minh
08:00 | 06/04/2022
09:00 | 01/08/2023
09:00 | 16/08/2023
09:00 | 12/07/2024
Trước nhu cầu về bảo mật an toàn thông tin trong hệ thống các cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân ngày càng gia tăng, hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự cũng tăng lên nhanh chóng với quy mô rộng trên phạm vi cả nước. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết về sự thay đổi của hành lang pháp lý phải phù hợp với bối cảnh thực tế.
14:00 | 14/06/2023
Ngày 09/6/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 32/2023/NĐ-CP (Nghị định 32) sửa đổi, bổ sung Nghị định số 53/2018/NĐ-CP (Nghị định 53) ngày 16/4/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 58/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự.
10:00 | 17/02/2023
Trong chiến dịch bảo vệ dữ liệu đang diễn ra của chính phủ Mỹ để chuẩn bị bước vào thời đại máy tính lượng tử trong tương lai, một cuộc tấn công mới và mạnh mẽ đã sử dụng máy tính truyền thống duy nhất để phá vỡ hoàn toàn một ứng cử viên vòng 4 nêu bật lên những rủi ro liên quan đến việc tiêu chuẩn hóa thế hệ thuật toán mã hóa tiếp theo.
08:00 | 28/04/2022
Chiều 27/4, tại Hà Nội, Cục Quản lý Mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã (QLMMDS&KĐSPMM), Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức Hội nghị tập huấn về mật mã dân sự (MMDS) nhằm phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý MMDS. Đồng chí Đại tá Hồ Văn Hương, Cục trưởng Cục QLMMDS&KĐSPMM chủ trì Hội nghị.