Nhìn lại 5 năm thực hiện Nghị định số 53/2018/NĐ-CP (Nghị định số 53)
Theo đánh giá của Bộ Quốc phòng, Nghị định này đã đảm bảo được các yêu cầu từ lý luận tới thực tiễn như: Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, trong đó có các quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực mật mã dân sự quy định tại Luật an toàn thông tin mạng năm 2015, các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa tại Luật Hải quan năm 2014 và các văn bản liên quan. Nghị định số 53 cũng đã sửa đổi những quy định chưa phù hợp, bổ sung, cập nhật những quy định về Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá (HS) mới được ban hành phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự. Bên cạnh đó, Nghị định số 53 cũng đảm bảo tính tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Nghị định số 53 ngày 16/4/2018 của Chính nhằm sửa đổi, bổ sung ngày 01/7/2016 của Chính phủ, quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự đảm bảo hiệu lực thực hiện của Danh mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý hoạt động theo quy định tại Điều 34 Luật An toàn thông tin mạng; hỗ trợ công tác quản lý và thống kê hải quan về xuất nhập khẩu hàng hóa; đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và cơ quan hải quan trong triển khai thực hiện.
Quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 53 của Chính phủ không nảy sinh các vấn đề bất cập. Từ khi triển khai cho đến nay, căn cứ Danh mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép ban hành tại Nghị định, Ban Cơ yếu Chính phủ đã cấp trên 1.400 giấy phép cho các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm , giúp kiểm soát tốt các hoạt động kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự trong nước, đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
Bối cảnh mới và những yêu cầu đặt ra
Tại hai nghị định này (Nghị định số 58/2016/NĐ-CP quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự; ngày 16/4/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 53/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 58/2016/NĐ-CP), Chính phủ đã ban hành kèm theo Danh mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép có mã số HS phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Ngày 08/3/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 29/NQ-CP về phê duyệt Danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN phiên bản 2022 (Danh mục ATHN), trong đó giao Bộ Tài chính thông báo Danh mục ATHN 2022 tới các Bộ, cơ quan liên quan và phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai Danh mục ATHN 2022. Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, ngày 8/6/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính ra Thông tư số 31/2022/TT-BTC ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam 2022 (thay thế Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), có hiệu lực từ ngày 01/12/2022 (được điều chỉnh ngưng hiệu lực đến hết ngày 29/12/2022 tại Thông tư số 72/2022/TT-BTC ngày 30/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
Để thực hiện Danh mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, Bộ Quốc phòng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 53, trong đó chuyển đổi mã số HS tại Danh mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép thống nhất với Nghị quyết số 29/NQ-CP ngày 8/3/2022 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Vì vậy, việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 53 của Chính phủ là cần thiết.
Đề xuất Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 53
Dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định số 53 gồm 03 điều và 01 Phụ lục, được kết cấu như sau:
Điều 1: Quy định về nội dung sửa đổi, bổ sung Nghị định số 53/2018/NĐ-CP;
Điều 2: Quy định về hiệu lực thi hành, trong đó xác định thời điểm Nghị định có hiệu lực và quy định chuyển tiếp;
Điều 3: Quy định về trách nhiệm thi hành.
Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định là Danh mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, trong đó các mã số HS đã được chuẩn hóa và có một số điều chỉnh căn bản.
Thứ nhất, loại bỏ 07 mã số HS: 8443.32.41; 8443.32.49; 8471.70.99, 8517.12.00; 8517.62.21; 8517.62.29; 8517.70.
Thứ hai, bổ sung 05 mã số HS thay thế cho các mã số HS cũ: 8443.32.40 (hợp nhất hai mã số HS 8443.32.41 và 8443.32.49); 8471.70.90 (thay cho 8471.70.99); 8517.14.00 (thay cho 8517.12.00); 8517.62.43 (thay cho 8517.62.21 và 8517.62.29); 8517.79 (thay cho 8517.70).
Thứ ba, bổ sung 04 nhóm mã số HS theo đặc tính của sản phẩm: 8525.81 (8525.81.10; 8525.81.20; 8525.81.90); 8525.82: (8525.82.10; 8525.82.20; 8525.82.90); 8525.83: (8525.83.10; 8525.83.20; 8525.83.90); 8525.89: (8525.89.10; 8525.89.20; 8525.89.30; 8525.89.90).
Các nội dung của Dự thảo Nghị định đã bảo đảm phù hợp với “Danh mục hài hòa thuế quan ASIAN AHTN phiên bản 2022”, tuân thủ hoàn toàn “Danh mục HS phiên bản 2022” của tổ chức hải quan thế giới ở cấp độ 4 số và 6 số; nhằm thực hiện Nghị định thư của các nước ASIAN và Công ước HS mà Việt Nam là thành viên.
Một số ý kiến tiếp thu, giải trình
Thứ nhất, Dự thảo Nghị định cần làm rõ điều kiện còn hiệu lực của Giấy phép quy định tại điều khoản chuyển tiếp tại khoản 2 Điều 2: Điều kiện còn hiệu lực của Giấy phép là “tên gọi” phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam. Nếu Danh mục này là danh mục ban hành kèm theo Thông tư số 31/2022/TT-BTC ngày 08/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì danh mục chỉ gồm mã hàng (code), mô tả hàng hóa (description) và đơn vị tính (unit of quantity) mà không có “tên gọi” của hàng hóa.
Tiếp thu ý kiến trên, Cơ quan soạn thảo đã rà soát và chỉnh lý khoản 2 Điều 2 dự thảo Nghị định như sau: “Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự đã được cấp cho doanh nghiệp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì tiếp tục có giá trị thực hiện thủ tục hải quan theo thời hạn ghi trên Giấy phép nếu tên gọi của sản phẩm phù hợp với mô tả hàng hóa tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Cơ quan Hải quan căn cứ vào Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự đã được cấp và thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định mã số HS và giải quyết thủ tục thông quan cho doanh nghiệp theo quy định”.
Thứ hai, cần làm rõ thêm trường hợp hàng hóa không đáp ứng điều kiện về “tên gọi” nhưng bản chất hàng hóa và mã hàng nằm trong Danh mục sản phẩm ban hành kèm theo Nghị định này thì Giấy phép đã được cấp trước đây còn hiệu lực thi hành hay không.
Cơ quan soạn thảo giải trình như sau: Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định số 53 về áp dụng Danh mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, Danh mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép chỉ áp dụng đối với các sản phẩm mật mã dân sự mà cả mã số HS, tên gọi và mô tả chức năng mật mã trùng với mã số HS, tên gọi và mô tả chức năng mật mã của hàng hóa thuộc Danh mục. Như vậy, nếu hàng hóa không đáp ứng điều kiện về “tên gọi” nhưng bản chất hàng hóa và mã số HS nằm trong Danh mục sản phẩm ban hành kèm theo Nghị định này thì Giấy phép đã được cấp trước đây vẫn còn hiệu lực thi hành, căn cứ vào mã số HS và mô tả chức năng mật mã tại Danh mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép đã được cấp.
Thứ ba, cần phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, rà soát kỹ để bảo đảm nội dung dự thảo Nghị định tương thích các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trong đó lưu ý cam kết về hàng hóa chứa công nghệ mã hóa tại Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Cơ quan tham gia ý kiến cho rằng, việc sửa đổi Danh mục sản phẩm xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép trong dự thảo Nghị định không trực tiếp được coi là biện pháp cấm hoặc hạn chế xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, ta cũng cần chuẩn bị sẵn lập luận để giải thích trong trường hợp các nước CPTPP đề nghị làm rõ hoặc cung cấp thông tin. Sau khi rà soát, trên cơ sở ý kiến, cơ quan soạn thảo thấy rằng Danh mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép và các quy định hiện hành có liên quan thực hiện theo quy định về quản lý sản phẩm mật mã dân sự tại Luật An toàn thông tin mạng để kiểm soát việc kinh doanh, sử dụng sản phẩm mật mã dân sự trong nước nhằm bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; không áp dụng hay duy trì biện pháp cấm hoặc hạn chế xuất nhập khẩu từ Việt Nam sang bên khác và ngược lại. Như vậy, dự thảo Nghị định tương thích các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, không vi phạm cam kết về hàng hóa chứa công nghệ mã hóa của CPTPP.
Thứ tư, cần làm rõ về sự phù hợp với pháp luật Việt Nam và cam kết quốc tế của Việt Nam đối với nội dung bổ sung một số mã số HS mới, đồng thời, có các đánh giá tác động về vấn đề này.
Tiếp thu ý kiến trên, Cơ quan soạn thảo đã rà soát và thấy rằng, tại Danh mục dự kiến được thay thế có bổ sung 04 nhóm mã số HS (mã 8525.81 8525.82, 8525.83, 8525.89) để áp dụng đối với các sản phẩm mật mã dân sự hiện đang được kinh doanh, xuất nhập khẩu tại Việt Nam nhưng chưa có trong Danh mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép ban hành tại Nghị định số 53. Việc bổ sung các mã sản phẩm trên nhằm đảm bảo yêu cầu tuân thủ các quy định về quản lý nhà nước về mật mã dân sự theo Luật An toàn thông tin mạng, phù hợp với pháp luật Việt Nam và cam kết quốc tế của Việt Nam trong hoạt động thương mại quốc tế, không làm phát sinh thủ tục hành chính mới.
Về cơ bản, phần lớn các mã HS tại Dự thảo không thay đổi nhiều so với Danh mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép ban hành kèm theo Nghị định số 53 mà chủ yếu là chuẩn hóa các mã HS và một số từ ngữ tên gọi, mô tả sản phẩm cho phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam mới được ban hành. Do vậy, việc ban hành Nghị định không làm ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích của doanh nghiệp trong việc kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự.
Với các đề xuất sửa đổi, bổ sung, Dự thảo Nghị định không làm phát sinh tổ chức, bộ máy khi triển khai thực hiện Nghị định. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực mật mã dân sự (Ban Cơ yếu Chính phủ) có trách nhiệm bảo đảm đầy đủ các điều kiện về con người, cơ sở vật chất để thực hiện việc cung cấp dịch vụ công mức độ 4 nhằm tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính về xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự, đồng thời phối hợp với cơ quan hải quan để giải quyết các vướng mắc phát sinh, bảo đảm mục tiêu quản lý nhà nước trong lĩnh vực mật mã dân sự...
Đại tá Hồ Văn Hương, Cục trưởng Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã
14:00 | 14/06/2023
16:00 | 19/10/2022
10:00 | 29/07/2022
15:00 | 26/07/2022
13:00 | 23/10/2024
Báo cáo Ransomware Zscaler ThreatLabz 2024 mới đây đã vạch trần nhóm tin tặc Dark Angels với khoản thanh toán tiền chuộc lớn nhất được biết đến trong lịch sử là 75 triệu USD vào đầu năm nay. Bài viết sẽ cùng giải mã, phân tích chi tiết hơn các chiến thuật, kỹ thuật và quy trình của nhóm tin tặc này, dựa trên báo cáo của hãng bảo mật Zscaler (Mỹ).
09:00 | 08/10/2024
Theo thông tin từ Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ, hoạt động cấp phép mật mã dân sự (MMDS) trong quý III/2024 tăng 26,6% so với cùng kỳ năm 2023.
14:00 | 22/07/2024
Công tác quản lý mật mã dân sự (MMDS) được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ban Cơ yếu Chính phủ, với mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về MMDS được đặt lên hàng đầu, trong đó Ban đã tiến hành các giải pháp đồng bộ và hiệu quả như tiếp tục triển khai thực hiện quản lý nhà nước về MMDS theo quy định của Luật An toàn thông tin mạng năm 2015 và triển khai các Nghị định của Chính phủ.
10:00 | 10/07/2024
Nghị định số 58 được Chính phủ ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016 quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự (MMDS). Qua gần 8 năm thực hiện, Nghị định 58 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai các hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm MMDS và là căn cứ pháp lý để thực hiện xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực MMDS. Tuy nhiên, hiện Nghị định đang gặp phải một số hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn.