Tọa đàm MKV - Thuật toán mã khối dân sự phục vụ chiến lược “Make in Vietnam”
Phóng viên: Chúng ta có thể tạm thời yên tâm với nguy cơ tính toán lượng tử. Vậy còn tính khả thi trong triển khai ứng dụng của mã khối MKV như thế nào? Xin chia sẻ từ ông Toàn.
Ông Nguyễn Quốc Toàn: Nhu cầu sử dụng mật mã trong các sản phẩm bảo mật là rất lớn và hiệu năng của MKV cơ bản đã đáp ứng được việc triển khai, tính hiệu quả tương đương với các thuật toán trên thế giới. Do đó, tính khả thi của MKV là khá rõ ràng.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý để triển khai hiệu quả và rộng rã hơn nữa, chúng ta cần tiếp tục tối ưu hóa mã nguồn cài đặt cả trên phương diện lý thuyết và cài đặt thực tế; đồng thời phải tích hợp thuật toán MKV vào một số bộ mã nguồn nổi tiếng trên thế giới để phổ cập nhiều hơn đến các nhà phát triển phần mềm cũng như phần cứng.
Phóng viên: Qua thông tin mà 2 diễn giả chia sẻ thì thuật toán MKV đều có khả năng kháng lượng tử và có tính khả thi cao. Vậy nếu so sánh MKV với các chuẩn mã khối quốc tế trong ISO/IEC 18033-3 như AES, Camellia hay với các chuẩn mã khối của một số quốc gia như Kuznychik (Nga), SMS4 (Trung Quốc), thì thuật toán này có hiệu năng thực thi như thế nào thưa ông Cương?
Ông Nguyễn Bùi Cương: Hiệu năng thực thi của mã khối MKV hoàn toàn có thể so sánh với các chuẩn mã khối có hiệu năng cao trên thế giới như AES do có cấu trúc mới dạng thay thế-hoán vị hiện đại và định hướng phát triển trên các nền tảng 32-bit và 64-bit trên PC phổ biến trong lĩnh vực dân sự hiện nay.
Tốc độ MKV được đánh giá vượt trội so với các chuẩn mã khối của các quốc gia khác như Kyznychik của Nga hay SMS4 của Trung Quốc. Hơn nữa, cũng đang thực hiện việc tích hợp MKV trên một số chip chuyên dụng và tối ưu hóa để nâng cao hiệu năng đáp ứng cho các nhu cầu cần xử lý mật mã trên ứng dụng có các băng thông lớn.
Phóng viên: Thuật toán MKV đã được nghiên cứu kỹ lưỡng với độ an toàn chứng minh được, có “bản sắc riêng” và không giống với những thuật toán đã có, đồng thời đảm bảo thực thi, cài đặt hiệu quả trong phần mềm cũng như phần cứng. Với khả năng đó, ông Toàn dự đoán như thế nào về tác động của mã khối MKV khi được ứng dụng trong thực tế?
Ông Nguyễn Quốc Toàn: Tiêu chuẩn này áp được khuyến cáo áp dụng cho khu vực kinh tế - xã hội với đối tượng là mọi tổ chức, cá nhân, công dân Việt Nam và công dân nước ngoài làm việc tại Việt nam để bảo mật thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
Tiêu chuẩn này sẽ giúp các cơ quan, doanh nghiệp và đặc biệt là các tổ chức đánh giá (ví dụ các phòng đo kiểm quốc gia) có thể dựa vào đó để thực hiện đánh giá được chất lượng của sản phẩm mật mã đang sử dụng trong nước. Nó cũng là một hướng dẫn giúp cho các doanh nghiệp trong việc phát triển các sản phẩm đảm bảo các yêu cầu về an toàn và bảo mật thông tin theo chiến lược Make in Vietnam. Đây cũng là bước tiến quan trọng trong quá trình làm chủ khoa học - công nghệ lõi, bởi trong bất kỳ sản phẩm bảo mật thông tin nào, thuật toán mật mã luôn đóng vai trò là hạt nhân. Việc làm chủ công nghệ lõi tạo thuận lợi cho quá trình kiểm định chất lượng sản phẩm. Góp phần hoàn thiện xu thế “Make in Vietnam” đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo.
Tiêu chuẩn TCVN về mã khối là bước khởi đầu cho việc xây dựng một khung mật mã hoàn chỉnh, gồm các nguyên thủy mật mã khác như chữ ký số, hàm băm,... với mục tiêu khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ mật mã quốc tế.
Phóng viên: Ông Toàn có thể cho biết sau khi công bố chuẩn mã khối MKV, Ban Cơ yếu Chính phủ có dự định phát triển thêm các nguyên thủy mật mã nào khác để bảo vệ thông tin trong lĩnh vực dân sự trong tương lai không?
Ông Nguyễn Quốc Toàn: Để đảm bảo an toàn thông tin trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của và tính toán toàn lượng tử theo xu hướng chung của thế giới, Ban Cơ yếu chính phủ đã có những kế hoạch và lộ trình cụ thể để đưa ra các thế hệ mật mã mới có khả năng kháng lại tính toán lượng tử, còn được gọi là Trước mắt hiện nay là mã khối MKV, tiếp theo đó chúng ta có thể xây dựng các nguyên thủy mật mã đối xứng dựa trên MKV như hàm băm, mã xác thực, hàm dẫn xuất khóa …
Song hành với đó, chúng tôi đang nghiên cứu các nguyên thủy mật mã phi đối xứng hậu lượng tử theo xu hướng chung của thế giới dựa trên các bài toán khó như lý thuyết lưới, nguyên lý thiết kế hệ mật theo kiểu tính toán đa bên an toàn MPCitH. Theo dõi chặt chẽ kết quả các cuộc thi mật mã hậu lượng tử PQC của NIST, hay các dự thảo chuẩn mật mã hậu lượng tử Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc,...
Vĩnh Hảo
15:00 | 25/05/2015
15:00 | 23/04/2012
16:00 | 04/07/2024
09:00 | 08/03/2024
13:00 | 23/10/2024
Báo cáo Ransomware Zscaler ThreatLabz 2024 mới đây đã vạch trần nhóm tin tặc Dark Angels với khoản thanh toán tiền chuộc lớn nhất được biết đến trong lịch sử là 75 triệu USD vào đầu năm nay. Bài viết sẽ cùng giải mã, phân tích chi tiết hơn các chiến thuật, kỹ thuật và quy trình của nhóm tin tặc này, dựa trên báo cáo của hãng bảo mật Zscaler (Mỹ).
09:00 | 19/07/2023
Ngày 09/6, Chính phủ ban hành Nghị định 32/2023/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định số 53/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 58/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự.
10:00 | 14/04/2023
Sau 5 năm ban hành và triển khai, Nghị định số 53/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 58/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự đã cho thấy nhiều bất cập cần sửa đổi, bổ sung.
10:00 | 24/03/2023
Sau một thời gian triển khai thực hiện, Nghị định số 58/2016/NĐ-CP quy định về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự gặp phải một số hạn chế, bất cập. Để có cơ sở báo cáo, đề nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung, Ban Cơ yếu Chính phủ gửi văn bản đề nghị tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin để xây dựng Báo cáo tổng kết thi hành Nghị định.