Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, số lượng các phần mềm chương trình được công bố ngày càng lớn. Song hành với đó là việc tin tặc luôn tìm cách phân tích, dịch ngược các chương trình nhằm lấy cắp ý tưởng, bẻ khóa phần mềm thương mại gây tổn hại tới các tổ chức, cá nhân phát triển phần mềm. Đặc biệt, trong ngành Cơ yếu có những chương trình có tích hợp các thuật toán mật mã ở mức mật và tối mật thì việc chống phân tích, dịch ngược có vai trò hết sức quan trọng. Do đó, việc phát triển một giải pháp bảo vệ các chương trình phần mềm chống lại nguy cơ phân tích, dịch ngược là rất cấp thiết.
16:00 | 04/07/2024
10:00 | 17/05/2024
Với vai trò là Cơ quan mật mã quốc gia, Ban Cơ yếu Chính phủ đã chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, xây dựng thuật toán mã khối dân sự để thiết kế, chế tạo các sản phẩm bảo mật, an toàn thông tin phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số.
10:00 | 03/04/2024
Bài báo giới thiệu một phương pháp dựa trên đặc tính hỗn loạn của ánh xạ 2D MCCM và 2D logistic để thiết kế hộp S (S-box) động phụ thuộc khóa. Đánh giá một số tính chất mật mã của một số hộp thế được tạo ra.
14:00 | 25/03/2024
Chiều 07/3, tại Hà Nội, Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức Hội thảo xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) cho thuật toán mã khối ViEncrypt trong lĩnh vực mật mã dân sự. Đồng chí Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo còn có đại diện lãnh đạo các hệ Cơ yếu, các cơ quan, đơn vị thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ, các chuyên gia, nguyên cán bộ cấp cao của Viện Khoa học Công nghệ mật mã, Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin..., Ban Cơ yếu Chính phủ.
09:00 | 08/03/2024
Google đã công bố kế hoạch bổ sung hỗ trợ cho các thuật toán mã hóa kháng lượng tử trong trình duyệt Chrome, bắt đầu từ phiên bản 116, bằng cách triển khai cơ chế đóng gói khóa (KEM) để bảo vệ việc chia sẻ bí mật mã hóa đối xứng trong quá trình thiết lập kết nối mạng TLS an toàn.
14:00 | 17/08/2023
Hiện nay, các ứng dụng sử dụng hệ thống Internet vạn vật (Internet of Things - IoT) phát triển nhanh về số lượng dẫn đến những nguy cơ tiềm ẩn về lộ lọt dữ liệu nhạy cảm. Trong bài báo này, nhóm tác giả đề xuất một phương pháp mã hóa phân vùng trên máy tính nhúng sử dụng dm-crypt và LUKS để bảo vệ dữ liệu cho ứng dụng camera, đồng thời tích hợp thêm thuật toán mật mã Kuznyechik trong chuẩn GOST R34.12-2015 trên máy tính nhúng Raspberry Pi. Trong phần I, bài báo đi tìm hiểu về các phương pháp mã hóa dữ liệu và trình bày về các giải pháp mã hóa dữ liệu lưu trữ, giới thiệu nguyên lý hoạt động và một số công cụ phần mềm hỗ trợ mã hóa dữ liệu cả về thương mại lẫn mã nguồn mở, tìm hiểu sâu hơn về giải pháp mã hóa phân vùng bằng dm-crypt và LUKS trên máy tính nhúng, cụ thể là Raspberry Pi.
10:00 | 21/04/2023
Giao thức SSL/TLS được sử dụng để bảo mật kênh truyền cho rất nhiều dịch vụ mạng hiện nay như: dịch vụ Web, Email, Database, VoIP... TLS 1.3 là phiên bản mới nhất của giao thức này với nhiều ưu điểm như tốc độ nhanh và độ an toàn cao hơn so với các phiên bản trước [1]. Bài viết này sẽ trình bày chi tiết về cách thức hoạt động và thuật toán mật mã được sử dụng trong TLS 1.3.
17:00 | 15/11/2022
Mạng không dây thế hệ thứ năm (5G) là một trong những bước phát triển của công nghệ di động, được thiết kế để tăng tốc độ và khả năng phản hồi nhanh chóng. Nhưng những ưu điểm của 5G lại mang đến những thách thức mới, gây ảnh hưởng đến các thuật toán mật mã. Bên cạnh thông tin chia sẻ về những thách thức cho thuật toán mật mã, bài báo này cung cấp cho độc giả thông tin về các thuật toán hiện có trong 5G.
11:00 | 09/04/2021
Bài viết đề xuất giải pháp xây dựng thuật toán mật mã khóa đối xứng từ việc phát triển hệ mã sử dụng khóa một lần OTP (One-Time Pad). Ưu điểm của thuật toán xây dựng theo giải pháp mới đề xuất là tính an toàn và hiệu quả thực hiện được kế thừa mật mã OTP. Đồng thời việc thiết lập, quản lý - phân phối và sử dụng khóa của thuật toán đề xuất dựa trên các hệ mã khóa đối xứng đang được ứng dụng trong thực tế (DES, AES…).
10:00 | 11/02/2021
Bảo mật truyền tin tầng vật lý cho mạng vô tuyến không sử dụng thuật toán mật mã đang được nghiên cứu rất rộng rãi trên thế giới. Phương pháp này có thể sử dụng độc lập hoặc kết hợp với phương pháp bảo mật dùng mật mã truyền thống tại các tầng phía trên để tăng mức độ an toàn, hoặc sử dụng để truyền các tham số bí mật trong hệ thống bảo mật sử dụng thuật toán mật mã. Bài báo này giới thiệu về ý tưởng và cơ sở bảo mật của phương pháp bảo mật tầng vật lý cho mạng truyền tin không dây.
11:00 | 07/01/2021
Trong các cuộc tuyển chọn công khai thì tất cả các thuật toán mật mã công bố đều được kiểm tra trước các tấn công thám mã để xác định sự an toàn. Đồng thời, thông qua các phép đo hiệu suất, diện tích vùng thiết kế, tốc độ và điện năng tiêu thụ của phần cứng thực thi để xác định sức mạnh của từng thuật toán. Phép đo hiệu suất giúp xác định miền ứng dụng của thuật toán. Tài nguyên phần cứng thấp cho phép dùng chip nhỏ hơn, đồng thời miền ứng dụng sẽ rộng hơn, kéo theo đó là điện năng tiêu thụ thấp hơn. Thuật toán tốt sẽ đảm bảo được sự an toàn và hiệu quả. Bài báo này trình bày kết quả thực thi một số thuật toán mật mã có xác thực hạng nhẹ dùng cho thẻ thông minh.
16:00 | 09/12/2020
Năm 2016, NIST đã phát hành một báo cáo về Điện toán hậu lượng tử, công bố kế hoạch và kêu gọi xây dựng chuẩn mật mã mới. NIST hiện đang phân tích các thuật toán được đề xuất [1] và dự kiến sẽ báo cáo kết quả và chuẩn bị sẵn sàng cho việc công bố các tiêu chuẩn trong giai đoạn 2022-2024. Bài báo này sẽ tổng hợp một số kết quả mới nhất về Điện toán lượng tử và quá trình chuyển đổi của chúng trong thời gian tới.
15:00 | 21/10/2019
Bảo mật và an toàn thông tin, trong đó kỹ thuật mật mã đóng vai trò then chốt, là yếu tố tiên quyết để triển khai các hoạt động giao dịch điện tử. Do đó, việc chuẩn hóa các thuật toán mật mã sử dụng cho lĩnh vực kinh tế - xã hội luôn được các nước quan tâm, cập nhật và bổ sung. Các mã khối Magma và Kuznyechik được công bố trong tiêu chuẩn GOST R 34.12-2015 của Liên bang Nga. Bài báo này tổng hợp ngắn gọn về nguyên lý thiết kế và độ an toàn kháng lại các tấn công thám mã của thuật toán mã hóa Kuznyechik.
09:00 | 17/09/2018
Các thuật toán mật mã và sản phẩm mật mã dùng để bảo vệ các hệ thống thông tin quân sự và chính phủ Mỹ cũng như của các nước trên thế giới là những thông tin bí mật tuyệt đối. Các thuật toán mật mã phổ biến (như DES, AES, RSA,...), các giao thức bảo mật (như IPSEC,...) thông thường chỉ được sử dụng để bảo vệ thông tin ở mức nhạy cảm cho lĩnh vực thương mại, hoặc tối đa ở mức MẬT cho lĩnh vực quân sự và chính phủ. Bài báo này tổng hợp và giới thiệu về các thuật toán mật mã, sản phẩm mã hóa của Ủy ban An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) và một số vấn đề về quản lý khóa mật mã của NSA dùng cho các thiết bị truyền thông quân sự.
14:00 | 28/12/2017
Yahoo vừa thừa nhận những kẻ tấn công đã đánh cắp thông tin của hơn 1 tỷ tài khoản thư điện tử hồi tháng 8/2013. Tin tặc đã lấy được tên, địa chỉ, số điện thoại và giá trị băm MD5 của mật khẩu – những thứ có thể dùng để xác định danh tính thật của người dùng.
09:33 | 21/12/2016