Bộ Quốc phòng với tư cách là Chủ tịch ADMM và ADMM+ trong năm Chủ tịch ASEAN 2020 đã và đang nỗ lực duy trì có hiệu quả tiến trình hợp tác quốc phòng về an ninh mạng trong khuôn khổ ADMM+ bằng việc tổ chức các hội nghị trực tuyến.
Các đại biểu tham dự hội thảo tại điểm cầu Hà Nội
Tham gia hội thảo có đại biểu một số cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng Việt Nam; các đại diện và chuyên gia của ICRC cùng đại diện nhiều nước thành viên Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN Mở rộng (ADMM+) tại các điểm cầu. Hội thảo được tổ chức nhằm phổ biến, tuyên truyền kiến thức cơ bản và thảo luận về Luật Nhân đạo Quốc tế liên quan tới chiến tranh mạng; làm cơ sở tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong xây dựng kế hoạch, triển khai tổ chức thực hiện nhiệm vụ đảm bảo phù hợp với pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế; đồng thời đóng góp cho việc nâng cao năng lực bảo đảm an ninh mạng trong khu vực, đặc biệt là giữa các nước ADMM+, qua đó góp phần nâng cao vị thế và vai trò của Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Thiếu tướng Tống Viết Trung, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 (Bộ Quốc phòng Việt Nam) nhấn mạnh, an ninh mạng hiện là vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm, nghiên cứu và thúc đẩy, đặc biệt trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, tác động nhiều chiều, sâu rộng đến mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội của nhiều quốc gia trên toàn thế giới.
Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ số, tất cả cơ sở hạ tầng thiết yếu, quan trọng như: Giao thông, y tế, năng lượng đều được kết nối với internet. Điều này làm cho an ninh, an toàn không gian mạng trở thành vấn đề tối quan trọng với các nước, bất kể đó là quốc gia phát triển hay không.
Theo Thiếu tướng Tống Viết Trung, Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 trong bối cảnh thế giới đã và đang đứng trước thách thức nghiêm trọng chưa từng có trong lịch sử hiện đại gây ra bởi đại dịch COVID-19. Các quốc gia phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số nhằm ứng phó với đại dịch và an ninh mạng tiếp tục là vấn đề hàng đầu được ASEAN cũng như Việt Nam quan tâm, tăng cường hợp tác.
Thiếu tướng Tống Viết Trung nhấn mạnh cùng với các quốc gia khác trong ASEAN, Việt Nam đồng thuận trong việc khẳng định những cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trọng yếu nên được hiểu như là tài sản quốc gia, tạo thành xương sống cho các chức năng, dịch vụ và hoạt động quan trọng nhất của xã hội.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chú trọng tăng cường tiềm lực an ninh mạng để bảo vệ các hạ tầng thông tin trọng yếu thông qua việc đẩy mạnh đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng; nghiên cứu, phát triển, ứng dụng các phần mềm, thiết bị công nghệ hiện đại phục vụ cho công tác bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin trọng yếu; tăng cường chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác quốc tế với các nước trong khu vực và quốc tế để kịp thời ứng phó với các sự cố tấn công vào các cơ sở hạ tầng thông tin này.
Đồng quan điểm với ICRC, Việt Nam ủng hộ việc áp dụng Luật Nhân đạo Quốc tế cho các cuộc xung đột vũ trang mà không gian mạng là một không gian có thể xảy ra xung đột và Việt Nam cũng hoan nghênh các cam kết trước đó của ICRC trong vấn đề này.
Để Luật Nhân đạo Quốc tế có thể đạt được mục tiêu đề ra, phải nhận định được rủi ro mà các hoạt động trên không gian mạng có thể gây ra như: chết người, thương vong, thiệt hại vật chất hoặc ảnh hưởng đến việc cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho người dân, các dịch vụ internet cốt lõi… "Bộ Quốc phòng Việt Nam cam kết tham gia tích cực và có trách nhiệm trong các cơ chế hợp tác quốc phòng ASEAN về đảm bảo an ninh, an toàn không gian mạng, ngăn chặn các hoạt động tấn công mạng, xâm phạm chủ quyền của các quốc gia trên không gian mạng và các cuộc chiến tranh mạng”, Thiếu tướng Tống Viết Trung nhấn mạnh.
Trưởng đại diện Văn phòng ICRC tại Việt Nam và Lào, bà Sylvie Thoral đã có lời cảm ơn Bộ Quốc phòng Việt Nam trong việc phối hợp với ICRC tổ chức hội thảo trực tuyến trong bối cảnh dịch Covid-19. Bà cũng nhấn mạnh chiến tranh mạng là một thực tế mà loài người đang phải đối mặt, vì thế hội thảo là một cơ hội hữu ích để ICRC và các nước thành viên ADMM+ thảo luận về vấn đề này cũng như quản lý các hoạt động tác chiến trong không gian mạng phù hợp với luật nhân đạo quốc tế.
Nguyệt Thu
15:00 | 19/06/2020
11:00 | 01/12/2023
14:00 | 27/03/2019
11:00 | 15/12/2022
10:48 | 26/07/2016
07:00 | 23/10/2024
Những kẻ tấn công mạng đang nhắm mục tiêu vào Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Ả Rập Xê Út và các quốc gia khác trong khu vực Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC). Khu vực này thường là mục tiêu ưa chuộng của các tin tặc bởi đây là trung tâm thương mại và buôn bán, có nhiều nền kinh tế giàu mạnh và vì lập trường của các quốc gia trong khu vực Trung Đông này về một số vấn đề địa chính trị.
11:00 | 07/10/2024
Trong 02 ngày 02 - 03/10, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thi cán bộ công đoàn giỏi năm 2024 do Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức nhằm khẳng định vị trí, vai trò của cán bộ công đoàn trong cơ quan, đơn vị; thúc đẩy giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất.
10:00 | 01/10/2024
Theo nghiên cứu của các chuyên gia đến từ Cybernews (Lithuania), MC2 Data - một công ty chuyên cung cấp dịch vụ dữ liệu đã bỏ sót một cơ sở dữ liệu trực tuyến khổng lồ chứa 2,2 TB dữ liệu của nhiều người dùng, trong đó có hơn 100 triệu thông tin của người dùng Mỹ mà không được bảo vệ.
07:00 | 10/09/2024
Chính phủ Úc cho biết nước này có kế hoạch đưa ra các quy tắc quản lý trí tuệ nhân tạo (AI) trong bối cảnh các công cụ AI đang được triển khai nhanh chóng bởi các doanh nghiệp và trong cuộc sống hàng ngày.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo buổi Lễ.
17:00 | 23/10/2024
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành hiện thực, một phần không nhỏ nhờ công nghệ Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) và các mạng 5G dùng riêng. Đến năm 2029, thị trường cách mạng công nghiệp 4.0 dự kiến sẽ đạt giá trị 377,30 tỷ USD. Bà Marie Hattar, Phó Chủ tịch cấp cao Keysight Technologies (Hoa Kỳ), đã chia sẻ tầm quan trọng của 5G trong hành trình cách mạng công nghiệp 4.0.
13:00 | 22/10/2024