Đạo luật này được cơ quan lập pháp Úc thông qua vào ngày 6/12/2018. Theo các nhà lập pháp đây là điều thiết yếu để duy trì an ninh quốc gia và là một công cụ quan trọng của chính quyền trong cuộc chiến với chủ nghĩa khủng bố.
Rất nhiều ý kiến cho rằng, các dịch vụ có chức năng mã hoá tin nhắn đang được những kẻ khủng bố lợi dụng để liên lạc với nhau, nhằm qua mặt các cơ quan chức năng. Do vậy, các nhà hành pháp cần được cung cấp quyền truy cập để đảm bảo an toàn cho cộng đồng. Trong khi đó, các công ty công nghệ cho rằng đạo luật này sẽ mở cánh cửa cho tin tặc lợi dụng và điều này sẽ ảnh hưởng tới quyền riêng tư của người dùng.
Với đạo luật về an ninh mạng được đưa ra, các cơ quan hành pháp của chính phủ Úc có thể yêu cầu các công ty công nghệ hợp tác chia sẻ thông tin theo 3 cấp độ nhằm giúp các cơ quan này truy cập vào những dữ liệu mã hoá.
Ở cấp độ thứ nhất, chính quyền sẽ gửi yêu cầu về việc trợ giúp tự nguyện nhằm bảo vệ an ninh quốc gia tới các công ty công nghệ. Với cấp độ thứ 2, cơ quan chức năng sẽ yêu cầu các công ty công nghệ cung cấp bộ giải mã trong trường hợp họ nắm giữ giải pháp này. Cấp độ thứ 3 cũng là cấp độ nghiêm trọng nhất, Bộ trưởng Bộ tư pháp sẽ đưa ra thông báo yêu cầu các công ty công nghệ phải xây dựng một công cụ giải mã nhằm trợ giúp cho công tác thực thi pháp luật.
Chính phủ Úc khẳng định, việc tăng cường quyền hạn cho cơ quan chức năng nước này là cần thiết để đối phó với các nguy cơ tấn công khủng bố trong dịp lễ hội cuối năm. Theo ý kiến của Công đảng đối lập ở Úc, cần có cơ chế giám sát, bảo vệ khi đạo luật này được áp dụng và cần đánh giá văn kiện trong 18 tháng. Nếu đạo luật có hiệu lực, Úc sẽ trở thành một trong những quốc gia đầu tiên áp dụng quyền tiếp cận rộng rãi đối với các công ty công nghệ sau nhiều năm vận động hành lang các cơ quan tình báo tại nhiều nước, nhất là 5 nước trong “Five Eyes” bao gồm Mỹ, Canada, Anh, Úc và New Zealand.
Trước thực tế này, các công ty công nghệ và nhiều tổ chức tại Úc đã lên tiếng bày tỏ quan ngại trước những nguy cơ xấu có thể xảy ra nếu đạo luật này bị lạm dụng. Họ cho rằng đạo luật này sẽ khiến khả năng bảo mật của các ứng dụng tồn tại lỗ hổng nên dữ liệu người dùng sẽ bị mất an toàn.
ĐT
Tổng hợp
09:00 | 04/05/2023
14:00 | 03/11/2018
09:00 | 08/06/2019
13:00 | 28/06/2018
15:00 | 18/03/2020
08:00 | 12/06/2018
13:00 | 23/10/2024
Trong tháng 9, hệ thống phát hiện cảnh báo sớm botnet ghi nhận 18 hệ thống cơ quan nhà nước đã kết nối đến hạ tầng botnet (mạng máy tính ma), đặt ra các nguy cơ mất an toàn thông tin. Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã vào cuộc hỗ trợ xử lý.
07:00 | 20/09/2024
Ngày 19/9/2024, tại Hà Nội, Chi hội Nhà báo Tạp chí An toàn thông tin đã tổ chức thành công Đại hội Chi hội nhiệm kỳ 2024 - 2027.
16:00 | 19/09/2024
Chỉ số an toàn thông tin mạng toàn cầu (Global Cybersecurity Index - GCI) 2024, được Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), cơ quan chuyên ngành của Liên hợp quốc công bố ngày 12/9/2024. Trong báo cáo, Việt Nam là 1 trong 46 quốc gia được xếp vào nhóm 1 về chỉ số an toàn thông tin toàn cầu của ITU năm 2024.
10:00 | 18/09/2024
Ngày 17/9/2024, tại Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra Hội thảo khoa học về An toàn thông tin năm 2024 với chủ đề “An toàn thông tin trong xu hướng Chuyển đổi số”. Hội thảo được tổ chức bởi Trung tâm 286 - Bộ Tư lệnh 86, quy tụ hơn 200 chuyên gia bảo mật, đại diện các cơ quan, đơn vị trong và ngoài quân đội, cơ quan quản lý, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực an toàn thông tin, an ninh mạng khu vực phía Nam.
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo buổi Lễ.
17:00 | 23/10/2024
Microsoft cho biết trong báo cáo thường niên ngày 15/10/2024 rằng Israel đã trở thành mục tiêu hàng đầu của các cuộc tấn công mạng của Iran kể từ khi cuộc chiến tranh ở Gaza bắt đầu vào năm ngoái.
10:00 | 25/10/2024
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành hiện thực, một phần không nhỏ nhờ công nghệ Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) và các mạng 5G dùng riêng. Đến năm 2029, thị trường cách mạng công nghiệp 4.0 dự kiến sẽ đạt giá trị 377,30 tỷ USD. Bà Marie Hattar, Phó Chủ tịch cấp cao Keysight Technologies (Hoa Kỳ), đã chia sẻ tầm quan trọng của 5G trong hành trình cách mạng công nghiệp 4.0.
13:00 | 22/10/2024