Bước mới để cải thiện định danh điện tử
Được Cơ quan Italia (AgID) ra mắt vào tháng 3/2016, hệ thống định danh điện tử quốc gia của Italia (còn được gọi là Hệ thống định danh điện tử công cộng (SPID)) đã phát hành 37,7 triệu căn cước điện tử. Hệ thống SPID này hiện có gần 18.000 cơ quan quản lý cung cấp dịch vụ. AgID hiện đang xem xét triển khai dần dự án “Ví công nghệ thông tin” không chỉ kết hợp với căn cước điện tử mà còn với các loại giấy tờ khác do chính phủ cấp như giấy phép lái xe, thẻ y tế và thẻ người khuyết tật châu Âu. “Ví công nghệ thông tin thể hiện một bước cụ thể hướng tới hợp lý hóa và cải thiện cũng như khả năng tiếp cận các dịch vụ công ở Italia”, ông Mario Nobile, Tổng giám đốc AgID cho biết.
Vai trò của Cơ quan Kỹ thuật số Italia là đảm bảo đạt được các mục tiêu của chương trình nghị sự kỹ thuật số của và điều phối quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của chính quyền trung ương, khu vực và địa phương. Họ được giao nhiệm vụ soạn thảo và giám sát các hướng dẫn cũng như quy tắc kỹ thuật để vận hành hệ thống chính phủ kỹ thuật số. Ví dụ như trường hợp SPID, AgID đặt ra các tiêu chuẩn và cung cấp chứng nhận cho các nhà cung cấp danh tính cá nhân. “Cơ quan Kỹ thuật số Italia xác định một bộ quy tắc nghiêm ngặt để trở thành nhà cung cấp danh tính SPID, nhưng các chi phí liên quan đến việc duy trì dịch vụ sẽ do nhà cung cấp định danh chịu”, cơ quan này giải thích.
Điều này có nghĩa, công dân Italia sống ở những nơi khác ở châu Âu, thông qua các nhà cung cấp tư nhân có thể sử dụng SPID để mở tài khoản ngân hàng, thuê ô tô, ký thế chấp hoặc truy cập các dịch vụ xác minh và giới thiệu khác. Động thái này giúp thu hẹp khoảng cách giữa người dân và doanh nghiệp trên khắp lục địa một cách hiệu quả, đồng thời đơn giản hóa các tương tác kỹ thuật số giữa doanh nghiệp, chính phủ và người dùng.
Chìa khóa để kích hoạt ví định danh điện tử
Tổng giám đốc AgID cho biết, để ví định danh điện tử thành công cần đầu tư đáng kể cho phát triển và duy trì cơ sở hạ tầng. Sau đại dịch Covid-19, Kế hoạch phục hồi quốc gia đã phân bổ hơn 41 tỷ euro (44 tỷ USD) để thực hiện các chính sách số hóa trong các cơ quan khu vực công và tăng cường kết nối Internet trên toàn quốc. Cơ quan này cũng đã nhận được tài trợ từ Liên minh châu Âu (EU) trong vài năm qua cho dự án “Italia đăng nhập - ngôi nhà của công dân”, nhằm mục đích tăng cường năng lực thể chế của cơ quan về số hóa. “Trong khuôn khổ dự án, AgID đã thực hiện một số hoạt động như mở lớp truy cập vào các dịch vụ trực tuyến, lớp hệ sinh thái, cơ sở hạ tầng có khả năng tương tác của cơ sở dữ liệu quốc gia và đào tạo để nâng cao kỹ năng kỹ thuật số”, ông Mario Nobile, Tổng giám đốc AgID cho biết thêm.
Sau giai đoạn từ năm 2014 đến 2023, tất cả các mục tiêu của chương trình đều đã đạt được và thậm chí còn vượt quá mong đợi. Kế hoạch 3 năm của AgID về Hành chính công và Kế hoạch kỹ thuật số Italia 2026 tiếp tục vạch ra các ưu tiên chính, bao gồm khả năng tiếp cận các dịch vụ kỹ thuật số, dữ liệu mở, khả năng tương tác, mua sắm điện tử và điện toán đám mây.
Cân bằng giữa khả năng tăng tốc và quy định sử dụng AI
Đáng chú ý, lần đầu tiên, kế hoạch phát triển kỹ thuật số quốc gia Italia trong 3 năm từ 2024 đến 2026 dành không gian rộng rãi cho việc sử dụng trong hành chính công, cung cấp các công cụ và nêu rõ trường hợp nào được áp dụng. AI có khả năng giải phóng thời gian của các quan chức nhà nước để thực hiện công việc có giá trị cao hơn và mang tính chiến lược hơn, cải thiện việc ra quyết định dựa trên dữ liệu và tăng cường cung cấp dịch vụ công. “AI giúp chúng tôi đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nâng cao hiệu suất và hiệu suất trong việc quản lý và cung cấp các dịch vụ công”, ông Nobile cho biết. Một số trường hợp sẽ được phép sử dụng công nghệ AI bao gồm tự động tìm kiếm thông tin, dự đoán xu hướng và nhu cầu trong tương lai cũng như cá nhân hóa thông tin và dịch vụ theo nhu cầu của người dùng.
Sau Đạo luật AI đầu tiên trên thế giới được Quốc hội EU thông qua vào tháng trước, Chính phủ Italia cũng đang nghiên cứu cập nhật chiến lược quốc gia nhằm hướng dẫn phát triển và sử dụng AI một cách có trách nhiệm và toàn diện. Ông Nobile cho biết thêm, các ưu tiên của AgID là cân bằng giữa việc củng cố và quy định về AI trong hành chính công ở cấp quốc gia và EU.
Việc triển khai AI trong khu vực công đã được nhấn mạnh là trọng tâm chính tại Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay do Tổng thống Italia chủ trì. Hội nghị thượng đỉnh G7 là diễn đàn quốc tế được tổ chức thường niên dành cho lãnh đạo các nước thành viên G7. Tại G7, Tổng thống Italia đã cam kết phát triển một bộ công cụ đặt ra các nguyên tắc thực tế về AI an toàn và đáng tin cậy để cung cấp thông tin cho việc hoạch định chính sách.
Tuệ Minh
08:00 | 15/09/2023
14:00 | 12/04/2023
09:00 | 23/09/2021
09:00 | 28/10/2019
16:00 | 19/07/2022
09:00 | 13/06/2022
11:00 | 18/07/2024
Ngày 15/7, Văn phòng Chính phủ có văn bản thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị của thành phố Hà Nội sơ kết 6 tháng đầu năm thực hiện Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06.
11:00 | 29/02/2024
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 23/2/2024 về tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
10:00 | 05/02/2024
Kiểm tra, đánh giá tình hình ứng dụng chữ ký số trong hoạt động của cơ quan nhà nước là công tác có ý nghĩa hết sức quan trọng, không thể thiếu, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ. Thông qua kết quả kiểm tra, đánh giá của Đoàn công tác Ban Cơ yếu Chính phủ, bài báo sẽ cung cấp đến độc giả thực trạng tình hình ứng dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ tại một số địa phương, đồng thời đưa ra những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, triển khai sử dụng, từ đó có biện pháp khắc phục, hướng dẫn, điều chỉnh bảo đảm đúng quy định, chặt chẽ và hiệu quả.
15:00 | 18/11/2022
Đây là chủ đề của buổi Tọa đàm do Tạp chí An toàn thông tin tổ chức vào sáng ngày 10/11, với sự tham dự của ông Lê Quang Tùng, Phó Cục trưởng Cục Chứng thực số và bảo mật thông tin, Ban Cơ yếu Chính phủ và ông Đỗ Thái Hòa, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hà Giang.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, với cách tiếp cận bứt phá, việc phổ cập chữ ký số tại Việt Nam cho 100% người dân trưởng thành Việt Nam vào năm 2025 là khả thi. Đây cũng là mục tiêu, nhiệm vụ mà Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông giao cho Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia, các doanh nghiệp và Hiệp hội ngành Thông tin và Truyền thông.
14:00 | 24/10/2024