Thứ nhất: không chia sẻ tài khoản ví điện tử cho người khác
Thông tin tài khoản trên và ngân hàng được liên kết là thông tin tuyệt mật. Do đó, người dùng không nên chia sẻ thông tin cho bất kỳ ai nhằm tránh rủi ro người lạ truy cập để thực hiện những hành vi trái pháp luật.
Bên cạnh đó, người dùng không nên chia sẻ thông tin cá nhân với bất cứ hình thức nào nhất là trên các trang hoặc các phương tiện truyền thông. Bởi đó là nguồn dữ liệu quý báu cho kẻ tấn công sử dụng trong việc tấn công tài khoản, ví điện tử của người dùng.
Thứ hai: không để lộ mã mật khẩu một lần kể cả với người quen
Mật khẩu một lần (One Time Password - OTP) là lớp bảo vệ thứ hai sau mật khẩu của ví điện tử được nhiều nhà cung cấp dịch vụ áp dụng. Điều này góp phần ngăn chặn những rủi ro cho người dùng nhằm hạn chế tình trạng kẻ tấn công xâm nhập để lấy thông tin hoặc tiền trong tài khoản. Vì vậy, người dùng tuyệt đối không chia sẻ mã OTP cho bất kỳ ai, kể cả người quen.
Thứ ba: cài đặt chương trình phòng chống virus và đánh cắp dữ liệu
Việc lộ thông tin của ví điện tử là hoàn toàn có thể xảy ra nếu virus xâm nhập vào hệ thống máy tính hoặc điện thoại của người dùng thông qua việc truy cập vào những trang web lạ hay tải những ứng dụng không rõ nguồn gốc. Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo người dùng cần cài đặt các phần mềm chống virus trên điện thoại, máy tính nhằm đảm bảo tài khoản được bảo mật tối đa.
Thứ tư: thay đổi mật khẩu ít nhất 2 lần/tháng
Các ví điện tử được phát hành hiện nay thường chỉ đặt một để có thể mở ví và thực hiện các giao dịch thanh toán. Một số ví điện tử khác có thêm lớp bảo mật OTP để có thể mở được khóa ví. Do đó, mật khẩu là thông tin rất quan trọng cần được bảo mật. Để tăng độ bảo mật, người dùng nên cố gắng thay đổi mật khẩu ít nhất 2 lần trong tháng và tùy theo giao dịch và số tiền có trong ví điện tử mà con số này có thể tăng lên. Mật khẩu nên bao gồm số, chữ và những ký tự đặc biệt, tránh lựa chọn những mật khẩu quá dễ nhớ hoặc liên quan đến thông tin cá nhân (ngày sinh, số điện thoại…).
Thứ năm: lựa chọn ví điện tử uy tín, an toàn, bảo mật cao
Hiện nay trên thị trường có trên 20 ví điện tử mà người dùng có thể lựa chọn. Tuy nhiên, người dùng nên lựa chọn ví điện tử được chứng nhận bởi các tổ chức có uy tín trên thế giới về độ an toàn bảo mật (chứng nhận PCI DSS) và được nhiều người tin dùng, sử dụng phổ biến.
Xuân Quỳnh
16:00 | 19/07/2022
14:00 | 07/05/2016
16:00 | 30/09/2022
10:00 | 27/05/2022
10:00 | 14/05/2024
16:00 | 23/09/2024
Quy định Bảo vệ Dữ liệu chung (GDPR) của Liên minh châu Âu là văn bản pháp lý quan trọng, hình mẫu cho các nước, khu vực khác trong việc bảo vệ dữ liệu. Tuy nhiên, việc tuân thủ GDPR sẽ đòi hỏi các tổ chức phải đầu tư kinh phí bổ sung, tăng cường nhân lực dành cho xử lý dữ liệu. Dưới đây là hướng dẫn 12 bước triển khai GDPR cho tổ chức do Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu công bố.
13:00 | 28/08/2024
Ngày nay, tin tức về các vụ vi phạm dữ liệu cá nhân trên không gian mạng không còn là vấn đề mới, ít gặp. Vậy làm thế nào để dữ liệu cá nhân của bạn không bị rơi vào tay kẻ xấu? Dưới đây là 6 cách để bảo vệ thông tin cá nhân khi trực tuyến.
10:00 | 19/06/2024
Ngày 18/6, tại Thừa Thiên Huế, Cục Cơ yếu Đảng - Chính quyền, Ban Cơ yếu Chính phủ đã tổ chức triển khai máy tính an toàn đa giao diện có cài đặt sản phẩm mật mã - MTCD-3M (3M) và tập huấn, hướng dẫn quản lý, sử dụng máy 3M cho cán bộ, chuyên viên các phòng chuyên môn thuộc Văn phòng Tỉnh ủy và văn thư các cơ quan tham mưu giúp việc Tỉnh ủy.
14:00 | 04/03/2024
Ngày nay, tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội đều có xu hướng tích hợp và tự động hóa, trong đó các giao dịch số là yêu cầu bắt buộc. Do vậy, các tấn công lên thiết bị phần cứng, đặc biệt là các thiết bị bảo mật có thể kéo theo những tổn thất to lớn như: lộ thông tin cá nhân, bị truy cập trái phép hoặc đánh cắp tài khoản ngân hàng,… So với các loại tấn công khác, tấn công kênh kề hiện đang có nhiều khả năng vượt trội. Trong bài báo này, nhóm tác giả sẽ trình bày sơ lược về kết quả thực hành tấn công kênh kề lên mã khối Kalyna trên hệ thống Analyzr của Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công thành công và khôi phục đúng 15 byte khóa trên tổng số 16 byte khóa của thuật toán Kalyna cài đặt trên bo mạch Nucleo 64.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Nhằm trang bị cho người dân “vũ khí” chống lừa đảo trên không gian mạng, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) triển khai chiến dịch quốc gia với 5 nhóm kỹ năng thiết yếu, từ nhận biết dấu hiệu lừa đảo đến xử lý tình huống khi bị tấn công.
10:00 | 18/10/2024