Ngày nay, đang trở thành môi trường tác chiến mới, tiếp nối theo sau mặt đất, trên không, trên biển và trên vũ trụ, được các quốc gia trên thế giới sử dụng các tấn công vào các thiết bị mạng, cơ sở hạ tầng nhằm mục đích phá hủy, thu thập thông tin của đối phương. Ví dụ thuyết phục nhất cho luận điểm này là cuộc chiến tranh do Mỹ và Liên quân tiến hành ở Kosovo, Afghanistan và Iraq khi mà các tổ chức tin tặc được nhà nước hậu thuẫn tấn công mạng, làm vô hiệu hóa các cơ sở, hạ tầng trọng yếu của đối phương, khiến đối phương mất khả năng chiến đấu. Điều này dẫn đến sự hình thành của một hình thức tác chiến mới đó là
Nga là một trong những nước đầu tiên thừa nhận tầm quan trọng của chiến tranh thông tin đối với an ninh đất nước và xây dựng học thuyết an ninh quốc gia. Năm 2012, tổng thống Nga Vladimir Putin định nghĩa chiến tranh thông tin là một “ma trận các công cụ và phương pháp nhằm đạt được các mục tiêu chính sách đối ngoại mà không sử dụng vũ lực, mà sử dụng thông tin và các đòn bẩy gây ảnh hưởng khác” [1]. Có thể nói, chiến tranh thông tin đang được Nga và các quốc gia khác trên thế giới nghiêm túc nghiên cứu, phát triển và sử dụng nhằm đạt được mục đích chính trị có lợi cho quốc gia đó.
Trong năm 2022 đang diễn ra đã thu hút sự quan tâm của toàn thế giới. Cũng giống như cuộc chiến của Mỹ trước đó, các giao tranh giữa hai nước không chỉ trên chiến tuyến mà còn cả trên mặt trận thông tin. Nếu như Nga ngăn chặn và kiểm duyệt các kênh truyền thông, các nền tảng mạng xã hội của phương Tây thì Ukraina lại có những chiến lược “úp mở” với con dao hai lưỡi, đó là sử dụng mạng xã hội để nhận được ủng hộ từ cộng đồng quốc tế. Có thể thấy được mặt trận truyền thông không chỉ giới hạn ở trong lãnh thổ Ukraina và Nga mà lan ra toàn thế giới [2].
Có thể nói, trong xã hội thông tin, sức mạnh của tri thức và thông tin có vai trò quyết định đến việc quản lý xã hội, ảnh hưởng đến kinh tế và sự điều hành của chính phủ [3]. Mặc dù các phương tiện truyền thông, mạng xã hội luôn được các chính phủ yêu cầu, kêu gọi thực hiện những nhiệm vụ nhất định trong việc xử lý vấn đề chính trị, xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, các phương tiện này thường có xu hướng độc lập, hoạt động theo tư tưởng riêng của họ, thường là theo nhu cầu người dùng.
Đây là một đặc quyền của truyền thông mà không phải cơ quan, tổ chức chính trị nào cũng có được. Họ không chỉ chọn lọc thông tin do các tổ chức truyền thông cung cấp, mà còn tự sản xuất, tự xây dựng và thực hiện chúng, đồng thời họ còn đóng luôn vai trò là người bình luận và nhà phân phối. Có thể gọi đây là việc thao túng chính trị bởi những người điều khiển truyền thông. Điều kiện tiên quyết để thực hiện điều này đó là việc thiết lập các sự kiện được ưu tiên do sự độc quyền về truyền thông. Có hàng trăm, hàng nghìn, hàng triệu sự kiện trên thế giới đang diễn ra, tuy nhiên các phương tiện truyền thông, thông tin sẽ chỉ đưa ra một phần nào đó, có thể có lợi cho họ hoặc có lợi cho một bộ phận đang cần dư luận đồng tình, ủng hộ.
Cùng với việc lựa chọn thông tin, phương tiện truyền thông cũng là yếu tố quan trọng không kém trong việc thao túng chính trị. Khả năng diễn đạt, biểu cảm, sử dụng âm thanh, ngữ điệu cho phép một sự kiện không mấy nổi bật cũng ảnh hưởng đến nhận thức của một bộ phận xã hội. Công nghệ thông tin hiện đại ngày nay đã biến đổi gần như mọi lĩnh vực hoạt động của con người, bao gồm cả việc tạo ra cuộc cách mạng trong chiến tranh. Chiến tranh thông tin buộc chúng ta phải có cái nhìn mới về báo chí và chức năng của phương tiện truyền thông, mạng xã hội.
Những ý tưởng về một xã hội phát triển mới trong ngành khoa học xã hội và nhân văn dần dần được sửa đổi trong khái niệm về nền văn minh hậu công nghiệp. Các mục đích về hoạt động của xã hội thông tin liên quan đến việc sử dụng tích cực thông tin, công nghệ thông tin và truyền thông trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội. Thông tin là một tổ hợp dữ liệu và kiến thức về thế giới xung quanh, công nghệ, cũng như phương tiện truyền thông đã trở thành công cụ quan trọng nhất cho hoạt động của xã hội.
Đồng thời, sự hình thành phát triển của công nghệ thông tin hiện đại và toàn bộ xã hội không chỉ góp phần hiện đại hóa các phương thức thông tin liên lạc và phát triển các chức năng kết nối các cá nhân trong hệ thống xã hội, mà còn tạo ra sự thay đổi phương thức trong việc giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình tương tác xã hội của các cá nhân, tổ chức. Việc sở hữu thông tin, cũng như việc sử dụng và áp dụng thông tin của các bên trong trường hợp có xung đột về lợi ích hoặc mâu thuẫn, dường như là một công cụ đã được hình thành tự nhiên để giải quyết một tình huống xung đột. Do đó các phương pháp, hình thức và phương thức phổ biến thông tin đến đông đảo dư luận xã hội được ưu tiên hàng đầu. Chức năng truyền tải thông tin đến đối tượng quan tâm được thực hiện bởi các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội.
Cùng với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, sự phát triển của công nghệ thông tin và các phương tiện truyền thông có sự thay đổi về mặt lý luận và phương pháp luận về quan niệm xung đột chính trị, các hình thức và công cụ chủ yếu của nó. Những hiện thực khách quan đang nảy sinh của chính trị - xã hội cũng dẫn đến việc thay đổi, sửa đổi các phương pháp và phương tiện được sử dụng trong các cuộc đối đầu chính trị [4].
Một hình thức mới của xung đột chính trị - xã hội hiện đại là các mối đe dọa thông tin như một yếu tố gây áp lực, tác động tâm lý xã hội lên nhà nước và cá nhân trong bối cảnh đối đầu chính trị. Giai đoạn đầu của các cuộc xung đột đi kèm với một chiến dịch thông tin tích cực, nhằm đạt được và duy trì ưu thế thông tin của một trong các bên so với bên kia bằng cách cung cấp thông tin cụ thể, tác động tâm lý và thông tin kỹ thuật lên hệ thống ra quyết định của nhà nước.
Các nguồn lực truyền thông được các bên đối lập sử dụng tích cực trong xung đột chính trị - xã hội. Giai đoạn ban đầu của cuộc đối đầu thông tin là sự gia tăng các tài liệu và các hình thức hoạt động thông tin khác, nhằm thu hút sự chú ý vào tình huống mâu thuẫn hoặc vấn đề đang nổi lên. Giai đoạn tiếp theo là “chinh phục dư luận” hoặc chiếm sự tin tưởng đối với người tiêu dùng sản phẩm thông tin xung quanh mâu thuẫn đang diễn ra. Giai đoạn thứ ba bao gồm quá trình xử lý thông tin khổng lồ của dư luận, sự bão hòa của không gian thông tin với các tài liệu và thông tin để có thể thu hút một phần dư luận về phía mình. Giai đoạn cuối cùng là phản ứng của dư luận bị kiểm soát bởi các bên trong xung đột, được hướng dẫn bởi bên đối lập theo hướng cần thiết để đảm bảo sự thống trị trong không gian thông tin.
Lần đầu tiên, thuật ngữ “Information Warfare” được chuyên gia Thomas P. Rona sử dụng trong báo cáo “Hệ thống vũ khí và chiến tranh thông tin” vào năm 1976 cho công ty Boeing. Việc sử dụng và áp dụng khái niệm này gắn liền với chỉ thị của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ số 3600 ngày 21/12/1992. Khái niệm chiến tranh thông tin được hiểu theo hai nghĩa [5]:
1) Tác động đến người dân hoặc quân nhân của một quốc gia khác thông qua việc phổ biến một số thông tin nhất định. Thuật ngữ “chiến tranh tâm lý - thông tin” được dịch sang tiếng Nga qua từ điển của giới quân sự Mỹ. Việc dịch thuật ngữ này từ tiếng Anh có thể nghe giống như “đối đầu thông tin” và “thông tin, chiến tranh tâm lý”, tùy thuộc vào ngữ cảnh của một tài liệu chính thức hoặc ấn phẩm khoa học cụ thể. Theo nghĩa này, thuật ngữ chiến tranh tâm lý cũng được sử dụng và được hiểu là tác động tâm lý lên người dân hoặc quân nhân của một quốc gia khác nhằm đạt được các mục tiêu chính trị hoặc quân sự thuần túy.
2) Các hành động có mục đích được thực hiện để đạt được ưu thế thông tin bằng cách làm hỏng thông tin, quy trình thông tin và hệ thống thông tin của đối phương, đồng thời bảo vệ thông tin, quy trình thông tin và hệ thống thông tin của chính mình.
Định nghĩa này là cơ sở cho các khẳng định chiến tranh thông tin là sự phối hợp phức tạp giữa các lực lượng, phương tiện thông tin và đấu tranh vũ trang. Chiến tranh thông tin là hoạt động nhằm đạt được ưu thế thông tin, hỗ trợ chiến lược quân sự quốc gia bằng cách tác động vào hệ thống thông tin và thông tin của đối phương, đồng thời đảm bảo an ninh và bảo vệ chủ sở hữu thông tin.
Chiến tranh thông tin chỉ là một phương tiện, không phải là mục tiêu cuối cùng. Chiến tranh thông tin có thể được sử dụng như một phương tiện tấn công chiến lược hoặc các biện pháp đối phó. Lĩnh vực hoạt động của các cuộc chiến tranh thông tin theo định nghĩa này khá rộng và bao gồm các lĩnh vực sau:
- Cơ sở hạ tầng trong các hệ thống hỗ trợ hoạt động của nhà nước như viễn thông, mạng lưới giao thông, nhà máy điện, hệ thống ngân hàng,…
- Gián điệp công nghiệp - đánh cắp thông tin độc quyền, bóp méo hoặc phá hủy dữ liệu, dịch vụ đặc biệt quan trọng; thu thập thông tin tình báo về đối thủ cạnh tranh,…
- Tấn công và sử dụng mật khẩu cá nhân, thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, dữ liệu kế hoạch bí mật, sản xuất thông tin sai lệch.
- Can thiệp điện tử vào các quá trình chỉ huy và kiểm soát các hệ thống quân sự, vô hiệu hóa các mạng thông tin liên lạc quân sự,…
- Mạng máy tính toàn cầu Internet (theo một số ước tính có khoảng 150 nghìn máy tính quân sự hoạt động và 95% đường dây liên lạc quân sự đi qua các đường dây điện thoại mở).
Các phương tiện truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội đang là vũ khí, phương tiện quan trọng của các quốc gia trên thế giới sử dụng vào chiến tranh thông tin. Đây là hình thái chiến tranh mới, hiện đại, sử dụng ít lực lượng tác chiến, không sử dụng vũ khí gây sát thương nào nhưng hiệu quả mà nó mang lại vô cùng to lớn. Ban đầu, Chiến tranh thông tin chỉ là một công cụ bổ sung cho chiến tranh thông thường nhưng ngày nay chúng có khả năng tiêu diệt các quốc gia từ bên trong. Trong phần I của bài báo, tác giả đã giới thiệu về khái niệm Chiến tranh thông tin, bản chất và chiến lược xây dựng chiến tranh thông tin của các quốc gia trên thế giới hiện nay. Trong phần II của bài báo được đăng tải trong kỳ tới sẽ giúp độc giả hiểu thêm mục đích và phương pháp thực hiện của chiến tranh thông tin.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Сулейманова Ш.С., Назарова Е.А., Информационные войны: история и современность: Учебное пособие. – М.: Международный издательский центр «Этносоциум», 2017. 124 с. 2. “Information warfare” (PDF). NATO. Retrieved March 26, 2022. 3. “Information Warfare: What and How?”. www.cs.cmu.edu. Retrieved 2019-10-20. 4. Stein, George J. “Information warfare”. Air University (U.S.). Press. Retrieved March 26, 2022. 5. “Computer security experts: Dutch hackers stole Gulf War secrets”. AP NEWS. Retrieved 2019-10-20. |
TS. Phạm Văn Tới, Phòng Thí nghiệm trọng điểm An toàn thông tin, Bộ Tư lệnh 86
15:00 | 22/03/2022
13:00 | 17/07/2013
15:34 | 05/10/2008
16:00 | 23/10/2024
Ngày 22/10, Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai chính thức bắt đầu với lễ đón đoàn đại biểu Lào tại cửa khẩu Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
15:00 | 20/09/2024
Chính phủ Úc có kế hoạch đặt ra giới hạn độ tuổi tối thiểu cho trẻ em sử dụng phương tiện truyền thông xã hội với lý do lo ngại về sức khỏe tinh thần và thể chất. Điều này đã gây ra phản ứng dữ dội từ những người ủng hộ quyền kỹ thuật số.
13:00 | 27/08/2024
Trong 04 ngày từ 20 - 23/8, Đoàn công tác của ngành Cơ yếu Việt Nam do Thiếu tướng Nguyễn Đăng Lực, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ làm Trưởng đoàn đã đến làm việc với các Tỉnh/Thành ủy: Cần Thơ, Bến Tre, Sóc Trăng và Đồng Tháp nhằm tăng cường sự phối hợp và đẩy mạnh việc triển khai các nhiệm vụ về lĩnh vực cơ yếu, bảo mật và an toàn thông tin.
10:00 | 18/07/2024
Ngày 2/7 vừa qua, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng, để các bộ, ngành, địa phương tham khảo, triển khai đồng bộ, hiệu quả công tác bảo đảm an toàn hệ thống thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) đã ban hành Hướng dẫn bảo đảm an toàn thông tin mạng cho các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý cấp bộ, tỉnh.