Động thái này nhận được sự ủng hộ của YouTube và các nhà hoạt động dân quyền cũng như các nhà vận động hành lang công nghệ.
Ngày 2/2/2023, các nhà lập pháp Liên minh châu Âu đã nhất trí về vấn đề này. Nghị viện châu Âu cho biết các nhà cung cấp quảng cáo chỉ được sử dụng những dữ liệu cá nhân đã được người dùng cung cấp rõ ràng cho quảng cáo chính trị trực tuyến.
Theo quy định siết chặt mới, những loại dữ liệu được lấy từ việc thu thập các cuộc nói chuyện khi người dùng đang online bằng kỹ thuật nhân khẩu học sẽ không được phép sử dụng.
Các dự thảo quy định do Ủy ban châu Âu đề xuất vào năm ngoái là một phần trong động thái của Liên minh châu Âu nhằm hạn chế sức mạnh của Google, Meta Platforms và những gã khổng lồ truyền thông xã hội khác, đồng thời buộc họ phải có trách nhiệm và minh bạch hơn.
Các quy định yêu cầu những gã khổng lồ công nghệ của Mỹ cung cấp thêm dữ liệu về các quảng cáo chính trị đúng quy định, với mức phạt lên tới 4% doanh thu toàn cầu nếu vi phạm.
Ngoài ra, thông tin về người tài trợ cho quảng cáo, chi phí quảng cáo và nguồn tiền dành cho quảng cáo đều phải được cung cấp đầy đủ.
Các nhà lập pháp cũng ủng hộ lệnh cấm sử dụng dữ liệu của trẻ vị thành niên và lệnh cấm các tổ chức không thuộc Liên minh châu Âu tài trợ cho các quảng cáo chính trị ở châu Âu.
Nghị viện châu Âu đề xuất thành lập một kho lưu trữ trực tuyến cho tất cả các quảng cáo chính trị trực tuyến và dữ liệu liên quan, cũng như khả năng xử phạt định kỳ đối với các vi phạm cố tình, yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo lớn tạm dừng dịch vụ trong 15 ngày với một số khách hàng cụ thể do vi phạm mang tính hệ thống. YouTube đã tán thành các đề xuất này.
Động thái này được đưa ra trong bối cảnh Liên minh châu Âu đang chuẩn bị tổ chức các cuộc bầu cử toàn khối cho Nghị viện châu Âu vào năm 2024.
Tuệ Minh
14:00 | 05/03/2021
15:00 | 13/11/2018
09:56 | 27/04/2016
16:00 | 23/10/2024
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) và Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phối hợp cùng World Vision Việt Nam tổ chức Hội thảo chuyên đề “Bảo đảm an toàn thông tin cho công tác báo chí, truyền thông”.
07:00 | 23/10/2024
Những kẻ tấn công mạng đang nhắm mục tiêu vào Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Ả Rập Xê Út và các quốc gia khác trong khu vực Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC). Khu vực này thường là mục tiêu ưa chuộng của các tin tặc bởi đây là trung tâm thương mại và buôn bán, có nhiều nền kinh tế giàu mạnh và vì lập trường của các quốc gia trong khu vực Trung Đông này về một số vấn đề địa chính trị.
12:00 | 15/10/2024
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia - NCSC (Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa có cảnh báo tới người dùng Internet Việt Nam về thủ đoạn lừa đảo đánh cắp thông tin thẻ tín dụng. Đối tượng bị nhắm tới là những người thường mua hàng qua các nền tảng mạng xã hội.
15:00 | 01/10/2024
Không chỉ bị thu hồi tên định danh, hai doanh nghiệp còn phải nộp phạt 250 triệu đồng vì hành vi phát tán tin nhắn rác, cuộc gọi rác. Hiện, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đang đẩy mạnh xử lý vi phạm nhằm đảm bảo môi trường viễn thông lành mạnh.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Ngày 22/10, Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai chính thức bắt đầu với lễ đón đoàn đại biểu Lào tại cửa khẩu Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
16:00 | 23/10/2024
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành hiện thực, một phần không nhỏ nhờ công nghệ Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) và các mạng 5G dùng riêng. Đến năm 2029, thị trường cách mạng công nghiệp 4.0 dự kiến sẽ đạt giá trị 377,30 tỷ USD. Bà Marie Hattar, Phó Chủ tịch cấp cao Keysight Technologies (Hoa Kỳ), đã chia sẻ tầm quan trọng của 5G trong hành trình cách mạng công nghiệp 4.0.
13:00 | 22/10/2024