Trong thư gửi Quốc hội Mỹ, Tổng thống Biden mô tả sắc lệnh vừa ký để đối phó với mối đe dọa về sự phát triển về các công nghệ và sản phẩm quan trọng đối với quân đội, tình báo, giám sát hoặc khả năng hỗ trợ không gian mạng của các quốc gia như Trung Quốc.
Sắc lệnh yêu cầu Bộ Tài chính hạn chế hoặc cấm một số khoản đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc trong các lĩnh vực công nghệ cao nhạy cảm, bao gồm chất bán dẫn, điện toán lượng tử và trí tuệ nhân tạo (AI). Sẽ có một số lĩnh vực bị cấm tuyệt đối không được đầu tư, phần lớn còn lại sẽ yêu cầu nhà đầu tư phải thông báo cho Chính phủ Mỹ biết.
Các hạn chế dự kiến sẽ có hiệu lực vào năm tới, trong bối cảnh Chính quyền Tổng thống Biden đang tìm cách củng cố vị thế trước Trung Quốc trên nhiều mặt như quân sự, kinh tế và công nghệ.
Các quan chức Mỹ cho biết sắc lệnh được đưa ra xuất phát từ các mục tiêu an ninh quốc gia, thay vì lợi ích kinh tế và các danh mục mà nó đề cập có phạm vi hẹp. Sắc lệnh tìm cách hạn chế khả năng Trung Quốc sử dụng các khoản đầu tư của Mỹ vào các công ty công nghệ của mình để nâng cấp quân đội, đồng thời duy trì mức độ thương mại rộng lớn hơn, vốn rất quan trọng đối với nền kinh tế của cả hai quốc gia.
Sắc lệnh nhắm mục tiêu đến các công ty phát triển phần mềm để thiết kế chip và công cụ sản xuất chúng. Mỹ, Nhật Bản và Hà Lan thống trị các lĩnh vực đó, trong khi Trung Quốc đang nỗ lực tìm cách tự sản xuất để tự chủ công nghệ chip tiên tiến.
Động thái này có thể làm gia tăng căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, mặc dù các quan chức Mỹ khẳng định các lệnh cấm nhằm giải quyết các rủi ro an ninh quốc gia “nguy hiểm nhất” và không chia cắt nền kinh tế phụ thuộc lẫn nhau của hai nước.
Andy Mok, một nhà nghiên cứu cấp cao của Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết: “Đây là một biểu hiện khác về sự lo lắng của người Mỹ trong việc cố gắng ngăn chặn sự trỗi dậy về công nghệ kinh tế của Trung Quốc”.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Chính quyền Tổng thống Biden theo đuổi “quyền bá chủ công nghệ” và yêu cầu Washington “ngay lập tức thu hồi quyết định sai lầm của mình”.
Người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington, Liu Pengyu đã cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ thực hiện các hành động để bảo vệ các quyền lợi của mình. Đồng thời tuyên bố Mỹ đang lạm dụng lý do an ninh quốc gia để chính trị hóa và vũ khí thương mại. Trong một tuyên bố liên quan, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết họ quan ngại sâu sắc về sắc lệnh này của Mỹ và cho biết những hạn chế mới nhất sẽ phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu.
Emily Benson thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cho biết bà hy vọng các khoản đầu tư vào AI sẽ bị cấm đối với người dùng và mục đích quân sự, đồng thời các khoản đầu tư khác vào lĩnh vực này sẽ chỉ cần thông báo cho chính phủ. Benson cho biết gánh nặng sẽ thuộc về chính quyền trong việc xác định công nghệ AI nào thuộc danh mục quân sự.
Hoàng Hằng
16:00 | 25/05/2023
15:00 | 03/09/2023
14:00 | 16/06/2023
13:00 | 22/10/2024
Ngày 8/10, Tòa án Tối cao Brazil đã cho phép nền tảng xã hội X hoạt động trở lại tại nước này sau khi nộp phạt 5,23 triệu USD và chấp thuận tuân thủ các phán quyết của các nhà chức trách cũng như quy định pháp luật nước này.
14:00 | 02/10/2024
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cảnh báo hình thức lừa đảo mới thông qua Google Voice với người dùng Việt Nam.
10:00 | 01/10/2024
Theo nghiên cứu của các chuyên gia đến từ Cybernews (Lithuania), MC2 Data - một công ty chuyên cung cấp dịch vụ dữ liệu đã bỏ sót một cơ sở dữ liệu trực tuyến khổng lồ chứa 2,2 TB dữ liệu của nhiều người dùng, trong đó có hơn 100 triệu thông tin của người dùng Mỹ mà không được bảo vệ.
13:00 | 26/09/2024
Để phát triển nề nếp, chế độ quản lý, chỉ đạo công tác Cơ yếu, bản chế độ công tác Cơ yếu tạm thời, từ những tháng cuối năm 1951 trở đi, cùng với việc lớp Trần Phú về nước, khóa học huấn luyện chính trị tổ chức ở Nghệ An và các phong trào học tập chính trị, quân sự do Đảng, Nhà nước, Quân đội phát động, nhận thức về công tác ơ yếu ở các cấp lãnh đạo cũng như đối với cán bộ, nhân viên cơ yếu đã có một bước chuyển biến mới.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Microsoft cho biết trong báo cáo thường niên ngày 15/10/2024 rằng Israel đã trở thành mục tiêu hàng đầu của các cuộc tấn công mạng của Iran kể từ khi cuộc chiến tranh ở Gaza bắt đầu vào năm ngoái.
10:00 | 25/10/2024
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành hiện thực, một phần không nhỏ nhờ công nghệ Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) và các mạng 5G dùng riêng. Đến năm 2029, thị trường cách mạng công nghiệp 4.0 dự kiến sẽ đạt giá trị 377,30 tỷ USD. Bà Marie Hattar, Phó Chủ tịch cấp cao Keysight Technologies (Hoa Kỳ), đã chia sẻ tầm quan trọng của 5G trong hành trình cách mạng công nghiệp 4.0.
13:00 | 22/10/2024