Đến dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ V năm 2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, kinh tế số cùng với kinh tế tri thức sẽ phát huy được phẩm chất, tiềm năng, trí tuệ của nguồn nhân lực Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Phó Thủ tướng cũng cho biết “Việt Nam xác định, không gian mới là kinh tế số. Lực lượng sản xuất mới là nhân lực số. Công nghệ và tài nguyên mới là dữ liệu số. Động lực mới là đổi mới sáng tạo”.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại Sự kiện
Ông nhấn mạnh, doanh nghiệp công nghệ số có vai trò quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số, tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để đưa đất nước phát triển hùng cường, thịnh vượng, bền vững. Đây cũng là dịp để Chính phủ, các nhà quản lý lắng nghe hiến kế không chỉ cho cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số, mà cả doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác, nhà nước tìm ra động lực phát triển mới, cách tiếp cận mới, thay vì dựa vào tài nguyên thiên nhiên, lao động giá rẻ, ưu đãi đất đai, tài chính…
"Chuyển đổi số là cơ hội hiếm hoi cho những nước đang phát triển, đang đi sau như Việt Nam có thể đuổi kịp, vượt lên, như những thành công mà ngành viễn thông, công nghệ số đã đạt được", Phó Thủ tướng nói.
Giải thưởng Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam là giải thưởng chính thức trong lĩnh vực (CNTT-TT) được chủ trì xét và trao tặng hằng năm cho các tổ chức DN Việt Nam có sản phẩm công nghệ số xuất sắc được nghiên cứu, thiết kế, sáng tạo và sản xuất tại Việt Nam, giải các bài toán của Việt Nam và thời đại một cách hữu ích.
Giải thưởng được tổ chức để nhằm cụ thể hóa Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển DN công nghệ số Việt Nam. Giải thưởng danh giá này do Bộ TT&TT phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức. Giải thưởng nhằm tôn vinh những sản phẩm công nghệ số xuất sắc mang tự hào trí tuệ Việt Nam có tác động, ảnh hưởng lớn đến việc đưa hoạt động của người dân, DN lên môi trường số, góp phần thúc đẩy chính phủ số, kinh tế số, và xã hội số tại Việt Nam.
Giải thưởng năm 2023 bao gồm 5 hạng mục: Sản phẩm công nghệ số xuất sắc cho chính phủ số; Sản phẩm công nghệ số xuất sắc cho kinh tế số (KTS); Sản phẩm công nghệ số xuất sắc cho xã hội số (XHS); Sản phẩm công nghệ số xuất sắc cho thị trường nước ngoài; Sản phẩm công nghệ số tiềm năng.
Tại lễ công bố và trao giải, 43 sản phẩm công nghệ số xuất sắc lọt vào top 10 đã được vinh danh. Trong đó, có 4 giải Vàng, 5 giải Bạc và 6 giải Đồng. Đáng chú ý là ở hạng mục Giải thưởng Sản phẩm công nghệ số xuất sắc cho Chính phủ số không có giải Vàng.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và các doanh nghiệp được trao Giải thưởng Make in Vietnam 2023
4 giải Vàng của Giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam năm 2023 được trao cho:
Giải thưởng Sản phẩm công nghệ số xuất sắc cho kinh tế số: Nền tảng hậu cần GHTK APP của Công ty Cổ phần Giao Hàng Tiết Kiệm.
Giải thưởng Sản phẩm công nghệ số xuất sắc cho xã hội số: Nền tảng truyền hình số trực tuyến quốc gia VTVGo của Trung tâm Sản xuất và Phát triển Nội dung số - Đài Truyền hình Việt Nam.
Giải thưởng Sản phẩm công nghệ số xuất sắc cho thị trường nước ngoài: Trung tâm phát triển toàn cầu (Global Development Center - GDC) của Công ty Cổ phần NTQ Solution.
Giải thưởng Sản phẩm công nghệ số tiềm năng: Hệ thống robot Delta trong sản xuất bánh kẹo của Công ty Cổ phần Giải pháp công nghệ cao VAS.
Các sản phẩm Make in Viet Nam đạt giải chính là hạt nhân thúc đẩy quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam, chắp cánh cho khát vọng xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia số hùng cường, góp phần thực hiện sứ mệnh đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển, nền kinh tế Việt Nam bứt phá, phát triển nhanh, bền vững.
Nguyệt Thu
10:00 | 04/12/2023
14:00 | 01/11/2023
09:00 | 16/10/2024
Ngày 15/10, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức gặp mặt báo chí giới thiệu Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ 2, với sự chủ trì của Đại tá Tống Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
08:00 | 14/09/2024
Sau đây là một số dấu mốc quan trọng tiêu biểu của ngành Cơ yếu Việt Nam liên quan đến ngày 14 tháng 9 mà Tạp chí An toàn thông tin điện tử tổng hợp. Xin kính mời quý vị và các bạn lắng nghe.
10:00 | 13/09/2024
Thông tin tại họp báo Chính phủ chiều 07/9, từ tháng 3 đến tháng 8/2024 Bộ Công an đã vô hiệu hóa hơn 400.000 website, tài khoản mạng xã hội nghi vấn hoạt động lừa đảo trực tuyến. Con số này cho thấy tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong thời gian qua diễn biến hết sức phức tạp.
14:00 | 06/09/2024
Nhân Kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống ngành Cơ yếu Việt Nam (12/9/1945 - 12/9/2024), Nhạc sĩ Trương Quý Hải đã sáng tác ca khúc Mật mã Pha Long dành tặng ngành Cơ yếu. Ca khúc trân trọng sự hy sinh thầm lặng của những người lính cơ yếu, những anh hùng đã góp phần viết nên những trang sử vàng cho dân tộc.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo buổi Lễ.
17:00 | 23/10/2024
Ngày 22/10, Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai chính thức bắt đầu với lễ đón đoàn đại biểu Lào tại cửa khẩu Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
16:00 | 23/10/2024