Năm 2023 được xác định là "Năm Dữ liệu số quốc gia", là năm phát triển, kết nối, để tạo ra giá trị mới. Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số - đã ban hành kế hoạch hành động trọng tâm cho Năm Dữ liệu số. Bộ TT&TT cũng đã phê duyệt kế hoạch triển khai “Năm Dữ liệu số quốc gia”, với các hoạt động nhằm thúc đẩy quản trị dữ liệu trên môi trường số. Theo đó, tập trung vào các mục tiêu lớn như sau: 100% bộ, ngành, địa phương ban hành danh mục cơ sở dữ liệu thuộc phạm vi quản lý và kế hoạch, lộ trình cụ thể để xây dựng, triển khai các cơ sở dữ liệu trong danh mục; Trên 50% bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch triển khai nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp cấp bộ, cấp tỉnh, có ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động; 100% bộ, ngành, địa phương cung cấp dịch vụ chia sẻ dữ liệu trên nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu tại Diễn đàn.
Phát biểu tại Phiên khai mạc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định: Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số là xu thế tất yếu. Tiến trình chuyển đổi số của Việt Nam đang diễn ra rất mạnh mẽ, sâu rộng và đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên, chuyển đổi số không thể một người, một tổ chức, một nước, một chính phủ làm được. Tất cả mọi người, mọi thành phần đều phải tham gia chuyển đổi số thì mới có tài nguyên số. Đây là một “mỏ vàng”, nguồn tài nguyên vô tận từ tư duy, sáng tạo và trí tuệ mà thế giới đã, đang tạo lập, khai thác. Đây cũng là nguồn tài nguyên mới, tài nguyên xanh, giúp chúng ta phục hồi tài nguyên tự nhiên, thúc đẩy kinh tế phát triển đột phá.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Chuyển đổi số quốc gia phải lấy phát triển Chính phủ số đóng vai trò dẫn dắt, kiến tạo phát triển, giải quyết các vấn đề lớn về phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy quản trị quốc gia; quản lý nhà nước, hiệu quả; tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong đầu tư, sản xuất và kinh doanh… Các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam cần xác định tham gia chuyển đổi số là tham gia thị trường toàn cầu, đi ra thế giới, giải quyết các bài toán lớn của quốc tế.
Phó Thủ tướng mong muốn 70.000 doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam tiên phong vươn ra thế giới, cùng tạo ra những hệ sinh thái số, đưa ra nhiều mô hình kinh tế mới hiệu quả; kiến tạo các giá trị mới cho đất nước, cuộc sống hạnh phúc cho người dân.
Theo Báo cáo Chính phủ điện tử của Liên Hợp quốc năm 2022, Việt Nam xếp vị trí thứ 86/193 quốc gia. Chỉ số Dịch vụ trực tuyến của Việt Nam xếp thứ 76/193 quốc gia. Việt Nam được xếp vào nhóm các nước có Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử EGDI ở mức cao hơn trung bình của thế giới và khu vực Châu Á, Đông Nam Á.
Kinh tế số của Việt Nam được Google đánh giá là nền kinh tế số có tốc độ phát triển nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông đóng góp của kinh tế số chiếm khoảng 14,26% GDP.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm phát biểu tại Diễn đàn
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm cho biết, Diễn đàn Cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - Châu Á 2023 giúp cộng đồng nâng cao nhận thức về dữ liệu và chuyển đổi số. Nhận thức quyết định hành động, nhận thức đúng thì hành động sẽ trúng, tất cả cùng nhận thức đúng thì các hành động sẽ đồng hướng, cùng vì một Việt Nam số.
Để tạo lập được dữ liệu số phải có hạ tầng số, nền tảng số và hệ thống các dịch vụ số được kết nối, chia sẻ và liên thông với nhau, từ đó sẽ hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia, bước đầu tạo nên bức tranh tổng thể về các địa phương, vùng, bộ, ban, ngành. Hiện nay, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có đủ nguồn lực, năng lực công nghệ, kinh nghiệm giải quyết các bài toán của quốc tế. Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ bằng nội lực, làm chủ thiết kế, công nghệ lõi; hợp tác để dần hình thành hệ sinh thái công nghệ số hoàn chỉnh cho các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch VINASA phát biểu tại Diễn dàn
Theo ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch VINASA, để thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số, Việt Nam cần một chiến lược tổng thể dữ liệu số quốc gia. Chiến lược là phương pháp luận và kế hoạch tạo, kết nối và dùng dữ liệu để đạt mục tiêu thúc đẩy kinh tế-xã hội với những sự chuẩn bị nhân lực, kiến trúc dữ liệu và mô hình quản trị dữ liệu. Đây sẽ là kim chỉ nam cho tạo lập và khai thác dữ liệu số mang lại những giá trị lớn cho kinh tế, tại Việt Nam. Cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số kỳ vọng và luôn sẵn sàng sát cánh cùng Chính phủ, các địa phương, các ban, bộ, ngành, các tổ chức để chung tay xây dựng mô hình và hợp tác khai thác dữ liệu nhằm tạo ra những dịch vụ mới phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Diễn đàn Cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - Châu Á 2023, với hơn 60 diễn giả cũng tập trung bàn thảo các phiên chuyên đề gồm: Hạ tầng dữ liệu số và bảo mật an toàn thông tin; Chuyển đổi số tại Việt Nam - Châu Á và các cơ hội hợp tác; Kết nối, chia sẻ dữ liệu phát triển Chính phủ, Chính quyền số; Chuyển đổi số trong Tài chính - Ngân hàng; Hợp tác Công nghệ thông tin Việt Nam - Châu Á.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và các đại biểu tham quan triển lãm về sản phẩm CNTT bên lề Diễn đàn.
Ngoài các phiên hội nghị chính còn có các hoạt động bên lề như: Triển lãm "Nền tảng giải pháp số và kết nối cung cầu chuyển đổi số (trực tiếp và trực tuyến)". Các hoạt động của diễn đàn nhằm hướng đến mục đích: Chia sẻ tầm nhìn – Giới thiệu giải pháp – Kết nối cung cầu trong chuyển đổi số.
Hoàng Hằng
10:00 | 31/01/2024
10:00 | 21/02/2023
09:00 | 27/03/2023
12:00 | 11/08/2023
16:00 | 23/10/2024
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) và Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phối hợp cùng World Vision Việt Nam tổ chức Hội thảo chuyên đề “Bảo đảm an toàn thông tin cho công tác báo chí, truyền thông”.
10:00 | 08/10/2024
Công ty cung cấp giải pháp an ninh mạng OPSWAT (Mỹ) mới đây đã công bố Báo cáo về các mối đe dọa bảo mật email đối với các tổ chức cơ sở hạ tầng quan trọng.
12:00 | 03/10/2024
Trong 6 tháng đầu năm, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05, Bộ Công an) đã phát hiện và xử lý 20 sự cố tấn công mạng đặc biệt nghiêm trọng, nổi lên là hoạt động tấn công mã hoá dữ liệu, đòi tiền chuộc nhắm vào các tập đoàn, doanh nghiệp tài chính.
15:00 | 20/09/2024
Chính phủ Mỹ sẽ xóa bỏ yêu cầu về bằng cấp không cần thiết để ưu tiên tuyển dụng nhân sự dựa trên kỹ năng, nhằm đáp ứng yêu cầu tuyển dụng 500 nghìn việc làm trong lĩnh vực an ninh mạng.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo buổi Lễ.
17:00 | 23/10/2024
Ngày 22/10, Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai chính thức bắt đầu với lễ đón đoàn đại biểu Lào tại cửa khẩu Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
16:00 | 23/10/2024