Bình luận này được đưa ra sau khi Reuters đưa tin rằng, ngày càng nhiều nhà lập pháp Hoa Kỳ đang kêu gọi chính quyền Biden áp đặt các hạn chế kiểm soát xuất khẩu đối với RISC-V - công nghệ nguồn mở được giám sát bởi tổ chức phi lợi nhuận RISC-V International. Công nghệ RISC-V có thể được sử dụng làm nguyên liệu để tạo ra chip cho điện thoại thông minh hoặc trí tuệ nhân tạo.
Trong một bài đăng trên blog, Calista Redmond, giám đốc RISC-V International - cơ quan điều phối công việc giữa các công ty về công nghệ cho biết, RISC-V không khác gì các tiêu chuẩn công nghệ mở khác như Ethernet, giúp các máy tính trên internet giao tiếp với nhau.
Redmond viết: “Các hành động được xem xét bởi các chính phủ để hạn chế chưa từng có với các tiêu chuẩn mở sẽ dẫn đến hậu quả là khả năng tiếp cận thị trường sản phẩm, giải pháp và tài năng toàn cầu bị giảm sút. Tách rời mức tiêu chuẩn sẽ dẫn đến một thế giới có các giải pháp không tương thích với nhau, gây lãng phí công sức và đóng cửa các thị trường”.
Redmond cho rằng RISC-V đã thu hút được sự đóng góp tương tự từ Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Các tiêu chuẩn được tổ chức công bố không phải là bản thiết kế đầy đủ cho một con chip và không cung cấp cho bất kỳ bên nào nhiều thông tin hơn về cách tạo ra con chip so với những gì có sẵn từ các hãng công nghệ chip độc quyền như Arm Holdings,... Sự khác biệt duy nhất là thị trường được phép sử dụng các tiêu chuẩn này mà không cần giấy phép độc quyền từ công ty kiểm soát. Việc tiếp cận các tiêu chuẩn mở cho phép các công ty đổi mới nhanh hơn và dành thời gian tạo ra các sản phẩm khác biệt, thay vì cố gắng phát minh lại cái bánh xe”.
RISC-V là kiến trúc tập lệnh (ISA), được sử dụng trong thiết kế bộ xử lý. Công nghệ chip nguồn mở này ra đời tại Đại học California năm 2010, nhưng hầu hết sự đóng góp đến từ toàn cầu dưới dạng phi lợi nhuận, không chịu sự ràng buộc bởi bất kỳ quốc gia nào.
Chuẩn này trở nên phổ biến năm 2015 khi toàn bộ chi tiết công nghệ được cung cấp miễn phí cho các nhà phát triển dưới sự giám sát của tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Thụy Sĩ. Sự chú ý đến RISC-V ngày càng lớn khi Cơ quan Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) của Lầu Năm Góc tham gia tài trợ. Những người sáng tạo đã so sánh nó với Ethernet, USB và thậm chí là Internet - những thứ được cung cấp miễn phí và thu hút sự đóng góp từ khắp thế giới, giúp việc chế tạo bán dẫn nhanh và rẻ hơn.
Semico Research, công ty có trụ sở tại Arizona (Mỹ), ước tính số lượng chip có ít nhất một công nghệ RISC-V sẽ tăng với tốc độ 73,6% mỗi năm cho đến 2027.
Hà Chi
15:00 | 03/09/2023
08:00 | 30/08/2023
10:20 | 16/07/2014
16:00 | 27/09/2024
Chiều ngày 27/9, tại Hà Nội, Tạp chí An toàn thông tin đã tổ chức Hội nghị Hội đồng biên tập Ấn phẩm Khoa học và Công nghệ trong lĩnh vực an toàn thông tin. Đồng chí Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng biên tập Ấn phẩm đã tham dự và chủ trì Hội nghị.
08:00 | 25/09/2024
Đại hội đại biểu Đảng bộ Ban Cơ yếu Trung ương lần thứ 3 nhiệm kỳ 1986-1988 được tổ chức tại Hà Nội diễn ra từ ngày 25-27/9/1986. Đồng chí Trần Hữu Đắc, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bí thư Đảng ủy Khối 1 cơ quan Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.
09:00 | 07/09/2024
“Các đồng chí làm công tác mật mã là những chiến sĩ vô danh nhưng hữu xạ tự nhiên hương, các đồng chí phải phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của giai cấp, của Đảng, vì sự nghiệp kháng chiến của nhân dân. Các đồng chí phải ra sức trau dồi đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân để xứng đáng với lòng tin của Đảng” (trích lời huấn thị của đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tại Hội nghị học tập tác phong Cơ yếu tại Chiến khu Việt Bắc, tháng 9/1951).
23:00 | 06/09/2024
Tối ngày 06/9, tại Hà Nội, lần đầu tiên công chúng cả nước có cơ hội tìm hiểu sâu sắc hơn về ngành Cơ yếu Việt Nam, một ngành cơ mật đặc biệt thông qua Chương trình nghệ thuật “Vinh quang thầm lặng 2024” do Ban Cơ yếu Chính phủ chỉ đạo nội dung.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo buổi Lễ.
17:00 | 23/10/2024
Ngày 22/10, Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai chính thức bắt đầu với lễ đón đoàn đại biểu Lào tại cửa khẩu Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
16:00 | 23/10/2024