Trong quá trình sử dụng hàng ngày với ĐHTM, các thông tin về tình trạng sức khỏe của người dùng và những thông tin khác như: sở thích, thói quen, thông tin cá nhân,… sẽ liên tục được đồng bộ hóa với các thiết bị đi kèm và máy chủ của công ty sản xuất ĐHTM. Qua những thông tin thu thập được, các hãng công nghệ có thể nắm bắt được sự quan tâm, sở thích của người dùng, từ đó hiển thị những nội dung quảng cáo, kết quả tìm kiếm hoặc các nội dung đề xuất, nâng cấp trải nghiệm người dùng hay sử dụng vào một số mục đích khác. Thế nhưng, một khi tin tặc có thể chiếm đoạt được ĐHTM, xâm nhập qua phần mềm hay bên thứ 3 có quyền truy cập vào những dữ liệu nhạy cảm này thì nguy cơ bị rò rỉ thông tin cá nhân là rất dễ xảy ra.
Ngoài các thông tin cơ bản về người dùng thì các công ty sản xuất ĐHTM thường sử dụng dữ liệu GPS để tạo bản đồ lộ trình tập luyện ngoài trời hoặc lộ trình di chuyển của người dùng. Điều này vô tình giúp tin tặc có thể biết chính xác vị trí của người dùng khi thiết bị ĐHTM bị tấn công, đặc biệt sẽ là một mối lo ngại lớn đối với trẻ em khi việc bật tính năng theo dõi vị trí thường được cha mẹ các em sử dụng để giữ liên lạc và của con cái họ. Tuy nhiên, đó lại là một mối nguy hiểm lớn nếu thiết bị ĐHTM của trẻ em bị tin tặc tấn công, thậm chí là chính các thiết bị kết nối với ĐHTM giúp tin tặc lợi dụng để có thể thực hiện các hành vi xấu.
Bảo mật Blutetooth và Wifi đã được cải thiện trong những năm gần đây. Tuy nhiên, các công nghệ kết nối này vẫn dễ tổn thương trước các nguy cơ vi phạm dữ liệu. Với ĐHTM được trang bị Bluetooth có thể được sử dụng để kết nối với các thiết bị thông minh, ví dụ như điện thoại, điều này giúp người dùng có thể nhận cuộc gọi, sử dụng ứng dụng và truy cập nhiều tính năng khác. Tuy nhiên, khi kết nối với Bluetooth, một kênh truyền sẽ được mở ra, tin tặc có thể xâm phạm kết nối, sau đó thu thập dữ liệu được gửi giữa hai thiết bị. Kết nối Bluetooth có thể bị tấn công bằng 3 phương pháp: bluejacking, bluesnarfing và bluebugging, trong đó 2 phương pháp sau có thể giúp tin tặc đánh cắp dữ liệu mà người dùng không hay biết.
Một số loại ĐHTM hiện nay có thể được sử dụng để điều khiển các . Chúng thậm chí có thể được thiết lập để mở khóa cửa và một số thiết bị thông minh khác. Điều này gây ra rủi ro bảo mật lớn trong trường hợp ĐHTM bị mất hoặc bị đánh cắp.
Người dùng nên lựa chọn các nhà sản xuất ĐHTM đáng tin cậy như Apple, Samsung Garmin,… Vì các thương hiệu ĐHTM giá rẻ thường có thể bỏ qua một số tính năng nhất định, bao gồm các giao thức bảo mật, để cung cấp thiết bị của họ ở mức giá thấp. Mặc dù điều này không phải lúc nào cũng đúng nhưng người dùng sẽ an toàn hơn khi sử dụng các thương hiệu ĐHTM lớn và có các chính sách bảo mật rõ ràng.
Để tránh việc tin tặc thông qua định vị GPS để thực hiện các hành vi xấu, người dùng nên tắt chức năng này của ĐHTM. Ví dụ trên Apple Watch, người dùng truy cập vào Setting > Privacy > Location Services, tại đây người dùng gạt thanh màu xanh sang màu xám để tắt định vị. Ngoài ra, trong Location Services có thể thấy các ứng dụng có quyền truy cập vị trí của mình và có thể tùy ý thiết lập. Phương pháp này có thể thực hiện tương tự trên các thiết bị ĐHTM khác.
- Thường xuyên cập nhật hệ điều hành của ĐHTM và các thiết bị kết nối như điện thoại hay máy tính để phòng tránh các lỗ hổng bảo mật.
- Kích hoạt nhiều chế độ khóa ĐHTM như: sử dụng mã PIN, khóa nếu ĐHTM cách xa điện thoại, tự động khóa khi không sử dụng,...
- Cố gắng không kết nối ĐHTM với quá nhiều thiết bị cùng một lúc.
- Tìm hiểu về độ tin cậy của những ứng dụng trước khi thực hiện tải xuống ĐHTM và chỉ tải những ứng dụng được bán trên cửa hàng Google Play hoặc AppStore.
- Bảo vệ các thiết bị thông minh đã ghép nối với đồng hồ vì các thiết bị này hoạt động cùng nhau thường xuyên và việc trao đổi dữ liệu có thể khiến người dùng dễ bị tấn công.
- Gỡ cài đặt ứng dụng không cần thiết và không cài đặt những ứng dụng bên thứ 3 không rõ nguồn gốc.
- Không kết nối với các mạng Wifi công cộng, vì việc kết nối này có thể khiến thiết bị gặp rủi ro tấn công từ tin tặc.
Các bước tắt chức năng theo dõi vị trí trên Apple Watch
Khi người dùng sử dụng ĐHTM, nó vẫn cần phải được giám sát để bảo vệ quyền riêng tư và an toàn dữ liệu của người dùng. Không thể phủ nhận tính tiện lợi của ĐHTM, nhưng bên cạnh đó chúng cũng đem lại nhiều vấn đề liên quan đến rủi ro an toàn thông tin. Thông qua bài báo hy vọng sẽ cung cấp đến độc giả thông tin và cần thiết khi sử dụng ĐHTM, trong khi vẫn đảm bảo khả năng trải nghiệm hiệu quả những tính năng của thiết bị này mang lại.
Dương Sang
15:00 | 17/05/2019
14:00 | 29/11/2023
17:00 | 22/11/2018
10:00 | 04/10/2024
Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, ransomware đã trở thành một trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với cả cá nhân lẫn tổ chức. Đây không chỉ là một loại phần mềm độc hại, mà còn là một công cụ về chính trị và kinh tế của các nhóm tội phạm mạng. Ransomware không chỉ gây tổn thất về tài chính mà còn đe dọa đến sự bảo mật thông tin, uy tín và hoạt động kinh doanh của các tổ chức. Bài báo này sẽ trang bị một số kỹ năng cần thiết cho các tổ chức để thực hiện các biện pháp giúp giảm thiểu tác động của các cuộc tấn công ransomware, nhấn mạnh việc triển khai một cách chủ động để bảo vệ hệ thống trước các mối nguy hiểm tiềm tàng.
17:00 | 30/08/2024
Xu hướng sử dụng mạng botnet để thực hiện tấn công DDoS của tin tặc ngày càng tăng cao, dẫn đến lưu lượng truy cập vào trang web tăng đột ngột và làm cho server bị quá tải, gây ra những tổn thất nặng nề cho các doanh nghiệp. Trong bài viết này, tác giả sẽ đưa ra những điểm yếu, lỗ hổng tồn tại trên máy tính của các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam dễ bị tin tặc tấn công. Qua đó cũng đề xuất một số khuyến nghị nâng cao cảnh giác góp phần cho công tác phòng chống phần mềm độc hại và chia sẻ dữ liệu mã độc.
14:00 | 10/05/2024
Hiện nay, người dùng mạng máy tính đang thường xuyên phải đối mặt với những rủi ro từ các mối đe dọa mạng, như mã độc, phần mềm gián điệp, rootkit, tấn công lừa đảo,… Đối với Windows 11, dù hệ điều hành này có khả năng bảo mật nâng cao so với những phiên bản Windows trước đây, tuy nhiên không vì vậy mà người dùng được phép chủ quan. Trong bài báo này sẽ chia sẻ tới độc giả một số tùy chỉnh cấu hình nâng cao giúp Windows 11 trở nên bảo mật và an toàn hơn.
09:00 | 28/04/2024
Không chỉ tác động đến lĩnh vực an toàn thông tin, Bug Bounty còn được cho là cổ vũ cho nền kinh tế Gig Economy kiểu Orwell. Điều này có là một góc nhìn tiêu cực cho hình thức bảo mật này?
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Nhằm trang bị cho người dân “vũ khí” chống lừa đảo trên không gian mạng, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) triển khai chiến dịch quốc gia với 5 nhóm kỹ năng thiết yếu, từ nhận biết dấu hiệu lừa đảo đến xử lý tình huống khi bị tấn công.
10:00 | 18/10/2024