Tóm tắt - Bàn phím máy tính thường được sử dụng để nhập dữ liệu đầu vào cho một hệ thống máy tính, các dữ liệu có thể là văn bản thông thường hoặc thông tin cần được bảo mật như mật khẩu hay khóa. Bàn phím sử dụng các linh kiện điện tử, vì thế chúng sẽ gây ra bức xạ điện từ dẫn đến lộ lọt các thông tin khi gõ phím. Bài báo này trình bày về việc thu các tín hiệu bức xạ điện từ phát ra từ bàn phím PS/2 khi gõ phím qua các con đường khác nhau (nhiễu bức xạ trong không gian, nhiễu dẫn trên đường nguồn, qua mạng LAN). Từ đó, nghiên cứu xây dựng một module chương trình trên MATLAB để khôi phục lại tín hiệu gõ phím từ các dữ liệu thu được trong trường gần của bàn phím. Kết quả của cách tấn công trên kênh kề này là khôi phục trung bình được hơn 70% ký tự được gõ trong trường gần của bàn phím PS/2. Trường hợp tốt nhất kết quả có thể lên đến hơn 90% ký tự được gõ. Từ kết quả nghiên cứu trên, nhóm nghiên cứu rút ra kết luận, các loại bàn phím PS/2 đều phát ra các bức xạ điện từ gây mất mát thông tin và không an toàn để sử dụng khi nhập các thông tin cần được bảo mật.
REFERENCES [1]. Andrea Barisan Daniele Bianco, “Side Channel Attacks Using Optical Sampling of Mechanical Energy and Power Line Leakage”, Copyright Inverse Path Ltd, 2009. [2]. Asonov, D., and Agrawal, R., “Keyboard Acoustic Emanations”, In IEEE Symposium on Security and Privacy, 2004. [3]. Blzarotti, D., Cova, M., and Vigna, G., “Clearshot: Eavesdropping on keyboard input from video”, In IEEE Symposium on Security and Privacy, 2008. [4]. Kuhn, M. G., “Compromising Emanations: Eavesdropping risks of Computer Displays”, Technical Report, 2003. [5]. John V. Monaco, “SoK: Keylogging Side Channels”, IEEE Symposium on Security and Privacy, 2018. [6]. Lizhuang, Fengzhou, J. D. Tygar, “Keyboard Acoustic Emanations Revisited”, In Proceedings of the 12th ACM Conference on Computer and Communications Security, November 2005. [7]. Loughry, J., and Umphress, D. A., “Information leakage from optical emanations”, ACM Trans. Inf. Syst. Secur, 2002. [8]. Martin Vuagnoux, Sylvain Pasini, “Compromising Electromagnetic Emanations of Wired and Wireless Keyboards”, Security and Cryptography Laboratory, 2007-2009. [9]. Smulders, P., “The Threat of Information Theft by Reception of Electromagnetic Radiation from RS-232 Cables”, Computers and Security, 1990. [10]. Tuttlebee, W., “Software Defined Radio: Enabling Technologies”, John Wiley and Sons, England, 2003. [11]. Tzipora Halevi, Nitesh Saxena, “Keyboard acoustic side channel attacks: exploring realistic and security-sensitive scenarios”, International Journal of Information Security, Springer, 2014. [12]. Van Eck, W., “Electronagmetic radiation from video Display Units: An eavesdropping risk?”, Comput. Secur, 198. |
Thông tin trích dẫn: M.Sc. Duc Chinh Bui, M.Sc. The Minh Ngo, Ngoc Vinh Hao Nguyen, M.Sc. Manh Tuan Pham, “Information Leakage Through Electromagnetic Radiation of PS/2 Keyboard”, Nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực An toàn thông tin, Tạp chí An toàn thông tin, Vol. 10, pp. 51-60, No. 02, 2019.
Duc Chinh Bui, The Minh Ngo, Ngoc Vinh Hao Nguyen, Manh Tuan Pham
08:00 | 26/03/2020
10:00 | 06/04/2020
10:00 | 12/11/2019
13:00 | 22/10/2024
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành hiện thực, một phần không nhỏ nhờ công nghệ Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) và các mạng 5G dùng riêng. Đến năm 2029, thị trường cách mạng công nghiệp 4.0 dự kiến sẽ đạt giá trị 377,30 tỷ USD. Bà Marie Hattar, Phó Chủ tịch cấp cao Keysight Technologies (Hoa Kỳ), đã chia sẻ tầm quan trọng của 5G trong hành trình cách mạng công nghiệp 4.0.
13:00 | 17/06/2024
Để tăng cường tính bảo mật và khắc phục các lỗ hổng, Microsoft thường phát hành định kỳ những bản cập nhật dành cho Windows, trong đó có các bản vá Patch Tuesday hàng tháng. Việc nắm bắt các bản vá này rất quan trọng để chủ động phòng tránh trước các mối đe dọa mạng. Bài viết này đưa ra quy trình cập nhật bản vá bảo mật Windows trên các máy trạm dành cho người dùng cuối, việc thực hiện cập nhật trên máy chủ Windows Server thực hiện tương tự.
10:00 | 17/05/2024
Mã độc không sử dụng tệp (fileless malware hay mã độc fileless) còn có tên gọi khác là “non-malware”, “memory-based malware”. Đây là mối đe dọa không xuất hiện ở một tệp cụ thể, mà thường nằm ở các đoạn mã được lưu trữ trên RAM, do vậy các phần mềm anti-virus hầu như không thể phát hiện được. Thay vào đó, kẻ tấn công sử dụng các kỹ thuật như tiêm lỗi vào bộ nhớ, lợi dụng các công cụ hệ thống tích hợp và sử dụng các ngôn ngữ kịch bản để thực hiện các hoạt động độc hại trực tiếp trong bộ nhớ của hệ thống. Bài báo tìm hiểu về hình thức tấn công bằng mã độc fileless và đề xuất một số giải pháp phòng chống mối đe dọa tinh vi này.
10:00 | 03/10/2023
Với sự gia tăng nhanh chóng của các mối đe dọa mạng tinh vi, các tổ chức ngày nay đang phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc ngăn chặn và giảm thiểu các cuộc tấn công mạng. Để chống lại điều này, việc chia sẻ và phân tích thông tin tình báo về mối đe dọa vì thế càng trở nên mang tính cấp thiết và quan trọng. Nền tảng chia sẻ thông tin phần mềm độc hại (MISP) chính là một khuôn khổ nổi bật nhằm tạo điều kiện trao đổi thông tin tình báo về mối đe dọa giữa các tổ chức và cộng đồng an ninh mạng. Bài viết này cung cấp đánh giá cơ bản về nền tảng MISP, thảo luận về kiến trúc, các tính năng chia sẻ mối đe dọa cũng như những triển vọng của nó trong việc thúc đẩy phòng thủ an ninh mạng chủ động.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Nhằm trang bị cho người dân “vũ khí” chống lừa đảo trên không gian mạng, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) triển khai chiến dịch quốc gia với 5 nhóm kỹ năng thiết yếu, từ nhận biết dấu hiệu lừa đảo đến xử lý tình huống khi bị tấn công.
10:00 | 18/10/2024