TẤN CÔNG TIÊM LỖI
FIA là tấn công được thực hiện một cách cố ý lên với mục đích làm cho thiết bị rò rỉ khóa bí mật [1]. Các lỗi được đưa vào sẽ gây trục trặc tạm thời cho thiết bị dưới dạng nhiễu loạn (do lỗi lật 1 hay vài bit bộ nhớ). Vì thiết bị vẫn tiếp tục hoạt động nên sự nhiễu loạn được lan truyền đến các vị trí nhớ khác, rồi dần gây lỗi và làm sai lệch kết quả đầu ra (còn gọi là các bản mã lỗi). Nếu lỗi được tiêm vào chính xác và có những thuộc tính xác định, tin tặc có thể sử dụng bản mã lỗi đó để tìm ra khóa bí mật.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, các đối xứng và bất đối xứng đều dễ bị tấn công trước FIA. Năm 1997, Boneh, DeMillo và Lipton đã chỉ ra rằng việc triển khai RSA sử dụng định lý phần dư Trung Hoa (Chinese Remainder Theorem - CRT) có thể dễ dàng bị phá vỡ bằng cách sử dụng các lỗi [2]. Cũng trong năm đó, Biham và Shamir đã công bố một tấn công được biết đến là phân tích lỗi vi sai (Differential Fault Analysis - DFA), tấn công này có thể phá vỡ hầu hết các hệ thống mật mã đối xứng [3]. DFA có thể tìm được khóa của thuật toán mật mã bằng cách kiểm tra sự khác biệt giữa một bản mã đúng và một bản mã bị lỗi. Tấn công DFA có thể thực hiện thành công trên một số thuật toán mật mã như AES, TWOFISH, PRESENT [4]. Ngày nay, sau khi các cuộc tấn công này được công bố, bên cạnh (Side Channel Attack - SCA) thì FIA cũng là cách tấn công được quan tâm nhiều trong bảo mật phần cứng. Ngoài DFA còn có nhiều phương pháp phân tích đã được công bố như tấn công phân tích lỗi không hiệu quả theo thống kê (Statistical Ineffective Fault Analysis - SIFA), phân tích độ nhạy lỗi (Fault Sensitivity Analysis - FSA), tấn công lỗi mẫu (Fault Template Attacks - FTA) và sự kết hợp giữa FIA và SCA.
Quý độc giả quan tâm vui lòng đọc tiếp tại đây.
TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Barenghi, L. Breveglieri, I. Koren, D. Naccache, Fault Injection Attacks on Cryptographic Devices: Theory, Practice, and Countermeasures, Proceedings of the IEEE, page 3056-3076, 2012. [2]. Bozzato, R. Focardi, and F. Palmarini. Shaping the glitch: optimizing voltage fault injection attacks. IACR Transactions on Cryptographic Hardware and Embedded Systems, pages 199-224, 2019. [3]. Boneh, R. A. DeMillo, and R. J. Lipton. On the importance of checking cryptographic protocols for faults. In International conference on the theory and applications of cryptographic techniques, pages 37-.51. Springer, 1997. [4]. Samyde, S. Skorobogatov, R. Anderson, and J.-J. Quisquater. On a New Way to Read Data from Memory. In First International IEEE Security in Storage Workshop, pages 65-69. IEEE Computer Society, 2002 |
TS. Đỗ Quang Trung, Nguyễn Như Chiến, Trần Thị Hạnh (Học viện Kỹ thuật mật mã)
10:00 | 24/02/2021
14:00 | 23/05/2024
15:00 | 23/11/2020
10:00 | 07/06/2024
Bảo đảm an ninh mạng rất đóng vai trò quan trọng, giúp bảo vệ dữ liệu, hệ thống và mạng của tổ chức, doanh nghiệp khỏi các cuộc tấn công của tội phạm mạng. Các cuộc tấn công này có thể làm gián đoạn, gây tổn thất về dữ liệu và chi phí cho doanh nghiệp. Các chuyên gia bảo mật thuộc Công ty An ninh mạng Viettel đã đưa ra khuyến nghị về năm cách bảo vệ hệ thống dành cho doanh nghiệp, nếu áp dụng chính xác có thể giảm thiểu tới 90% các cuộc tấn công mạng.
09:00 | 28/04/2024
Thời gian gần đây, lĩnh vực an toàn thông tin ghi nhận hình thức bảo mật Bug Bounty đang ngày càng nở rộ. Tuy nhiên, bên cạnh những số liệu khủng về giải thưởng, lỗ hổng được phát hiện, vẫn có những ý kiến trái chiều về hiệu quả thực sự mà Bug Bounty đem lại cho các tổ chức, doanh nghiệp.
14:00 | 04/03/2024
Ngày nay, tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội đều có xu hướng tích hợp và tự động hóa, trong đó các giao dịch số là yêu cầu bắt buộc. Do vậy, các tấn công lên thiết bị phần cứng, đặc biệt là các thiết bị bảo mật có thể kéo theo những tổn thất to lớn như: lộ thông tin cá nhân, bị truy cập trái phép hoặc đánh cắp tài khoản ngân hàng,… So với các loại tấn công khác, tấn công kênh kề hiện đang có nhiều khả năng vượt trội. Trong bài báo này, nhóm tác giả sẽ trình bày sơ lược về kết quả thực hành tấn công kênh kề lên mã khối Kalyna trên hệ thống Analyzr của Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công thành công và khôi phục đúng 15 byte khóa trên tổng số 16 byte khóa của thuật toán Kalyna cài đặt trên bo mạch Nucleo 64.
13:00 | 29/12/2023
Hiện nay, số lượng các vụ tấn công mạng trên ứng dụng web đang có xu hướng ngày càng gia tăng cả về quy mô lẫn mức độ tinh vi, với mục tiêu nhắm vào các dịch vụ cơ sở trọng yếu, khối tài chính, ngân hàng và các tổ chức/doanh nghiệp (TC/DN) lớn. Hậu quả của các cuộc tấn công này có thể là giả mạo giao dịch, gián đoạn hoạt động kinh doanh hay vi phạm dữ liệu, dẫn đến nguy cơ rò rỉ thông tin và mất mát dữ liệu quan trọng. Điều này gây ra nhiều thiệt hại đáng kể về tài chính cũng như uy tín của các TC/ DN. Bài báo sẽ trình bày thực trạng về bảo mật ứng dụng web năm 2023 dựa trên báo cáo của công ty an ninh mạng OPSWAT, cùng các giải pháp phòng tránh mối đe dọa tấn công mạng này.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Nhằm trang bị cho người dân “vũ khí” chống lừa đảo trên không gian mạng, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) triển khai chiến dịch quốc gia với 5 nhóm kỹ năng thiết yếu, từ nhận biết dấu hiệu lừa đảo đến xử lý tình huống khi bị tấn công.
10:00 | 18/10/2024